Bài soạn Sinh học khối 8 - Tuần 4

Bài soạn Sinh học khối 8 - Tuần 4

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được:

 + Thành phần chính của bộ xương và được xác nhận vị trí của các xương chính ngay trên cơ thể mình.

 + Phân biệt được các loại xương: dài, ngắn, dẹp về hình thái và cấu tạo.

 + Phân biệt được các khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động.

2. Kỹ năng:- Quan sát mô hình nhận biết kiến thức.

 - Phân tích, so sánh, tổng hợp,khái quát, hoạt động nhóm.

3. Thái độ: - GD ý thức giữ gìn, vệ sinh bộ xương.

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV.

 - Mô hình xương người, xương thỏ,tranh cấu tạo một đốt sống điển hình.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Sinh học khối 8 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4. 
Lớp.....tiết ... , ngày ... / ... / ....... sĩ số ....., vắng :....
CHƯƠNG II. VẬN ĐỘNG.
TIẾT 7
 BÀI 7. BỘ XƯƠNG.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
	 + Thành phần chính của bộ xương và được xác nhận vị trí của các xương chính ngay trên cơ thể mình.
	 + Phân biệt được các loại xương: dài, ngắn, dẹp về hình thái và cấu tạo.
	 + Phân biệt được các khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động.
2. Kỹ năng:- Quan sát mô hình nhận biết kiến thức.
	 - Phân tích, so sánh, tổng hợp,khái quát, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: - GD ý thức giữ gìn, vệ sinh bộ xương.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV.
	 - Mô hình xương người, xương thỏ,tranh cấu tạo một đốt sống điển hình.
2.Học sinh: - SGK, vở ghi, học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cấu tạo và chức năng của nơron?
	 - Đáp án: mục I bài 6.
2. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG 1
 TÌM HIỂU CÁC PHẦN CỦA XƯƠNG.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- YC HS chia nhóm QS hình 7.1 -> 7.3 và nghiên cứu thông tin SGK/ 25 thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
+ Bộ xương gồm mấy phần? Nêu đặc điểm của mỗi phần?
+ Bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng thể hiện ở đặc điểm nào?
+ Xương tay và xương chân có đặc diểm gì? ý nghĩa?
+ Bộ xương có vai trò gì?
- Chia nhóm QS, nghiên cứu thông tin thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Nêu các phần và đặc điểm của xương.
+ Nêu sự thích nghi của bộ xương.
+ Nêu đặc điểm của xương tay và xương chân.
+ Nêu vai trò của xương. 
I.Các phần chính của xương.
- Bộ xương gồm 3 phần:
+ Xương đầu.
+ Xương thân.
+ xương chi.
- Tạo khung giúp cơ thể có hinh dáng nhất định.
- Chỗ bám cho các cơ, giúp cơ thể vận động.
- Bảo vệ các nội quan.
 HOẠT ĐỘNG 2
 TÌM HIỂU CÁC KHỚP XƯƠNG.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- YC HS đọc và nghiên cứu thông tin cho biết thế nào là một khớp xương? Có mấy loại khớp xương?
- YC HS chia nhóm thảo luận, QS hình, nghiên cứu kiến thức, liên hệ bản thân trả lời các câu hỏi:
+ Mô tả 1 khớp động?
+ Khả năng cử động của khớp động khác nhau như thế nào?
Vì sao có sự khác nhau đó?
+ Nêu đặc điểm của khớp bán động?
+ Trong bộ xương người loại khớp nào chiếm nhiều hơn? Điều đó có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?
- Nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi.
- Chia nhóm thảo luận nghiên cứu thông tin, QS hình, liên hệ bản thân trả lời các câu hỏi.
+ Mô tả khớp động.
+ So sánh trả lời và giải thích..
+ Nêu đặc điểm khớp bán động.
+ Suy nghĩ trả lời. 
III. Các khớp xương.
- Khớp xương là sự tiếp nối giữa các đầu xương.
- Loại khớp:
+ Khớp động.
+ Khớp bán động.
+ Khớp bất động.
3. Củng cố: 
	- YC HS lên bảng xác định lại các các xương ở mỗi phần cơ thể.
4. Dặn dò: 
	- YC HS về học bài và chuẩn bị bài mới.
 Lớp.....tiết ... , ngày ... / ... / ....... sĩ số ....., vắng :....
TIẾT 8 
BÀI 8 – CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Học sinh nắm được:
	 + Cấu tạo chung của xương dài từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.
	 + Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh tính chất đàn hồi và rắn chắc của xương.
2. Kỹ năng: - QS tranh, thí nghiệm rút ra kiến thức.
	- Tiến hành thí nghiệm đơn giản trong giờ học lý thuyết, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: - GD ý thức giữ gìn, vệ sinh bộ xương, liên hệ với bản thân ở tuôpỉ dậy thì phải giữ gìn bộ xương như thế nào.
II. Tích hợp: Kĩ năng sống.
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài.
	- Kĩ năng hợp tác nhóm để chuẩn bị mẫu và quan sát
	- Kĩ năng chia sẻ thông tin đã quan sát được
	- Kĩ năng quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: 
	- Giáo án, SGK, SGV.
	- Tranh vẽ hình 8.1 -> 8.4 SGK.
	- Hai xương đùi ếch, panh, đèn cồn, cốc nước lã, cốc đựng dung dịch HCl 10%.
	* Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
	- Thảo luận nhóm
	- Động não
	- Vấn đáp tìm tòi
	- Trực quan
2.Học sinh: 
	- SGK, vở ghi, học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
	- Xương đùi ếch hoặc xương gà.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: - Xương gồm những loại nào?
	 - Đáp án: mục III bài 7.
2. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG 1
 TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA XƯƠNG.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- YC HS đọc thông tin.
- Hãy nghiên cứu thông tin cho biết xương dài có cấu tạo như thế nào?
- Đặc điểm cấu tạo của xương dài có ý nghĩa như thế nào đối với chức năng của nó?
- Hãy cho biết chức năng của từng bộ phận xương?
- Hãy kể các xương ngắn và xương dẹt ở cơ thể người?
- Xương ngắn và xương dẹt có cấu tạo và chức năng gì?
- Đọc thông tin.
- Nghiên cứu thông tin nêu cấu tạo xương dài.
- Suy nghĩ trả lời.
- Nghiên cứu bảng 8.1 nêu chức năng của xương dài.
- Tìm thông tin trả lời.
- Nêu cấu tạo và chức năng.
I. Cấu tạo của xương.
1. Cấu tạo của xương dài.
- Đầu xương có sụn bao bọc mô xương xốp gồm các nan xương.
- Thân xương:
+ Màng xương.
+ Mô xương cứng.
+ Khoang xương.
2. Chức năng của xương dài.
Nội dung: Bảng 8.1 – SGK.
3. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt:
- Cấu tạo: Bên ngoài là xương cứng, bên trong là xương xốp.
- Chức năng: Chứa tuỷ đỏ.
 HOẠT ĐỘNG 2
TÌM HIỂU SỰ TO VÀ DÀI RA CỦA XƯƠNG.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- Hãy nghiên cứu thông tin và quan sát hình 8.4 và 8.5 trả lời câu hỏi: 
+ Xương to và dài ra do đâu?
+ Các em có nhận xét gì khi quan sát hình 8.4 và 8.5?
- Quan sát và nhiên cứu thông tin SGK.
- Trả lời.
- Nhận xét.
II. Sự to và dài ra của xương:
- Xương dài ra do sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.
- Xương to lên do sự phân chia của tế bào màng xương.
 HOẠT ĐỘNG 3
 TÌM HIỂU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- GV làm thí nghiệm cho HS quan sát.
- Thí nghiệm 1: Ngâm xương trong dung dịch HCl 10%.
- Thí nghiệm 2: Đốt xương trên ngọn đèn cồn.
=> Phần nào của xương cháy có mùi khét? Tại sao? ( Vì có chất hữu cơ ).
+ Bọt khí nổi lên khi ngâm xương đó là khí gì? 
+ Tại sao khi ngâm xương lại bị dẻo và có thể kéo dài, thắt nút? 
- HS nghiên cứu thí nghiệm trong SGK và kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
III. Thành phần hoá học và tính chất của xương: 
- Xương gồm: 
+ Chất vô cơ: Muối can xi.
+ Chất hữu cơ: Cốt giao.
- Tính chất: Rắn và đàn hồi.
3. Củng cố: 
	- Cho HS làm bài tập 1 SGK / 31.
	- GV nhắc lại kiến thức cơ bản.
4. Dặn dò: 
	- YC HS về học bài và chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc