Bài soạn Ngữ Văn 8 - Tiết 23, 24 - Trường THCS Cao Nhân

Bài soạn Ngữ Văn 8 - Tiết 23, 24 - Trường THCS Cao Nhân

TIẾT 23

 TRỢ TỪ , THÁN TỪ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức.

- Khái niệm trợ từ , thán từ

- Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ

2. Kĩ năng:

- Dùng trợ từ, thán từ phù hợp trong nói và viết

3. Thái độ: Hình thành thói quen sử dụng từ cho đúng và vận dụng từ voà trong giao tiếp hàng ngày, từ đó yêu thích môn học

B. CHUẨN BỊ:

1. Thầy: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, các tư liệu bài dạy, ngữ liệu phân tích, các câu thơ câu văn có sử dụng trợ từ thán từ.

2. Trò: Đọc trước các câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà trả lời ở phần lí thuyết của bài, nghiên cứu các bài tập khó, tìm thêm các câu thơ câu văn có sử dụng trợ từ thán từ .

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ Văn 8 - Tiết 23, 24 - Trường THCS Cao Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23tháng 09 năm 2010 
Ngày dạy lớp 8D: 30 tháng 09 năm 2010 
Tiết 23
 Trợ từ , thán từ 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức.
- Khái niệm trợ từ , thán từ
- Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ
2. Kĩ năng: 
- Dùng trợ từ, thán từ phù hợp trong nói và viết
3. Thái độ: Hình thành thói quen sử dụng từ cho đúng và vận dụng từ voà trong giao tiếp hàng ngày, từ đó yêu thích môn học
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, các tư liệu bài dạy, ngữ liệu phân tích, các câu thơ câu văn có sử dụng trợ từ thán từ.
2. Trò: Đọc trước các câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà trả lời ở phần lí thuyết của bài, nghiên cứu các bài tập khó, tìm thêm các câu thơ câu văn có sử dụng trợ từ thán từ .
C. Tổ chức dạy và học
Bước I: ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp ...
Bước II: Kiểm tra bài cũ 
 Trả lời các câu hỏi sau :
- Thế nào là biệt ngữ xã hội và biệt ngữ địa phương? 
- Lấy ví dụ và đặt câu?
Bước III : Bài mới
Thầy
Trò
 Kiến thức cần đạt
Hoạt động1 : Tạo tâm thế
+ Thời gian : 2 phút
+ Phương pháp : thuyết trình.
Trong hệ thống Tiếng Việt của chúng ta có rất nhiều từ loại. Tiết học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu một trong các từ loại còn lại.
Hoạt Động 2, 3, 4.
+ Thời gian : phút
+ Phương pháp-kĩ thuật : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình, Phiêú học tập, Khăn trải bàn, Các mảnh ghép,..
? Gọi học sinh đọc ví dụ ?
 Xét về mặt cấu trúc ngữ pháp những câu này có sự khác nhau như thế nào? 
Xét về số tiếng câu 2,3 có thêm “ những , có“
? So sánh ý nghĩa của câu 1và 2?
? Câu này dùng trong trường hợp nào ? 
- Dùng trong trường hợp chỉ ăn 1 bát cơm , nhưng hôm này ăn gấp đôi .
? đọc câu 3
? Việc thêm từ “ có” trong câu có tác dụng gì ?
-Nhấn mạnh việc ăn 2 bát là ít không đạt mức bình thường .
? Câu này được dùng trong trường hợp nào ?
? Các từ “có ,những” di kèm với từ nào trong câu và có tác dụng gì ?
? Từ “ những ,có “ như trên ta phân tích gọi là trợ từ ?
? Em hiểu thế nào là trợ từ ?
? Đặt 3 câu dùng 3trợ từ “ chính , đích ,ngay” nêu tác dụng của việc dùng 3 trợ từ đó ?
Tìm hiểu thán từ
? Gọi học sinh đọ ví dụ ?
? Nêu nội dung của đoạn văn ?
? nêu nên nội dung của ví dụ b ? 
- Đây là câu nói của bà hàng xóm với vợ chồng chị Dậu và hành động cảu bà lão thể hiện tình cảm của bà lão với vợ chồng chị Dậu .
- Lời đáp của chị Dậu với bà lão hàng xómvà hành động của chị đối với chồng .
? Từ “ này “ trong ví dụ a,b biểu thị thái độ gì ?
- Từ “ này” gây sự chú ý .
Từ à trong ví dụ a biểu thị thái đọ gì ?
GV : Xét ví dụ tiếp theo .Từ “a” trong ví dụ biểu thị thái độ gì ?
GV: Như vậy cùng một từ “a” biểu thị các thái độ khác nhau tuỳ thuộ vào các văn cảnh cụ thể để xác định ngữc điệu cho đúng .
? Từ vâng biểy thị điều gì ? 
GV: Những từ “ này , vâng , a”dùng để biểu thị cảm xúc của người nói , dùng để gọi đáp gọi là thán từ .
? Em hiểu thế nào là thán từ ?
 ? Đặt câu có thán từ và xác định thán từ ?
? Khi trả bài kiểm tra em sung sướng được điểm 10, em đã nói như thế nào ? 
? Em đang đi bỗng bị vấp ngã em nói như thế nào ? 
? Thán từ thường đứng ở vị trí nào trong câu ? 
? Nhìn vào các ví dụ em thấy có mấy loại thán từ ? đó là những loại nào ?
Gv: Ôi chao ! Chú chuồn chuồn mới đẹp làm sao ? 
? Xác dịnh thán từ ? 
? Thán từ “ôi chao” dùng để bộc lộ cảm xúc gì ?
Hoạt động 5 : luyện tập. 
+Thời gian: 18-20 phút
+Phương pháp- Kĩ thuật: Vấn đáp, giải thích Phương pháp : Vấn đáp, giải thích, Khăn trải bàn, các mảnh ghép, dùng các phiếu ( Phần III, Vở LTNV); 
? đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1? 
? Muốn tìm trợ từ các em phải làm gì ? 
 - Tìm các từ ngữ đi kèm với trợ từ 
? Em hãy xác định ?
? đọc và nêu yêu cầu bài tập 2?
? Muốn thực hiện được yêu cầu của bài tập 2 em phải căn cứ vào đâu? 
GV : Trên cơ sở đó em hãy thực hiện yêu cầu của bài tập 
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập ? 
Gv : Để thực hiện được yêu cầu của bài tập ta phải căn cứ vào ngữ cảnh của câu văn để xác định cho đúng và tìm ra sắc thái biểu cảm của thán từ
- Thế nào là trợ từ?
- Thế nào là thán từ? Có mấy loại 
- Ghi tên bài
-Không khác nhau , đều là những câu đơn hai thnhf phần : thong báo một nội dung sự việc khách quan .
-Giống nhau : Diễn đạt một sự việc khách quan như câu 1: Nó ăn 2 bát cơm – số lượng là hai bát 
- Từ những ở câu 2 nhấn mạnh đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là vượt quá mớc bình thường .Một người bình thường ăn khoẻ , ăn 4-5 bát cơm 
. Nay ăn 2 bát ít hơn bình thường .Đi kèm với từ “ ăn”Biểu thị thái đọ nhấn mạnh đánh giá của người nói về sự vật , sự việc được nói đến .ởđây ăn là sự việc : + ăn khoẻ + ăn chưa khoẻ , ăn yếu đi.
-Nó nói dối tự làm hại chính bản thân mình .
-Tôi đã gọi đích danh nó ra .
- Cậu không tin ngay cả tớ nữa à?
- Tác dụng nhấn mạnh đói tượng được nói đến “ mình , tớ ,nó” 
- Lão Hạc kể với ông giáo chuyện bán chó và sự tức giận của con chó đối với lão mà lão nhận ra qua tiếng kêu của nó .
Biểu thị thái độ giận dỗi , tức giận .
 A ! Mẹ đã về!
 “ A” biểu thị sự vui mừng .
“ Vâng “ dùng đáp lại người khác một cách lễ phép tỏ theo ý muốn .
- Sự ngạc nhiên của tác giả trước vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước .
a, - “Lấy” : + nhấn mạnh với sắc thái không bình thường 
b, + “ Nguyên” – Khẳng định sự việc là không bình thường 
 + “Đến” Sự việc được nhấn mạnh quá cao , mang sắc thái quá vô lý, quá thái khiên cưỡng .
c, “Cả” :nhấn mạnh việc con chó ăn khoẻ hơn cả ông lão.
d, “Cứ” : nhấn mạnh sự việc lặp đi lặp lại 
I Trợ từ (13’)
* Ví dụ 
1. 
* Kết luận : Trợ từ là những từ dùng trong câu để nhấn mạnh hặoc biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc được nói đến trong câu đó .
2 Thán từ 
*Ví dụ 
* Kết luận : Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp 
- Vị trí : Thán từ thường đứng ở đầu câu , có khi nó được tách ra thành câu đặc biệt 
- thán từ gồm 2 loại : 
+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc
+ Thán từ gọi đáp 
II - Luyện tập(13’) 
Bài tập 1 /SGK/70
Các câu có dùng trợ từ là : a, c,g,i
 Bài tập 2/ SGK/70
Bài tập 4/ SGK /71
Các thán từ bộc lộ cảm xúc :
 + Ha ha : khoái chí
 + Ai chà : tỏ ý van xin 
 + Than ôi : tỏ ý tiếc nuối 
 + Kìa : tỏ ý đắc chí 
D.Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài học sau.
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Ôn lại nội dung bài học
- Làm các bài tập vào vở bài tập
- Chuẩn bị bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự”
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 30tháng 09 năm 2010 
Ngày dạy lớp 8D: 02 tháng 10 năm 2010 
Tiết 24
Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức.
- Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự
2. Kĩ năng: 
- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự
3. Thái độ: Giáo dục học sinh khi làm bài văn tự sự cần kết hợp các yếu tố miêu tả tự sựvà biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, các tư liệu bài dạy, ngữ liệu phân tích, các câu thơ câu văn đoạn văn mẫu.
2. Trò: Đọc trước các câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà trả lời ở phần lí thuyết của bài, nghiên cứu các bài tập khó, tìm thêm các câu thơ câu văn đoạn văn mẫu .
C. Tổ chức dạy và học
Bước I: ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp ...
Bước II: Kiểm tra bài cũ 
 Trả lời các câu hỏi sau :
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Tóm tắt truyện “Lão Hạc” của Nam Cao? 
Bước III : Bài mới
Thầy
Trò
 Kiến thức cần đạt
Hoạt động1 : Tạo tâm thế
+ Thời gian : phút
+ Phương pháp : thuyết trình.
Trong văn bản tự sự không thể thiếu được các yếu tố miêu tả và biểu cảm được. Vởy việc đưa các yếu tố này vào đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt Động 2, 3, 4.
+ Thời gian : phút
+ Phương pháp-kĩ thuật : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình, Phiêú học tập, Khăn trải bàn, Các mảnh ghép,..
? đọc ví dụ trong SGK?
? Trong văn bản tự sự yếu tố nào là yếu tố chính ?
? Trong văn miêu tả yếu tố nào là chính ?
 Căn cứ vào đắc điểm của văn tự sự cho biết đoạn văn trên tác giả kể lại sự việc gì ? 
? Ngoài kể tác giả còn miêu tả sự việc gì ? 
? Tìm các yêu tố biểu cảm ? 
-Hay tại sự sung sướng ... thủa còn sung túc (suy nghĩ). Tôi cảm thấy ... thơm tho lạ thường (cảm nhận ). Phải bé lại ... êm dịu vô cùng (nêu cảm tưởng )
? Em có nhận xét gì về yếu tố miêu tả , tự sự , biểu cảm trong đoạn văn này ? Chúng có đứng độc lập không ? 
? Tìm trong đoạn trích 1 ví dị để thấy rõ ? 
? Em hãy lược bỏ yếu tố tả còn yếu tố kể trong đoạn văn trên , viết lại đoạn văn trên kể cho thuần tuý .
? So sánh với đoạn văn của Nguyên Hồng và rút ra kết luận ? 
- Đoạn văn khô khan , khiến ta không cảm nhận hết niềm sung sướng của bé Hồng khi gặp mẹ .
? Vì sao ? -Vì thiếu yếu tố miêu tả 
? Trong văn tự sự thêm yếu tố tả biểu cảm có tác dụng gì ?
.? Nếu rút hết các yếu tố kể , chỉ để lại yếu tố tả, biểu cảm em có nhận xét gì ? Ta không biết đoạn văn kể chuyện gì bởi cốt truyện và sự việc , nhân vật cùng hành động chính tạo nên .
- GV: Còn yếu tố tả , yếu tố biểu cảm chỉ bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được .
? Qua phân tích em rút ra điều gì khi viét văn bản tự sự ? 
Hoạt động 5 : luyện tập. 
+Thời gian: phút
+Phương pháp- Kĩ thuật: Vấn đáp, giải thích Phương pháp : Vấn đáp, giải thích, Khăn trải bàn, các mảnh ghép, dùng các phiếu ( Phần III, Vở LTNV); 
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập ? 
? Bài tập yêu cầu các em làm điều gì? 
? Muốn làm được yêu cầu đó ta phải làm gì ? Hãy tìm trong văn bản “Tôi đi học “ một đoạn văn 
? Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn 
? Tìm yếu tố biểu cảm? 
? Việc sử dụng yếu tố tả , biểu cảm trong đoạn văn có tác dụng gì ? 
? Tìm 1 đoạn văn trong tác phẩm Lão Hạc có yếu tố miêu tả ? 
- Đoạn văn “Hôm sau ....nó” trong văn bểu cảm 
? Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm ? 
- Em cần chú ý điều gì khi đưa các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào trong văn bản tự sự?
- Cách thức đưa các yếu tố.
- Ghi tên bài
Sự việc và nhân vật 
-Yếu tố tính chất , màu sắc , mức đọ của sự vật , nhân vật , hành động .
- Yếu tố biểu cảm thể hiện ở chi tiết bày tỏ cảm xúc thái độ của người viết trước sự vật ,sự việc ,hành động .
Tôi chạy theo chiếc xe .
Mẹ kéo lên xe .
Tôi oà lên khóc .
Mẹ sụt sùi theo.
Tôi ngồi bên mẹ ,ngả đầu vào cánh tay mẹ , quan sát gương mặt mẹ 
Tôi thở hồng hộc , trán đẫm mồ hôi , ríu cả cjhân .
Mẹ tôi không còm cõi .
Gương mặt vẫn tươi sáng ... gò má
- Các yếu tố trên không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau vừa kể , tả ,biểu cảm , miêu tả .
- Tôi ngồi lên xe ... lạ thường .
- Kể sự việc : Tôi ngồi trên đệm xe .
- Tả : đùi áp vào đùi mẹ , đầu ngả vào vai mẹ , khuôn miệng xinh xắn nhai trầu .
- Biểu cảm : Những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt lạ thường .
- Gợi ý : dựa vào sự việc đã tìm .
 - Mẹ tôi vẫy tay tôi . Tôi chạy theo chiếc xe chỏ mẹ . Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi ngồi bên ngả đàu vào cánh tay mẹ , quan sát gương mặt mẹ . 
Thêm yếu tố tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ thêm sinh động , tất cả hình dáng , hương vị , diện mạo của sự vật , nhân vật hành động như hiện ra rõ trước mặt 
Yêú tố biểu cảm : Giúp nhận rõ tình cảm mẹ con sâu đậm buộc người đọc xúc động , trăn trở suy nghĩ trước sự việc nhân vật .
- Làm nổi bật cảm giác sung sướng bồi hồi khi nhớ lại lần đầu tiên được mẹ dắt đi đến trường .
- Miêu tả : Mắt ầng ậc nước Mặt co rúm lại 
- Biểu cảm : Ông giáo ơi ! Thì ra tôi già.....
I - Sự kết hợp yếu tố kể , tả , biểu cảm trong văn tự sự 
* Ví dụ 
Kết luận : Trong văn tự sự rất ít khi tác giả chỉ thiên kể truyện mà khi kể chuyện thường đan xen yếu tố miêu tả , biểu cảm .
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho sự việc kể chuyện được thêm sinh động và sâu sắc hơn .
II - Luyện tập 
Bài tập 1 /SGK/47
Đoạn văn :“Những ý tưởng ấy ....tôi đi học” 
- Miêu tả ; Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ .
- Buổi mai đầy sương thu và gió lạnh ...
D. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị cho bài sau
 - Làm các bài tập còn lại.
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo 
+ Trả lời nội dung câu hỏi văn bản: “Đánh nhau với cối xay gió”
+ Đọc trước nội dung văn bản trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23-24.doc