Bài soạn Tuần 11 - Lớp 5

Bài soạn Tuần 11 - Lớp 5

Tập đọc : CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :

- Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên ( bé Thu ) ; giọng hiền từ ( người ông)

- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu

 ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )

II.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Một số tranh, ảnh về cây hoa trên ban công các ngôi nhà ở thành phố.

III.Các hoạt động dạy, học:

A.Kiểm tra bài cũ:

B.Bài mới:

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tuần 11 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 
Tập đọc : CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS : 
- Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên ( bé Thu ) ; giọng hiền từ ( người ông) 
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu 
	( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
II.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Một số tranh, ảnh về cây hoa trên ban công các ngôi nhà ở thành phố.
III.Các hoạt động dạy, học: 
A.Kiểm tra bài cũ: 
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: (1’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc (11’)
Mục tiêu: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi) và nội dung bài văn.
Tiến hành:
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
- GV chia bài thành ba đoạn ( SGV ).
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Luyện đọc từ khó:nhọn hoắt, xoa đầu
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ: săm soi, cầu viện.
- Gọi HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.(10’)
Mục tiêu: Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi SGK/102.
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa bài văn.
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (10’)
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài.
Tiến hành:
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc.
- Cho cả lớp đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV và HS nhận xét.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò(4’)
- 1 HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài nhiều lần.
- Chuẩn bị bài sau:Tiếng vọng.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS luyện đọc.
- HS luyện đọc
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa.
- HS theo dõi.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ hai ngày 
Toán : LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt: 	Giúp HS biết:
- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với số thập phân.
* BT cần làm: BT1, 2(a,b), 3(cột1), 4	* HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại
- Thích thú học tập, tìm niềm đam mê khi học toán.
II.Đồ dùng dạy học: 	- Phiếu bài tập 2/52.
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 4/52.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.
- Muốn cộng nhiều số thập phân ta có thể thực hiện như thế nào?
 Đặt tính rồi tính: a) 28,16 + 7,93 + 4,05 b) 6,6 + 19,76 + 0,64
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2. (14’)
Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
Tiến hành: 
Bài 1/52:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc trên bảng con.
- GV nhận xét.
Bài 2/52: (a,b)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài trên phiếu.
- 2 HS làm bài trên bảng.
- GV sửa bài, nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 3, 4. (16’)
Mục tiêu: So sánh các số thập phân, giải bài toán với số thập phân.
Tiến hành: 
Bài 3/52: ( cột 1)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng, GV nhận xét.
Bài 4/52: * HS khá, giỏi làm thêm 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng nếu còn thời gian.
- GV sửa bài, nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò(4’)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu em nào làm bài sai về nhà sửa lại bài vào vở.
-chuẩn bị bài sau: Trừ hai số thập phân.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc trên bảng con.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm việc trên phiếu.
- Kết quả SGV/111.
* HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- Kết quả SGV/111.
- 1 HS đọc đề.
- HS tóm tắt và giải.
- 1 HS làm bài trên bảng.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Thứ . ba. ngày 
Chính tả :	(Nghe-viết) : LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
- Làm được BT2 (a/b) hoặc BT3 (a/b), hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
Tích hợp giáo dục BVMT:Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT.
II.Đồ dùng dạy học:
- Một số phiếu viết từng cặp chữ ghi tiếng cột dọc ở BT 2a hay 2b để HS bốc thăm
- Bút dạ, giấy khổ to để các nhóm thi tìm từ nhanh theo yêu cầu ở BT 3.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: 
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy. (1’)
* Hoạt động 1: HS viết chính tả.(16’)
Mục tiêu: Nghe – viết đúng chính tả một đoạn trong Luật bảo vệ môi trường.
Tiến hành:
- GV đọc Điều 3, khoản 3 trong luật bảo vệ môi trường.
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm laiï bài chính tả.
- GV nhắc nhở HS quan sát chú ý những vấn đề sau:
+ Cách trình bày luật.
+ Những chữ viết hoa.
+ Những từ ngữ dễ viết sai: phòng ngừa, ứng phó, suy thoái. . - GV đọc cho HS viết.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm 5-7 quyển, nhận xét.
giáo dục HS :Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về BVMT.
* Hoạt động 2: Luyện tập.(15’)
Mục tiêu: Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng.
Tiến hành:
Bài2/104:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS làm bài vào vở bài tập.
- GV tiến hành cho HS bốc thăm các cặp âm, vần cần phân biệt và thi viết các từ ngữ chứa tiếng có âm vần đó.
- GV và HS nhận xét.
Bài 3/104:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV chọn một trong hai bài tập, tiến hành tương tự các bài tập tiết trước.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò(4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò ghi nhớ cách viết chính tả các từ ngữ đã luyện tập 
- Chuẩn bị bài sau: Nghe- viết: Mùa thảo quả.
- 1 HS nhắc lại đề.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm.
- HS viết bảng con từ dễ viết sai.
- HS viết chính tả.
- Soát lỗi.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm VBT.
- HS thi tìm từ.
- HS sửa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS chơi trò chơi tiếp sức
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Toán : 	TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I. Yêu cầu cần đạt: 	Giúp HS:
- Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
* BT cần làm: BT1(a,b), 2(a,b), 3	* HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại
- Thích thú học tập, tìm niềm đam mê khi học toán.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết ví dụ 1/53.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -	Kiểm tra 2 HS.
 Đặt tính rồi tính: 
 23,75 + 8,42 + 19,83 	48,11 + 26,85 + 8,07
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện trừ hai số thập phân. (9’)
Mục tiêu: Giúp HS: Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
Tiến hành: 
- GV nêu ví dụ 1 trong SGK /53.
- GV hướng dẫn HS chuyển từ số thập phân thành số tự nhiên, sau đó chuyển đổi đơn vị đo để nhận kết quả của phép trừ.
- GV hướng dẫn HS đặt tính như SGK.
- Từ kết quả trên cho HS tự nêu cách trừ hai số thập phân.
- Gọi 2 HS nhắc lại.
* Hoạt động 2: Luyện tập. (22’)
Mục tiêu: Bước đầu có kỹ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kỹ năng đó trong giải bài toán có nội dung trong thực tế.
Tiến hành: 
Bài 1/54: (a,b)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS thực hiện trên bảng con.
- GV nhận xét.
Bài 2/54: (a,b)
- GV tiến hành tương tự bài tập 1.
Bài 3/54
- Gọi HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề và giải vào vở.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng.
- GV sửa bài, nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- Muốn trừ hai số thập phân ta có thể thực hiện như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau:Luyện tập.
- HS nhắc lại đề.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc ra nháp.
- 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện trên bảng con.
- Kết quả SGV/113.
* HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở.
- Kết quả SGV/113.
- 1 HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ tư ngày 
Kể chuyện : NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
I.Mục tiêu: 
-Kể được từng đươc từng được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý (BT1); tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí (BT2). Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện.
Tích hợp GD BVMT: giáo dục ý thức BVMT , không săn bắt các loài động vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.
II.Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ trong SGK phóng to (nếu có điều kiện).
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) - 1 HS kể chuyện.
 - HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc ở nơi khác.
 	 - GV nhận xét bài cũ.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bàiL1’)
* Hoạt động 1: GV kể chuyện. (10’)
Mục tiêu: Giúp HS nắm được câu chuyện và biết cách kể chuyện.
Tiến hành:
- GV kể lần 1, giọng kể chậm rãi, diễn tả rõ lời nói của từng nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẻ đẹp của con nai, tâm trạng của người đi săn.
- GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh. GV kể 4 đoạn ứng với 4 tranh, đoạn 5 để HS suy nghĩ.
* Hoạt động 2: HS kể chu ... c chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: 
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.(1’)
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.(15’)
Mục tiêu: Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng tre; mây, song.
Tiến hành: 
- GV phát cho các nhóm phiếu học tập và yêu cầu các nhóm đọc thông tin SGK kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung.
KL:GV chốt lại đáp án đúng.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.(16’)
Mục tiêu: Nhận ra một số đồ dùng hàng ngày làm bằng tre, mây, song. Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK/47, GV yêu cầu HS nêu tên các đồ dùng có trong từng hình đồng thời xác định xem đồ dùng đó được làm từ vật liệu tre hay song, mây.
- GV yêu cầu thư ký ghi kết quả làm việc vào bảng (theo mẫu SGV/90).
- Gọi đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
KL:GV đi đến kết luận SGV/91.
Tích hợp GD BVMT: giúp HS nắm đặc điểm chính của tre, mây, song.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- Nêu đặc điểm và ứng dụng của tre?
- Nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Sắt, gang , thép.
- HS nhắc lại đề.
- HS làm việc với SGK để hoàn thành phiếu bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
- HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ sáu ngày 
Tập làm văn : LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN 
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Viết được lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lý do kiến nghị, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
Tích hợp GD BVMT:gd HS bảo vệ môi trường qua 2 đề làm đơn.
II.Đồ dùng dạy học: 
Vở BT in mẫu đơn. Bảng lớp viết mẫu đơn (như SGV).
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.
- Gọi 2 HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.(1’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết đơn.(9’)
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
Tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV mở bảng phụ đã trình bày mẫu đơn, gọi 1-2 HS đọc lại.
- GV cùng HS trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn.
* Hoạt động 2: HS viết đơn.(22’)
Mục tiêu: Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
Tiến hành: 
- Gọi 1 vài HS nói về đề bài em đã chọn.
- HS viết đơn vào vở.
- HS tiếp nối nhau đọc lá đơn.
- GV GD HS BVMT
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò(4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại đơn cho hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài sau: Cấu tạo của bài văn tả người.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc lại mẫu đơn.
- Trao đổi với nhau về nội dung cần lưu ý.
- HS trình bày bài đã chọn.
- HS làm việc cá nhân.
- HS đọc lá đơn.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Thứ sáu ngày 
Toán : NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. Yêu cầu cần đạt: 	Giúp HS:
- Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Biết giải toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
* BT cần làm: BT1, 3	* HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại
- Thích thú học tập, tìm niềm đam mê khi học toán.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết ví dụ 1/55.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng : Tính bằng cách thuận tiện nhất.
 	14,75 + 8,96 + 6,25 	66,79 – 18,89 – 12,11
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.(1’)
* Hoạt động 1: Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.(14’)
Mục tiêu: Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Tiến hành: 
- GV treo bảng phụ có ví dụ 1.
- GV yêu cầu HS nêu tóm tắt.
- Muốn tìm chu vi hình tam giác ta thực hiện như thế nào?
- GV hướng dẫn HS đổi 1,2m sang dm sau khi thực hiện phép nhân xong, chuyển kết quả sang m.
- GV hướng dẫn HS đặt tính và tính.
- Ví dụ 2 GV tiến hành tương tự như vậy.
- GV rút ra ghi nhớ SGK/56 - Gọi 2 HS nhắc lại .
* Hoạt động 2: Luyện tập.(17’)
Mục tiêu: Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số thập phân.
Tiến hành: 
Bài 1/56: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
 - Yêu cầu HS làm bài trên bảng con.
 - GV nhận xét.
Bài 2/56: * HS khá, giỏi làm thêm
 -HS làm vào vở.
 - GV chữa bài.
Bài 3/56: - Gọi HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải.
 - GV chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò(4’)
- Muốn nhân một phân số với một số tự nhiên, ta có thể thực hiện như thế nào?
- GV nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau: 
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS tóm tắt.
- Độ dài 1 cạnh nhân 3.
- HS lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài trên bảng con.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS tự tóm tắt và giải.
- 1 HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Điạ lý : LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản ở nước ta:	+ Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
	+ Ngành thuỷ sản gồm cá hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.
*HS khá giỏi:	
+ Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản: vùng biển rộng có nhiều thuỷ sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản ngày càng cao.
+ Biết các biện pháp bảo vệ rừng.
* Tích hợp giáo dục SDNLTK và HQ:
-Nhận xét về sự thay đổi rừng ở nước ta; nguyên nhân của sự thay đổi đó.
-Sơ lược một số vài nét về tình hình khai thác rừng( gỗ) ở nước ta.
-Các biện pháp nhà nước đã thực hiện để bảo vệ rừng.
II.Đồ dùng dạy học: 	- Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
- Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) Kiểm tra 2 HS.
	HS1: Hãy kể một số loại cây trồng ở nước ta. Loại cây nào được trồng nhiều nhất?
	HS2: Hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta. Chúng được nuôi nhiều ở đâu?
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.(1’)
* Hoạt động 1: Lâm nghiệp.(8’)
Mục tiêu: Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và TLCH trong SGK / 89.
KL: GV rút ra kết luận SGV/103.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.(12’)
Mục tiêu: HS biết: Dựa vào sơ đồ, biểu đồ để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp ở nước ta.
Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và TLCH trong SGK.
- Gọi đại diện nhóm trình bày câu trả lời.
* Tích hợp giáo dục SDNLTK và HQ:
-Nhận xét về sự thay đổi rừng ở nước ta; nguyên nhân của sự thay đổi đó.
-Sơ lược một số vài nét về tình hình khai thác rừng( gỗ) ở nước ta.
- Nêu biện pháp bảo vệ rừng?
KL: GV nhận xét, rút ra kết luận SGV/103.
* Hoạt động 3: Ngành thuỷ sản.(9’)
Mục tiêu: Dựa vào biểu đồ để hiểu sự phát triển của ngành thuỷ sản.
Tiến hành: 
- GV nêu : Hãy kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK/90.
- Gọi HS trình bày theo từng ý trong câu hỏi.
- GV hỏi: nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản?
KL: GV nhận xét, rút ra ghi nhớ SGK/90.
- Gọi 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò(4’)
- Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?
- Ngành thuỷ sản phân bố chủ yếu ở đâu?
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau:Công nghiệp.
- HS nhắc lại đề.
- Làm việc cả lớp.
- HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi.
- HS trình bày câu trả lời.
- HS trả lời.
-HS khá, giỏi trả lời.
- HS phát biểu.
- HS trả lời câu hỏi.
-HS khá, giỏi trả lời.
- 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
SINH HOẠT LỚP
Ngày dạy: 12/11/2010
Mục tiêu: 
Kiểm tra tình hình thực hiện nề nếp, ý thức học tập của hs.
Đánh giá chung về việc thực hiện kế hoạch ở tuần 11.
Phổ biến kế hoạch tuần 12.
Các hoạt động lên lớp:
A) Kiểm tra: Nêu lại những việc đã làm được chưa làm được ở tuần 11
B) Bài mới::
Kiểm điểm lại tình hình thực hiện nề nếp, học tập của hs trong tuần 11:
Truy bài đầu giờ: tương đối tốt.
Xếp hàng ra vào lớp: nhanh, trật tự.
Thể dục giữa giờ: tập đúng, xếp hàng nhanh.
Vệ sinh lớp: sạch sẽ.
Chuyên cần: không vắng.
Đánh giá công tác tuần 11.
Nhìn chung các em có chuẩn bị bài tốt, không khí lớp học khá sôi nổi. Tuy nhiên 1 số hs khi lên lớp vẫn chưa chuẩn bị bài tốt: Trâm
Phổ biến kế hoạch 12. 
Tiếp tục duy trì các nề nếp có sẵn.
Hình thành đôi bạn học tập.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kế hoạch định kì tuần 12.
Cần phát huy các mặt mạnh và hạn chế mặt yếu kém.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11.doc