Bài soạn Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Năm học 2012-2013 - Phan Văn Rơi

Bài soạn Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Năm học 2012-2013 - Phan Văn Rơi

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng ước mộng rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà.

 - Cảm nhận cái mới mẻ trong hình thức thơ TNBC: lời lẽ giản dị, giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng, pha chút hóm hỉnh, duyên dáng.

2. Kỹ năng:

- Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ.

 - Phát hiện, so sánh và thấy đựơc sự đổi mới trong hình thơ thất ngôn bát cú .

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

- GV : Giáo án -Đọc tư liệu về tác giả Tản Đà.

 - HS : Học bài - chuẩn bị bài

 

doc 26 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Năm học 2012-2013 - Phan Văn Rơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 57
Ngày soạn: 25/11/2012
Ngày dạy: 26/11/2012
HDĐT: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
 Tản Đà (1889 - 1939)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng ước mộng rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà.
 - Cảm nhận cái mới mẻ trong hình thức thơ TNBC: lời lẽ giản dị, giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng, pha chút hóm hỉnh, duyên dáng.
2. Kỹ năng: 
- Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ.
 - Phát hiện, so sánh và thấy đựơc sự đổi mới trong hình thơ thất ngôn bát cú .
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV : Giáo án -Đọc tư liệu về tác giả Tản Đà.
 - HS : Học bài - chuẩn bị bài 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Đọc thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”? Cho biết nội dung, nghệ thuật bài thơ?
(Nghệ thuật: 
-Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa.
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng.
- Sử dụng thủ pháp đối lập, nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng, cách mạng.
Ý nghĩa văn bản:
Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí nghị lực và niềm tin lý tưởng của người chiến sĩ cách mạng. )
	3. Bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
 Bên cạnh bộ phận văn thơ yêu nước và cách mạng lưu truyền bí mật ở nước ngoài và ở trong tù, trên văn đàn công khai ở nước ta hồi đầu thể Kỷ 20, người ta thấy xuất hiện những tác phẩm văn thơ sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn mà Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu là một trong những cây bút lừng lẫy nhất. 
 Bài " Muốn là thằng Cuội" trích trong tập " Khối tình con " 1916 của Ông tuy vẫn được viết theo thể thơ truyền thống TNBCĐL nhưng đã chứa đựng những nét mới mẻ từ cảm hứng đến giọng điệu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Giúp HS nắm được một vài hiểu biết về tác giả Tản Đà và tác phẩm Muốn làm thằng Cuội.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
Thời gian: 10 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV yêu cầu học sinh đọc phần chú thích *.
 Rút ra những nét chính về tác giả – tác phẩm?
 Bổ sung: Ông xuất thân từ một nhà nho nhưng lại sống trong buổi nho học suy tàn. Ông không muốn hoà nhập với xã hội TDPK. Ông thoát li vào rượu, thơ, cõi mộng cõi tiên, vào lối sống túng, khoáng đạt của khách tài tử đa tình. Thơ của Tản Đà đã thổi một luồng gió lãng mạn mới mẻ trên thi đàn Việt Nam vào những năm 20 của thế kỉ.
 “Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa ”
 Hoài Thanh - Hoài Chân 
“ Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ suý, trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi hội chủ mà làng văn làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà? ”
— Nguyễn Tuân  
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.
Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".
Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Tản Đà (1889-1939) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội) thơ Tản Đà tràn đầy cảm xúc lãng mạn, có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, có thể xem là gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nên thơ hiện đại Việt Nam.
Thơ:
Khối tình con I (1916)
Khối tình con II (1916)
Tản Đà xuân sắc (1918)
Khối tình con III (1932)
Văn:
Giấc mộng con I (1917)
Giấc mộng con II (1932)
Giấc mộng lớn (1932)
Thề non nước (1922)
Tản Đà văn tập (1932)
Kịch:
Tây Thi (1922)
Tống biệt (1922)
Dịch thuật:
Liêu Trai chí dị (1934)
Nghiên cứu:
Vương Thúy Kiều chú giải (1938)
Một số bài báo...
Viết về Tản Đà
Uống rượu với Tản Đà của Trương Tửu (1939)
Tản Đà uống rượu làm tôi say đến bay giờ của Vũ Bằng (1970)
Người ghét Tản Đà của Vũ Bằng
Hoàng Hạc Lâu 
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng bay mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Đôi bờ Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
 (Thôi Hiệu 704-754 )
2. Tác phẩm.
Muốn làm thằng Cuội được trích trong quyển Khối tình con I (1917) viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Tống biệt
Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn, oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ, duyên thừa, có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt
Nước chảy, huê trôi
Cái hạc bay vút tận trời
Trời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi
GV hướng dẫn học sinh đọc: Giai điệu nhẹ nhàng, thanh thoát, pha chút tình tứ, hóm hỉnh, có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn.
GV: gọi 3 – 4 học sinh đọc, nhận xét.
GV cho học sinh tự kiểm tra từ khó lẫn nhau.
Dựa vào kiến thức đã học xác định thể thơ của văn bản? 
- Gợi ý: số câu, số chữ, hiệp vần, phép đối, bố cục?
 Theo em văn bản này đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Vì sao em xác định như thế?
3. Đọc-Tìm hiểu chú thích- Bố cục:
Hoạt động 3: Đọc- hiểu văn bản
Mục tiêu: Giúp Hs ước muốn được làm thằng Cuội của TG thể hiện cái tôi của mình, nỗi buồn nhân thế, khát vọng thoát li thực tại, muốn sống vui vẻ, hạnh phúc trên cung trăng.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; kĩ thuật động não.
Thời gian: 20 phút.
* Gọi học sinh đọc lại 2 câu đầu.
GV:Từ hai câu đầu hãy cho biết là lời thơ – nỗi buồn của ai?
GV: Cảnh buồn, lòng nhà thơ buồn hoà quyện thành lời thơ buồn như một lời than thở thấu tới trăng trên trời cao.
 Nhà thơ xưng hô với chị Hằng như thế nào? (Học sinh yếu)
Cách xưng hô ấy gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ tình cảm của nhà thơ?
* Tiếng gọi chị xưng em tha thiết như lời ruột thịt khiến lời tâm sự càng trở nên tha thiết chân thật, như lời thương cảm pha chút trào lộng,đượm vị chua chát sự đời mỉa mai nơi trần thế.
Theo em Tản Đà buồn vì sao?
Em hiểu “chán nửa rồi”là gì?
GV: ở đây không phải là nửa chán, nửa không
* Nơi trần thế chính là xã hội Việt nam nơi Tản Đà đang sống.
Em hiểu xã hội Việt nam khi ấy ra sao mà Tản Đà lại “buồn”, “chán”?
- Xã hội Việt Nam khi ấy là xã hội nửa thực dân nửa phong kiến đầy rẫy những bất công và thối nát. Nhà thơ buồn, chán vì phải sống trong cái xã hội thối nát đen tối ấy.
- Ông buồn vì bản thân thân là người tài hoa nhưng không đỗ đạt, vẫn nghèo.
Qua tâm trạng ấy em hiểu thêm gì về Tản Đà?
Bình: Cái buồn của tác giả không chỉ là các buồn đêm thu, mà còn cả các chán đời vì xã hội lúc ấy sống trong một không khí tù hãm u uất, đó là nỗi buồn đau trước sự mất còn của đất nước, có nỗi cảm thương sâu sắc vì kiếp nhân sinh đấy mưa gió. Nỗi chán đời của Tản Đà phản ánh tâm trạng bất hoà sâu sắc với xã hội, vì thế mà thi sĩ muốn thoát li cuộc đời.
GV:Tại sao con người ở đây gửi gắm nỗi buồn, chán tới chị Hằng mà không phải là đối tượng nào khác?
Bình: trăng thu soi sáng có thể thấy được sự tầm thường,mới cảm thông với con người, và trăng là cái đẹp, cái vĩnh cửu.
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
Nỗi buồn của tác giả nhân danh em
Gọi chị xưng em
Quan hệ giữa nhà thơ với chị Hằng tha thiết như tình ruột thịt
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
-Ông là người sống có lương tri, chán ghét cuộc sống đen tối nhố nhăng, khao khát cuộc sống tốt đẹp.
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Nỗi buồn nhân thế:
Nỗi buồn nhân thế được bộc lộ trực tiếp, với nhiều biểu hiện, nhiều cung bậc. Tâm sự này vốn là gốc rễ từ mối bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường xấu xa.
Từ hai câu thực em hiểu nhà thơ mơ ước điều gì?
 Em có nhận xét gì về giọng điệu ở hai câu thực?
GV: Thừa biết dân gian thường nói trên cung trăng còn có “Chú Cuội ngồi gốc cây đa”thế mà thi sĩ vẫn cứ hỏi “Cung quế đã ngồi đó chửa”Lời ngỏ ý như đặt chị Hằng vào tình thế cô đơn vì chắc rằng chú Cuội còn mải đi chơi để trâu ăn lúa thì chị Hằng lấy ai mà bầu bạn trò truyện.
 Từ đó gợi cho em nghĩ gì về tình cảnh của chị Hằng và nhà thơ?
Nhà thơ định lên cung trăng bằng cách nào?
- Góp phần diễn tả ý định của Tản Đà sẽ thực hiện được nhẹ tênh.
 Ở hai câu luận, em thấy trong suy nghĩ của thi nhân nêu lên với chị Hằng ông sẽ được những gì?
Đến đây sự xưng hô có gì thay đổi? Cách xưng hô ấy có ý nghĩa gì?
GV: Hoá ra thi sĩ chán nơi trần thế vì không có bầu, có bạn tri kỉ- Điều này được nhắc nhiều trong thơ ông.
 Tại sao lại chọn”rằm tháng tám”để nhìn xuống thế gian mà cười? Nhà thơ cười ai? Cười cái gì?
GV: Thế gian ở đây là xã hội thực dân phong kiến- Chắc hẳn nhà thơ buồn chán trước cảnh nước mất nhà tan, xã hội có những kẻ đua tranh, bon chen tiến thân mà quên đi nỗi nục mất nước.
- Buồn vì bản thân ông là người có tài hoa nhưng vẫn lận đận. Ông trung thực nên không thể hoà nhập với cuộc sống nhố nhăng. Ông muốn thoát khỏi cuộc sống ấy để đến cuộc sống thanh cao, trong sáng và nhìn đời bằng cái cười khinh bỉ, chua chát.
Cung quế đã ai ngồi đó chưa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
- Nhà thơ muốn xa lánh hắn nơi trần thế, lên sống trên cung quế vừa thanh cao vừa trong sáng và luôn được ở bên người đẹp là chị Hằng.
- Hai câu thơ có một câu hỏi, giọng điệu thật tự nhiện như lời cửa miệng 
-Nghe
* Về tình cảnh của chị Hằng và nhà thơ:
 Đây là hai tâm hồn cô đơn nơi trần thế và cung quế, cần có nhau để cho đỡ buồn tủi.
- Nhà thơ xin chị hằng vin cành đa xuống để nhấc ông lên chơi.
- Suy nghĩ ấy rất lãng mạn, cách nói hóm hỉnh 
- Việc ấy thật đơn giản vì chị hằng là tiên nữ, có phép tiên.
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
- Ông sẽ được bầu bạn với chị Hằng, cùng vui với gió với mây, không con buồn tủi, cô đơn chán chường nữa.
- Từ (chị - em) chuyển thành bầu bạn thân thiết tri kỉ- thể hiện tính chất phong tình mà rất đúng mực của thi sĩ.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười
- Đây là thời điểm trăng sáng nhất trong năm, sẽ nhìn trần gian sẽ rõ hơn bao  ... Đúng
Câu 4: Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:
Bài thơ không che giấu sự đau khổ của quá trình rèn luyện và chỉ ra sự thành công 
qua những bước gian nan . Đó là những câu thơ rất “Hồ Chí Minh”. Vì không 
những Bác đã tự khuyên mình mà đã thực hiện trung thành những lời khuyên đó.
“Thơ suy nghĩ ” của Bác cũng là “thơ hành động”.
Đánh dấu các từ ngữ, câu, đọan dẫn trực tiếp.
Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san đựơc trích dẫn.
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
Câu 5: Các câu sau đây câu nào có trợ từ?
A. Bạn Lan nói như vậy.	
B. Chính bạn Lan nói với mình như vậy. 
C. Bạn Lan nói với mình. 
	 D. Bạn Lan nói với mình như vậy.
Câu 6: Cho câu Có người cho rằng: “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại”
 (Bài toán dân số). Trong câu trên, dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
 A. Để đánh dấu phần chú thích 	 B. Để đánh dấu lời dẫn trực tiếp 
 C. Để đánh dấu phần giải thích 	 D. Để đánh dấu phần bổ sung
Câu 7: Xác định các từ ngữ được dùng theo phép nói quá trong ví dụ sau:
	Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
	 ( Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi )
Từ ngữ dùng theo phép nói quá là:..........................................................
...................................................................................................................
Câu 8: Trong câu: Cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm(ở Bỉ, từ năm 1987 vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đôla, tái phạm 500 đôla), những từ trong ngoặc đơn có ý nghĩa gì?
A. Chú thích ý nghĩa của từ “vi phạm”.
B. Chú thích ý nghĩa của việc “cấm hút thuốc”
C. Chú thích ý nghĩa của cụm từ “phạt nặng người vi phạm”.
D. Chú thích toàn bộ phần đứng trước.
C©u 9: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép.
Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình.
Trong những ngày đi lại để kết tình hòa hiếu, Trọng Thủy gặp được Mị Châu, một thiếu nữ mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần.
Nguyễn Khuyến làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp đánh chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn.
Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo còn trẻ sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn.
Caâu 10: . Từ “lấy” trong câu: Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm hỏi tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. thuộc từ loại nào?
A. Quan hệ từ.	B. Trợ từ.
C. Tình thái từ	D. Thán từ.
Câu 11: Nối cột A sao cho phù hợp với cột B:
Câu ghép
Quan hệ
Trả lời
1. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
A. Quan hệ đồng thời
1.
2. Thầy giáo giảng bài, chúng tôi ghi chép chăm chú.
B. Quan hệ giải thích
2.
3. Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
C. Nguyên nhân- hệ quả
3.
4. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
D. Tương phản 
(đối chiếu )
4.
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 12: (2đ) Cho 2 câu đơn sau:
- Quyển truyện ấy rất hay. 
- Tôi vô cùng yêu thích.
 Hãy viết lại 2 câu trên thành một câu ghép có một quan hệ từ và một câu ghép có một cặp quan hệ từ.
Câu 13: ( 2 điểm) Cho đoạn văn sau:
 “ Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.” 
 (Lão Hạc –Nam Cao)
Tìm các từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn văn trên.
Câu 14. Viết đoạn văn (khoảng 5® 10 câu) có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. (3đ)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
I. Phần trắc nghiệm: (mỗi câu đúng được 0,25đ, câu 11: 0,5 đ)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Đáp án
A
B
A
D
B
D
 đá núi cũng mòn; nước sông phải cạn.
C
C
B
1C, 2A, 3D, 4B
II. Tự luận:
Câu 12: (2đ)
	Câu ghép có một quan hệ từ
Quyển truyện ấy rất hay nên tôi vô cùng yêu thích nó.
Câu ghép có một cặp quan hệ từ.
Vì quyển truyện ấy rất hay nên tôi vô cùng yêu thích nó.
Câu 13: HS tìm đúng từ tượng thanh (1đ) : xôn xao, tru tréo
	Tìm đúng từ tượng hình (1đ): xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc
Câu 14: (3đ)
Học sinh viết đoạn văn có sử dụng dấu câu theo đúng yêu cầu của đề.
Tiết 60
Ngày soạn: 25/11/2012
Ngày dạy: 30/11/2012
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
VIẾT BÀI GIỚI THIỆU VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH
HOẶC MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết về DLTC của q.hương.
- Chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết mimh về DTLS và DLTC của quê hương.
2. Kỹ năng: 
- Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, ... về đối tượng thuyết minh cụ thể về DLTC của quê hương.
- Kết hợp các phương pháp thuyết minh, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự,nghị luận để thành lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 GV : Đọc Tài liệu chương trình địa phương Phú Yên, sách tham khảo, chuẩn bị tư liệu, sọan giáo án
	HS : Đọc bài trước ở nhà, chuẩn bị bài
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh. 
	3. Bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Chúng ta đã được tìm hiểu cách thuyết minh về một đồ chơi, một thứ trò chơi. Trong tiết học này các em sẽ được tìm hiểu về cách thuyết minh về một danh lam thắng cảnh , một DTLS của quê hương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu một DLTC của quê hương .
Mục tiêu: Giúp học sinh giới thiệu được một DLTC
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
Thời gian: 15 phút
1.Tìm hiểu chung :
Tìm hiểu về DT,TC ở địa phương qua các tài liệu.
Quan sát thực tế , điều tra, nghiên cứu ,ghi chép những tri thức khách quan về di tích , thắng cảnh đó .
Viết bài thuyết minh về DLTC tự chọn.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu, vận dụng lí thuyết vào viết bài. Khắc sâu kiến thức cho HS.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, gợi mở,trình bày, so sánh đối chiếu.
Thời gian: 23 phút
2. Luyện tập:
-Tim ý , lập dàn ý cho bài tm một DLTC của địa phương ( Gành Đá Dĩa, Nhất Tự Sơn,...)
-Trình bày trước lớp .
- Các bạn nhận xét, bổ sung .
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh .
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học: 
- Đọc , tham khảo một số bài văn t/m.
- Quan sát ,tìm hiểu ,ghi chép thu thập tài liệu về một số DLTC ở địa phương.
- Tập viết đoạn mở bài , kết bài. 
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh .
b. Bài sắp học: chuẩn bị bài: “Ông đồ”
- Đọc kĩ văn bản trong SGK
- Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật tác phẩm theo câu hỏi SGK.
 Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 
Hai Chữ Nước Nhà
Á Nam Trần Tuấn Khải 
Bài thơ “Hai chữ nước nhà” thác lời ông Nguyễn Phi Khanh dặn Nguyễn Trãi khi Nguyễn Trãi theo cha đến tận ải Nam Quan. Khi Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt giải về Kim Lăng, Nguyễn Trãi theo cha khóc lóc, lên đến tận cửa Nam Quan, không chịu trở lại. Ông Nguyễn Phi Khanh bảo rằng: “Con phải trở về lo trả thù cho cha, rửa hận cho nước, chứ theo khóc lóc mãi mà làm gì?” 
Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm 
Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu 
Bốn bề hổ thét chim kêu 
Ðoái nom phong cảnh như khêu bất bình 
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước 
Chút thân tàn lần bước dậm khơi 
Trông con tầm tã châu rơi 
Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên: 
Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định 
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay 
Trời Nam riêng một cõi này 
Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì! 
Than vận nước gặp khi biến đổi 
Ðể quân Minh thừa hội xâm lăng 
Bốn phương khói lửa bừng bừng 
Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông! 
Nơi đô thị thành tung quách vỡ 
Chốn dân gian bỏ vợ lìa con 
Làm cho xiêu tán hao mòn 
Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu! 
Thảm vong quốc kể sao cho xiết 
Trông cơ đồ nhường xé tâm can 
Ngậm ngùi đất khóc giời than 
Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này! 
Khói Nùng lĩnh như xây khối uất 
Sóng Long giang nhường vật cơn sầu 
Con ơi! càng nói càng đau  
Lấy ai tế độ đàn sau đó mà? 
Cha xót phận tuổi già sức yếu 
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay 
Thân lươn bao quản vũng lầy 
Giang sơn gánh vác sau này cậy con 
Con nên nhớ tổ tông khi trước 
Ðã từng phen vì nước gian lao 
Bắc Nam bờ cõi phân mao 
Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây 
Kìa Trưng nữ ra tay buồm lái 
Phận liễu bồ xoay với cuồng phong 
Giết giặc nước, trả thù chồng 
Nghìn thu tiếng nữ anh hùng còn ghi 
Kìa Hưng Đạo gặp khi quốc biến 
Vì giống nòi quyết chiến bao phen 
Sông Bạch Đằng phá quân Nguyên 
Gươm reo chính khí nước rền dư uy 
Coi lịch sử gươm kia còn tỏ 
Mở dư đồ đất nọ chưa tan 
Giang san này vẫn giang san 
Mà nay sẻ nghé tan đàn vì ai? 
Con nay cũng một người trong nước 
Phải nhắc câu Gia, Quốc đôi đường 
Làm trai hồ thỉ bốn phương 
Sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng 
Thời thế có anh hùng là thế 
Chữ vinh hoa xá kể làm chi! 
Mấy trang hào kiệt xưa kia 
Hy sinh thân thế cũng vì nước non 
Con đương độ đầu xanh tuổi trẻ 
Bước cạnh tranh há dễ nhường ai? 
Phải nên thương lấy giống nòi 
Đừng tham phú quí mà nguôi tấc lòng 
Kiếp luồn cúi, đỉnh chung cũng nhục; 
Thân tự do chiêu chúc mà vinh 
Con ơi nhớ đức sinh thành 
Sao cho khỏi để ô danh với đời 
Chớ lần lữa theo loài nô lệ 
Bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai 
Đem thân đầy đọa tôi đòi 
Nhục nhằn bêu riếu muôn đời hay chi? 
Sống như thế, sống đê, sống mạt 
Sống làm chi thêm chật non sông! 
Thà rằng chết quách cho xong 
Cái thân cẩu trệ ai mong có mình! 
Huống con cũng học hành khôn biết 
Làm giống người phải xét nông sâu 
Tuồng chi gục mặt cúi đầu 
Cam tâm làm kiếp ngựa trâu cho đành! 
Nỗi tâm sự đinh ninh dường ấy 
Cha khuyên con có bấy nhiêu lời 
Con ơi! con phải là người 
Thì con theo lấy những lời cha khuyên 
Cha nay đã muôn nghìn bi thảm 
Nói bao nhiêu tâm khảm càng đau! 
Chân mây mặt cỏ rầu rầu 
Càng trông cố quốc mạch sầu càng thương! 
Lời cha dặn khắc xương để dạ 
Mấy gian lao con chớ sai nguyền 
Tuốt gươm thề với vương thiên 
Phải đem tâm huyết mà đền cao sâu 
Gan tráng sĩ vững sau như trước 
Chí nam nhi lấy nước làm nhà 
Tấm thân xẻ với san hà 
Tượng đồng bia đá họa là cam công 
Nữa mai mốt giết xong thù nghịch 
Mũi long tuyền lau sạch máu tanh 
Làm cho đất rộng trời kinh 
Bấy giờ quốc hiển gia vinh có ngày! 
Nghĩa vụ đó con hay chăng tá ? 
Tính toán sao vẹn cả đôi đường 
Cha dù đất lạ gởi xương 
Trông về cố quốc khỏi thương hồn già 
Con ơi! hai chữ NƯỚC NHÀ 
Á Nam Trần Tuấn Khải 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 15- PVR.doc