Bài soạn Tuần 10 - Lớp 5

Bài soạn Tuần 10 - Lớp 5

Môn: Tập đọc ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)

I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.

* HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

II.Đồ dùng dạy học:

- Phiếu viết tên từng bài đọc và HTL trong 9 tuần học sách Tiếng Việt 5.

- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng nội dung ở bài tập 1.

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tuần 10 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 
Môn: Tập đọc 	ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.
* HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu viết tên từng bài đọc và HTL trong 9 tuần học sách Tiếng Việt 5.
- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng nội dung ở bài tập 1.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.(18’)
Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm tập đọc va øHTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc –hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Tiến hành: 
- Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- GV yêu cầu HS đọc một đoạn hay cả bài trong SGK.
- GV đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
- GV nhận xét, cho điểm theo yêu cầu của Vụ Giáo dục Tiểu học.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. (13’)
Mục tiêu: Lập được bản thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm Việt Nam –Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên
Tiến hành: 
Bài 2/95:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV phát phiếu, giao việc cho các nhóm. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
- GV và HS nhận xét. GV chốt lại kết quả đúng.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng, đọc diễn cảm tốt các bài thơ đã ôn tập, đọc trước bài chính tả nghe viết ở tiết ôn tập 2.
- HS nhắc lại đề.
- HS lên bốc thăm để kiểm tra.
* HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ hai ngày 
Toán : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt: 	Giúp HS biết:
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. 
- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
- Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tỉ số”.
* BT cần làm: BT1, 2, 3, 4
- Thích thú học tập, tìm niềm đam mê khi học toán.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung bài tập 4/49.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: 4’- Kiểm tra 2 HS.
- Gọi 2 HS làm bảng sửa các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của các tiết học trước.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. (7’)
Mục tiêu: Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.
Tiến hành: 
Bài 1/48:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm nháp.
- Gọi HS đọc kết quả làm việc.
- GV và HS nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3.v(14’)
Mục tiêu: So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
Tiến hành: 
Bài 2/49 :
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS đổi 4 số sau đó chọn kết quả đúng.
Bài 3/49:
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 4.(10’)
Mục tiêu: Giải b.toán l. quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tỉ số”
Tiến hành: 
Bài 4/49:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt.
- Bài toán có thể giải theo những cách nào?
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu về nhà làm vở bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra ĐKGKI.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm nháp.
- HS phát biểu.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc nhóm đôi.
- Kết quả SGV/103.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bảng con.
- 1 HS đọc đề bài.
- 2 cách: “rút về đơn vị” và “tỉ số”
- HS làm bài vào vở.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
 Chính tả ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2)
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1.
- Nghe – viết đúng bài chính tả, tốc đọ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi. 
Tích hợp giáo dục BVMT:GD ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại thiên nhiên và tài nhiên đát nước.
II.Đồ dùng dạy học: 
	Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1).
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. (14’)
Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm tập đọc vàHTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc –hiểu (HS trả lời1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Tiến hành: 
- GV tiến hành tương tự như tiết 1.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả. (16’)
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng. 
Tiến hành: 
- GV đọc mẫu bài viết.
- Giải thích cho HS hiểu nghĩa các từ ngữ khó.
- Hướng dẫn HS hiểu nội dung của bài.
- Luyện viết các từ dễ viết sai chính tả.
- GV đọc cho HS viết như các tiết chính tả trước.
giáo dục BVMT:GD ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại thiên nhiên và tài nhiên đát nước.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại các lỗi sai ở bài chính tả.
- Chuẩn bị bài sau: ôn tiết 3.
- HS nhắc lại đề.
- HS kiểm tra đọc.
- HS lắng nghe.
- Luyện viết từ khó.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Luyện từ và câu ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 3)
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1.
- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2)
* HS khá, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn (BT2)
II.Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1).
- Tranh, ảnh minh hoạ nội dung các bài văn miêu tả đã học (nếu có).
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.(20’)
Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm tập đọc vàHTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc –hiểu (HS trả lời1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Tiến hành: 
- GV tiến hành kiểm tra đọc như tiết 1.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.(10’)
Mục tiêu: Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã đọc là văn miêu tả đãhọc trong ba chủ điểm : Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học.
Tiến hành: 
Bài 2/96:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc.
- GV và cả lớp nhận xét. GV khen những HS biết chọn những chi tiết hay và có lời lý giải đúng, thuyết phục.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò(4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục đọc diễn cảm bài văn miêu tả đã ôn tập, hoàn thiện bảng tóm tắt nội dung chính của các truỵên; chuẩn bị ôn tập tiết 4 về từ ngữ đã học theo chủ điểm.
-HS nhắc lại đề.
- Kiểm tra đọc.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày kết quả làm việc.
* HS khá, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Toán : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ( Giữa học kì 1 )
.
Thứ tư ngày .
Tập đọc ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 5) 
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1.
- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
* HS khá, giỏi thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1).
- Một số trang phục, đạo cụ đơn giản để HS diễn vở kịch Lòng dân.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. (15’)
Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc –hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Tiến hành: 
- GV tiến hành kiểm tra như tiết 1.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.(16’)
Mục tiêu: Nắm được tính cách của các nhân vật trong vở kịch Lòng dân ; phân vai, diễn lại sinh động một trong 2 đoạn kịch, thể hiện đúng tính cách nhân vật.
Tiến hành: 
Bài 2/97:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV nhắc nhở HS lưu ý 2 yêu cầu:
+ Nêu tính cách một số nhân vật.
+ Phân vai để diễn một trong hai đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm vở kịch Lòng dân, phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch.
- GV tổ chức cho HS diễn kịch theo nhóm.
+ Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch.
+ Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch hay nhất, diễn viên giỏi nhất.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò(4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Khích le ... ng bài: Nam hay nữ; từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1, 2, 3 SGK/ 42.
- GV gọi một số HS lên trả lời.
- GV và HS nhận xét.
KL: GV chốt lại kết quả đúng.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. (16’)
Mục tiêu: HS biết vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một số bệnh đã học.
Tiến hành: 
- GV hướng dẫn HS tham khảo sơ đồ phòng tránh bệnh viêm gan A trang 43/SGK.
- Sau đó, GV yêu cầu các nhóm chọn ra một bệnh để vẽ sơ đồ.
- GV yêu cầu các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- GV và HS nhận xét.
KL: GV chốt lại các ý đúng của HS.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nha øhoàn thành tranh vẽ.
- Chuẩn bị bài sau: ôn tập con người và sức khỏe(t2)
- HS nhắc lại đề.
- HS làm bài tập SGK.
- 1 số HS trình bày.
- HS xem SGK.
- Từng nhóm HS vẽ sơ đồ.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ sáu ngày .
Toán : 	TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. Yêu cầu cần đạt: 	Giúp HS biết :
- Tính tổng nhiều số thập phân .
- Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
* BT cần làm: BT1(a,b), 2, 3(a,c)	* HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại
- Thích thú học tập, tìm niềm đam mê khi học toán.
II.Đồ dùng dạy học: 	Bảng phụ viết nội dung bài tập 2/52.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (3’) -Kiểm tra 2 HS.
- Gọi HS làm bài trên bảng:Tìm số trung bình cộng của 254,55 và 185,45
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân.(12’)
Mục tiêu: Giúp HS: Biết tính tổng nhiều số thập phân (tương tự như tính tổng hai số thập phân).
Tiến hành: 
- GV nêu ví dụ như SGK/51.
- GV hướng dẫn HS đặt tính, sau đó yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc.
- GV và HS nhận xét.
- Ở ví dụ 2, GV tiến hành tương tự ví dụ 1.
* Hoạt động 2: Luyện tập. (19’)
Mục tiêu: Vận dụng để làm bài tập. Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
Tiến hành: 
Bài 1/51:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng con.
- GV nhận xét.
Bài 2/52:
- GV đưa bảng phụ có nội dung bài tập 2.
- GV yêu cầu HS từng hàng, từng cột, yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc.
Bài 3/52:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn, yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV chấm một số vở, nhận xét. 
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- Muốn cộng nhiều số thập phân ta thực hiện như thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau:Luyện tập.
- HS nhắc lại đề.
- HS theo dõi.
- HS làm việc vào nháp.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài trên bảng con.
- Kết quả SVG/110.
HS khá, giỏi: làm nhanh bài còn lại.
- HS làm theo nhóm đôi.
- Kết quả SVG/110.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- Kết quả SVG/110.
* HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại
- 1 HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Điạ lý : NÔNG NGHIỆP
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và sự phân bố nông nghiệp ở nước ta.
+ Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp.
+ Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên.
+ Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở các đồng bằng ; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở vùng núi và cao nguyên.
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta ( lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò, lợn )
- Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: láu gạo ở đồng bằng, cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
*HS khá giỏi:
	+ Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng, do đảm bảo nguồn thức ăn
	+ Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếulà cây xứ nóng , vì khí hậu nóng ẩm.7
* Tích hợp giáo dục SDNLTK và HQ:
- Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta; nguyên nhân của sự thay đổi đó.
-Sơ lược một số nét về tình hình khai thác rừng ở nước ta .
- Các biện pháp nhà nước đã thực hiện đã thực hiện bảo vệ rừng.
II.Đồ dùng dạy học: 	- Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
 	- Tranh, ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra 2 HS.	
- HS1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu?
- HS2: Phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì?
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học (1’)
* Hoạt động 1: Ngành trồng trọt.(8’)
Mục tiêu: HS biết: Ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp
Tiến hành: 
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi /87.
KL: GV nhận xét, chốt lại kết luận đúng SGV/100.
* Hoạt động 2: Ngành chăn nuôi. (12’)
Mục tiêu: HS biết: Chăn nuôi đang ngày càng phát triển.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và TLCH SGK/87.
- Gọi HS trình bày câu hỏi.
- Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng, do đảm bảo nguồn thức ăn.
KL:GV nhận xét, kết luận như SGV/101.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. (9’)
Mục tiêu: Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo trồng nhiều nhất. Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình, kết hợp vốn hiểu biết để trả lời câu hoỉ trong SGK.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- GV và HS nhận xét.
- Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếulà cây xứ nóng , vì khí hậu nóng ẩm.
KL: GV rút ra ghi nhớ SGK/88.
- Gọi 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ.
* Hoạt động 4 :Củng cố, dặn dò(4’)
- Hãy kể một số loại cây trồng ở nước ta. Loại cây nào được trồng nhiều nhất?
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau: Lâm nghiệp và thủy sản.
- HS nhắc lại đề.	
- HS đọc thông tin và TLCH
- HS phát biểu ý kiến.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS khá, giỏi trả lời.
- HS làm việc cá nhân.
- HS nêu ý kiến.
- HS khá, giỏi trả lời.
- 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ năm ngày 
Luyện từ và câu ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 7)
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
	Kiểm tra ( đọc ) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng giữa HKI ( nêu ở tiết 1, ôn tập )
II.Đồ dùng dạy học: 	- Bảng phụ chép bài thơ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: (1’)
* Hoạt động 1: Đọc thầm. (4’)
- Cho HS đọc thầm bài thơ.
* Hoạt động 2: Làm BT. (26’)
a) Hướng dẫn HS làm BT 1
- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại.
b) Hướng dẫn HS làm BT 2. 
(Cách tiến hành như BT 1)
c) Hướng dẫn HS làm các BT 3 # BT 10.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về làm và ghi lại các bài tập đã làm ở lớp vào vở.
- HS nhắc lại đề.
- HS đọc thầm bài thơ 
- HS dùng viết chì khoanh trịn ở chữ a, b, c hoặc d ở câu đúng.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ năm ngày 
 Tập làm văn ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 8)
KIỂÂM TRA (Viết)
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Kiểm tra ( đọc ) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng giữa HKI:
- Nghe – viết đúng chính tả ( tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15 phút); không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức bài thơ ( văn xuôi ).
- Viết được bài văn tả cảnh theo nội dung yêu cầu của đề bài 
II.Đồ dùng dạy học: 	- Bảng phụ ghi dàn ý chung về bài văn tả cảnh.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: (1’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn. (5’)
- GV ghi đề lên bảng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn dàn ý lên bảng.
* Hoạt động 2: HS làm bài. (30’)
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò(4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết học tuần 11.
- HS nhắc lại đề.	
- 2 HS đọc và phân tích đề .
- 1 HS đọc dàn ý.
- HS làm bài
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 10
SINH HOẠT LỚP
Ngày dạy: 6/11/2010
Mục tiêu: 
Kiểm tra tình hình thực hiện nề nếp, ý thức học tập của hs.
Đánh giá chung về việc thực hiện kế hoạch ở tuần 10.
Phổ biến kế hoạch tuần 11.
Các hoạt động lên lớp:
A) Kiểm tra: Nêu lại những việc đã làm được chưa làm được ở tuần 10
B) Bài mới::
Kiểm điểm lại tình hình thực hiện nề nếp, học tập của hs trong tuần 10:
Truy bài đầu giờ: tương đối tốt.
Xếp hàng ra vào lớp: nhanh, trật tự.
Thể dục giữa giờ: tập đúng, xếp hàng nhanh.
Vệ sinh lớp: sạch sẽ.
Chuyên cần: không vắng.
Đánh giá công tác tuần 10.
Nhìn chung các em có chuẩn bị bài tốt, không khí lớp học khá sôi nổi.
Phổ biến kế hoạch 11.
Tiếp tục duy trì các nề nếp có sẵn.
Hình thành đôi bạn học tập.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kế hoạch định kì tuần 11.
Cần phát huy các mặt mạnh và hạn chế mặt yếu kém.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc