A. Mục tiêu :
HS cần nắm được .
- Mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.
- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên, dựa vào cấu tạo cơ thể cùng như các hoạt động tư duy của con người.
- Phương pháp học tập của môn học cơ thể người và vệ sinh.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
B. phương pháp:
c chuẩn bị : :
1.GV : Bài soạn –Một số tài liệu liên quan đến bộ môn.
2. HS : sách, vở học bài.
d. tiến trình lên lớp ::
I . ổn định lớp :
II .Kiểm tra bài cũ :
Ngày soạn : 15/ 8/ 2009 Ngày dạy :18/ 8/2009 Tiết 1 bài mở đầu A. Mục tiêu : HS cần nắm được . Mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học. Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên, dựa vào cấu tạo cơ thể cùng như các hoạt động tư duy của con người. Phương pháp học tập của môn học cơ thể người và vệ sinh. Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK. Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể. B. phương pháp: c chuẩn bị : : 1.GV : Bài soạn –Một số tài liệu liên quan đến bộ môn. 2. HS : sách, vở học bài. d. tiến trình lên lớp :: I . ổn định lớp : II .Kiểm tra bài cũ : Xen vào lúc học bài mới III. Bài mới : Vào bài : GV giới thiệu qua về bộ môn cơ thể người và vệ sinh trong chương trình sinh học 8 – HS có cái nhìn tổng quát về kiến thức sắp học – gây hứng thú. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh 1 . Hoạt động 1 : Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên : HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời câu hỏi : ? Trong chương trình Sinh 7, các em đã học các ngành động vật nào ? Ngành nào tiến hoá nhất ? ? Lớp động vật nào tiến hoá nhất ? loài người thuộc lớp nào ? Dựa vào đâu để biết ? - HS nghiên cứu thông tin SGK – trao đổi nhóm hoàn thành bài tập đánh dấu vào ô trống để tìm ra những điểm khác biệt giữa người và động vật ? Đáp án : các ô đúng 1, 2, 3, 5, 7, 8 GV ghi lại ý kiến của nhiều nhóm để đánh giá được kiến thức của HS. 2 . Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh. - HS nghiên cứu thông tin mục II SGK – trao đổi nhóm trả lời câu hỏi : ? Bộ môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta hiểu biết điều gì ? ? Cho ví dụ về mối liên hệ giữa bộ môn cơ thể người và vệ sinh với các môn khoa học khác ? - Một vài đại diện trình bày – nhóm khác bổ sung – GV hoàn chỉnh ghi bảng. 3 . Hoạt động 3 : Tìm hiểu phương pháp học tập bộ môn. - HS nghiên cứu thông tin mục III SGK trả lời câu hỏi : ? Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn ? - GV lấy ví dụ cụ thể minh hoạ cho các phương pháp mà HS nêu ra. Nội dung cơ bản I.Vị trí của con người trong tự nhiên : - Loài người thuộc lớp Thú. - Con người có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích bớt lệ thuộc vào thiên nhiên. II.Nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh : - Cung cấp những kiến thức về cấu tạo, chức năng của con người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể. -Thấy rõ mối liên quan giữa môn học với các môn khoa học khác như : y học, TDTT, điêu khắc, hội hoạ. III.Phương pháp học tập môn học Cơ thể người và vệ sinh : - Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát thí nghiệm và vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tế cuộc sống. C. Củng cố : GV chỉ định HS trả lời câu hỏi : ? Trình bày những điểm khác nhau và giống nhau giữa người và Thú ? ? Nêu những lợi ích của việc học tập bộ môn ? D. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài, trả lời câu hỏi SGK Soạn bài 2 SGK E. Rút kinh nghiệm:................................................................................................. ........................................................................................................................................................... Ngày soạn : 19 / 8/2009 Ngày dạy : 22/8 /2009 Chương I Khái quát về cơ thể người Tiết 2 cấu tạo cơ thể người A. Mục tiêu : Học xong bài này HS cần : Kể tên được các cơ quan trong cơ thể người, xác định được vị trí của các hệ cơ quan trong cơ thể mình . Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều khiển hoạt động các cơ quan. Rèn kĩ năng quan sát, tư duy tổng hợp, hoạt động nhóm. Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể, tránh tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng. B. phương pháp: Trưc quan – vấn đỏp . c chuẩn bị :: 1. GV : B ài soạn – mụ hỡnh cấu tạo của cơ thể người . . 2 .HS : Bài học .. d. tiến trình lên lớp :: I . ổn định lớp : II .Kiểm tra bài cũ : Hay cho biết nhiệm vụ của bộ mụn cơ thể người và vệ sinh ? III. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người – HS quan sát tranh vẽ hình 2.1; 2.2 ở SGK và trên bảng – trao đổi nhóm hoàn thành các câu hỏi hoạt động mục I.1 SGK. - Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác bổ sung. - GV tổng kết ý kiến của nhóm và thông báo ý đúng – Ghi bảng. ? Cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào ? Thành phần chức năng của từng cơ quan ? - HS nghiên cứu SGK, tranh hình, mô hình – trao đổi nhóm hoàn thành bảng 2. - GV kẻ bảng 2 lên bảng - đại diện nhóm lên ghi vào bảng – nhóm khác bổ sung – GV ghi ý kiến bổ sung – thông báo đáp án đúng – HS chữa bài vào vở, GV tìm hiểu số nhóm có kết quả đúng nhiều so với đáp án. Ghi bảng I . Cấu tạo : Các phần cơ thể : - Da bao bọc toàn bộ cơ thể. - Cơ thể người gồm 3 phần : đầu, thân và tay chân. - Cơ hoành ngăn cách giữa khoang ngực với khoang bụng. 2. Các hệ cơ quan : Hệ cơ quan Các cơ quan trọng từng hệ cơ quan Chức năng của từng hệ cơ quan Vận động Tiêu hoá Tuần hoàn Hô hấp Bài tiết Thần kinh Cơ, xương ống tiêu hoá, tuyến tiêu hoá Tim, hệ mạch Đường dẫn khí, phổi Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, tuyến mồ hôi. Não, tuỷ, dây thần kinh và hạch thần kinh. Vận động và di chuyển. Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Vận chuyển O2 trao đổi chất dinh dưỡng tới các tế bào, mang chất thải CO2 từ TB tới cơ quan bài tiết. Thực hiện trao đổi khí O2 , CO2 giữa cơ thể với môi trường. Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài. Điều khiển, điều hoà, phối hợp các hoạt động của cơ thể. GV hỏi thêm : Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào ? (Sinh dục, nội tiết, giác quan). 2 . Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của các cơ quan. - HS nghiên cứu thông tin mục II – thảo luận nhóm : ? Lấy một ví dụ cụ thể để phân tích sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể ? ? Giải thích sơ đồ hình 2.3 ? ? Quan sát hình 2.3 cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan nói lên điều gì ? - GV giải thích sự điều hoà thần kinh và điều hoà thể dịch. II . Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp đó đuợc thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. C. Củng cố : GV chỉ định HS trả lời câu hỏi : ? Cơ thể người gồm có mấy hệ cơ quan, chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan ? ? Cơ thể người là một thể thống nhất được thể hiện như thế nào ? - D. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài, trả lời câu hỏi SGK Soạn bài 3 SGK Ôn tập lại cấu tạo tế bào thực vật . - D. Rút kinh nhgiệm: ......................................................................................................................................................... Ngày soạn : 20/8/2009 Ngày giảng : 25/8/2009 Tiết 3 tế bào i. Mục tiêu : Học xong bài này HS cần : Nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm : màng sinh chất, chất tế bào (lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy Gôn gi, trung thể), nhân (nhiễm sắc thể, nhân con). Phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào. Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, mô hình để tìm kiến thức Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn. B. phương pháp: Trực quan - V ấn đáp c chuẩn bị : 1. GV: Bài soạn - Tranh vẽ cấu tạo tế bào động vật 2. hs : b ài học d. tiến trình lên lớp :: I . ổn định lớp : II .Kiểm tra bài cũ : Xác định vị trí các hệ cơ quan trong cơ thể và nêu choc năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người ? III. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo tế bào - HS quan sát tranh vẽ hình 3.1 và xem đĩa CD (nguyên phân) trả lời câu hỏi : ? Một tế bào điển hình gồm những thành phần cấu tạo nào ? - GV treo sơ đồ câm về cấu tạo tế bào và các mảnh bìa tương ứng với tên các bộ phận - đại diện nhóm lên hoàn chỉnh sơ đồ. - GV nhận xét và thông báo đáp án đúng ghi bảng 2 . Hoạt động 2 : Tìm hiểu chức năng các bộ phận trong tế bào. - HS nghiên cứu bảng 3.1 trao đổi nhóm trả lời câu hỏi : ? Màng sinh chất có vai trò gì ? ? Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu ? Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào ? - Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác bổ sung – GV tổng kết ý kiến – nhận xét – ghi bảng. ? Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất và nhân ? ? Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ? (Cơ thể có 4 đặc trưng như trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền đều được tiến hành ở tế bào). 2 . Hoạt động 3 : Tìm hiểu thành phần hoá học của tế bào. - Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục III trao đổi nhóm – trả lời câu hỏi : ? Cho biết thành phần hoá học của tế bào (chất vô cơ và chất hữu cơ). ? Các chất hoá học cấu tạo nên tế bào có mặt ở đâu (trong tự nhiên). ? Tại sao trong khẩu phần ăn của mỗi người cần có đủ P, Li, G, Vi ta min, muối khoáng ? (ăn đủ các chất để xây dựng tế bào). 4. Hoạt động 4 : Tìm hiểu chức năng các hoạt động sống trong tế bào. - Cá nhân HS nghiên cứu sơ đồ hình 3.2 – trao đổi nhóm trả lời câu hỏi : ? Cơ thể lấy thức ăn từ đâu ? ? Thức ăn được biến đổi và chuyển hoá như thế nào ? ? Cơ thể lớn lên được do đâu ? ? Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ như thế nào ? - Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác bổ sung – GV rút ra kết luận – ghi bảng. I . Cấu tạo tế bào : Tế bào gồm 3 phần : Màng Tế bào chất : gồm các tế bào quan Nhân : gồm nhiễm sắc thể, nhân con II . Chức năng các bộ phận trong tế bào : (Nội dung như bảng 3.1 SGK) III. Thành phần hoá học của tế bào : Gồm hỗn hợp nhiều chất vô cơ và hữu cơ. Chất hữu cơ : P rôtêin : C, H, O, N, S, P Gluxit : C, H, O Lipit : C, H, O A xit nuclêic : ADN, ARN Chất vô cơ : Muối khoáng chứa : Ca, K, Na, Cu. IV. Hoạt động sống của tế bào : - Các hoạt động sống của tế bào gồm : trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng. - Mọi hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra ở tế bào – TB là đơn vị chức năng của cơ thể. IV .Củng cố : GV yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK 1 – 2 HS đọc ghi nhớ. V.Hướng dẫn học ở nhà : Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết ?” Ôn tập phần mô ở thực vật. VI. Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Ngày soạn :27/8/2009 Ngày giảng :1/9/2009 Tiết 4 mô I . Mục tiêu : Học xong bài này HS cần : HS nắm được khái niệm mô, phân biệt các loại mô chính trong cơ thể. HS nắm được cấu tạo ... đ 64.7 vào vở bài tập. - Kẻ các bảng này vào vở ghi để chuẩn bị cho tiết ôn tập tiếp theo. Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 68 : bài tập (Chữa một số bài tập trong vở bài tập sinh học 8 – NXBGD 2006) I. Mục tiêu : Học xong bài này HS có khả năng : Củng cố, luyện tập, vận dụng, rèn luyện kĩ năng trong giải bài tập về các chương : bài tiết , thần kinh , nội tiết , sinh dục . Mở rộng và nâng cao kiến thức về các chương trên . Rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan. II. chuẩn bị : HS ôn lại các kiến thức từ đầu học kì II đến nay GV phải có “ Vở bài tập sinh học 8 – NXBGD 2006 “ III. nội dung: A. Phần một : Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Em hãy điền những thông tin đúng vào các vị trí các số còn để trống trong bảng phân biệt phản xạ không điều kiện (A) và phản xạ có điều kiện (B) dưới đây : Tính chất của phản xạ không điều kiện (A) Tính chất của phản xạ có điều kiện (B) 1.Trả lời kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện 2. ................................................................................. 3. Bền vững 4. Có tính chất di truyền 5. Số lượng hạn chế 6. ................................................................................. 7. Trung ương nằm ở trụ não ,tuỷ sống 1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần ) 2. Được hình thành trong đời sống (qua học tập ,rèn luyện ) 3. ............................................................................. 4. ............................................................................. 5. Số lượng không hạn định 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ 7. ............................................................................. Câu 2 :Hãy ghép tên các tuyến nội tiết phù hợp với tên loại hoóc môn mà nó tiết ra ở bảng sau: Tên tuyến nội tiết Tên hoóc môn Cột trả lời 1. Tuyến tuỵ 2. Tuyến sinh dục nam 3. Tuyến trên thận 4. Tuyến sinh dục nữ 5. Tuyến giáp a. Prôgestêrôn b. Tirôxin c. ơstrôgen d. Cooctizôn e. Glucagôn f. Testôstêrôn g. Insulin h. FSH và LH Câu 2 : Hãy lựa chọn các từ hay cụm từ sau điền vào chỗ trống trong câu để câu hoàn chỉnh là hợp lý : a. Hệ thần kinh b. Nơ ron này c. Thân d. Tiếp giáp e. Cơ quan trả lời g. Sợi trục h. Cúc xi náp i. Nhánh k. Trục l. Bao miêlin Nơron là đơn vị cấu tạo nên (1) ..........................Mỗi nơron bao gồm (2) ...........................nhiều sợi (3) ..................và một sợi (4) ...............................Sợi trục thường có (5) ................................Tận cùng (6) ...............................các (7) .....................nơi (8) .........................giữa các (9) ........................với nơ ron khác hoặc với (10)........................... Câu 3 : Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B tương ứng với các thông tin ở cột A dưới đây : A. Da B. Cấu tạo da a. Lớp biểu bi 1. Lông và bao lông 2. Tầng sừng 3. Thụ quan 4. Cơ co chân lông 5. Tầng tế bào sống 6. Tuyến mồ hôi b. Lớp bì 7. Dây thần kinh 8. Lớp mỡ c. Lớp mỡ dưới da 9. Tuyến nhờn 10. Mạch máu A. Phần một : Bài tập tự luận Câu 1:Nêu cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện ? cho ví dụ về sự thành lập một phản xạ có điều kiện có lợi cho bản thân ? Câu 2: So sánh cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng ? Iv. Dặn dò : - Về hệ thống kiến thức học kì II theo các bảng ở bài 66 để tiết sau ôn tập Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 6: Ôn tập học kì II I/ Mục tiêu: - Hệ thống hoá kiến thức đã học trong năm. - Nắm chắc kiến thức cơ bản trong chương trình sinh học 8. - Rèn luyện kĩ năng tư duy, tổng hợp, khái quát hoá. II/ Phương tiện dạy học: - Bản trong có ghi các bảng 66.1 đ 66.7 đã hoàn thiện. - Máy đèn chiếu. III/ Các hoạt động dạy và học: 1. Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức học kì II. - Giáo viên cho các nhóm hoàn thành bằng từ 66.1 đ 66.7 mỗi nhóm 2 bảng. - Các nhóm trao đổi hoàn thành nội dung của mình. - Đại diện nhóm trình bày kết quả theo thứ tự bảng SGK nhóm khác nhận xét bổ sung. - Giáo viên hoàn chỉnh các bảng và chiếu lại toàn bộ nội dung ôn tập để học sinh có hệ thống kiến thức. - Học sinh có thể đọc lại nội dung của từng bảng kiến thức. 2. Hoạt động 2: Tổng kết sinh học 8 - Giáo viên nêu câu hỏi : Chương trình sinh học 8 giúp em có những kiến thức gì về cơ thể người và vệ sinh? - Học sinh thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Yêu cầu nêu được: + Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể sống. + Các hệ cơ quan trong cơ thể có cấu tạo phù hợp với chức năng. + Các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng là nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch đ tạo sự thống nhất. + Cơ thể thường xuyên trao đổi chất với môi trường để tồn tại và phát triển. + Cơ quan sinh sản thực hiện chức nằng đặc biệt, đó là sinh sản, bảo vệ giống nói. + Biết các tác nhân gây hại cho cơ thể và biện pháp rèn luyện bảo vẹ cơ thể tránh tác nhân, để hoạt động có hiệu quả. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả. - Nếu cần thời gian giáo viên cho học sinh tự trả lời câu hỏi SGK, hết thời gian thì giao về nhà. 3. Hướng dẫn học ở nhà: Ôn tập kĩ để tiết sau kiểm tra học kì II. Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 69: Kiểm tra học kì II : Đề ra: Câu I: Hãy lựa chọn các từ hoặc các cụm từ sau điền vào chỗ trống trong câu để câu trở nên hoàn chỉnh và hợp lí: a. Hệ thần kinh b. Nơ-ron này c. Một thân d. Tiếp giáp e. Cơ quan trả lời g. Sợi trục h. Cúc-xi-náp i. Nhánh k. Trục l. bao miêlin Nơ-ron là đơn vị cấu t ạo nên (1) . Mỗi nơ-ron bao gồm ..(2). , nhiều sợi (3). và một sợi ..(4) sợi trục thường có . (5) Tận cùng .. (6) . các (7) .. nơi. (8) . giữa các .. (9) .. Với nơ-ron khác hoặc với .. (10) .. Câu II: Hãy ghép tên các tuyến nội tiết phù hợp với tên loại hoóc-môn mà nó tiết ra ở bảng sau: Tên tuyến nội tiết Tên Hoóc - môn 1. Tuyến tuỵ a. Prôgestêrôn 2. Tuyến sinh dục nam b. Tirôxin 3. Tuyến trên thận c. Ơstrôgen 4. Tuyến sinh dục nữ d. Coóc-ti-zôn 5. Tuyến giáp e. Glucagôn f. Testôstêrôn g. Insulin Câu III: Nêu cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện? Cho ví dục về sự thành lập một phản xạ có điều kiện có lợi cho bản thân? Câu IV: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? Câu V: Phân biệt tật cận thị và viễn thị? Đáp án - biểu điểm chấm : Câu I: (2,5đ) Mỗi ý đúng 0,25đ 1.a; 2.c; 3.i; 4.k; 5.l; 6.g; 7.h ; 8.d; 9.b; 10.e Câu II: (1,5đ) Mỗi ý đúng 0,25đ 1.e,g; 2.f; 3.d; 4.c; 5.b Câu III: (2,5đ) - Cơ sở hình thành PXCĐK: + Kết hợp một kích thích có điều kiện (trước vài giây) với một kích thích không điều kiện nhiều lần và thường xuyên được củng cố (1đ) + Hình thành đường liên hệ tạm thời giữa hai trung khu (0,5đ) - Nêu được ví dụ (1đ) Ví dụ: Rèn luyện được thói quen tự dậy lúc 5h sáng để học bài. Câu IV: (2đ) Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của cầu thận, bao gồm: - Quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu (0,5đ) - Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết và quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức đồng thời duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu (1,5đ). Câu V: (1,5đ) mỗi ý 0,5đ Các tật của mắt Biểu hiện Nguyên nhân Cách khắc phục Cận thị Tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần - Do cầu mắt dài. - Do thể thuỷ tinh quá phồng Đeo kính cận (kính mặt lõm- kính phân kì) Viễn thị Tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. - Do cầu mắt ngắn. - Do ở người già: thể thuỷ tinh bị lão hoá, không phồng lên được. Đeo kính lão (Kính mặt lồi- Kính hội tụ) Tổng: 10 điểm. Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 70 Đại dịch AIDS - thảm hoạ của loài người I/ Mục tiêu: - Học sinh trình bày rõ tác hại của bệnh AIDS. - Nêu được đặc điểm sống của vi rút gây bệnh AIDS. - Chỉ ra được các con đường lây truyền và đưa ra cách phòng ngừa bệnh AIDS. - Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình để phòng tránh bệnh AIDS. II/ Phương tiện dạy học: - Tranh phóng to hình 65 SGK, tranh quá trình xâm nhập của HIV vào cơ thể người. - Tranh tuyên truyền về AIDS. - Bảng 65. III/ Các hoạt động dạy và học: A. Bài cũ: Chữa bài Kiểm tra. B. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về HIV/AIDS ? Em hiểu gì về AIDS? - Cá nhân học sinh nghiên cứu thông tin mục I SGK đ trao đổi nhóm hoàn thành bảng 65. - Giáo viên kẻ sẵn bảng 65 để đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng 65 đ nhóm khác nhận xét bổ sung. - Giáo viên đánh giá kết quả của nhóm giúp học sinh hoàn chỉnh bảng 65. Phương thức lây truyền HIV/AIDS Tác hại của HIV/AIDS - Qua đường máu (tiêm chích truyền máu, dùng chung kim tiêm) - Qua quan hệ tình dục không an toàn. - Qua nhau thai (từ mẹ sang con) Làm cơ thể mất hết khả năng chống bệnh và dẫn tới tử vong. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao lại coi đại dịch AIDS là thảm hoạ của loài người? - Cá nhân học sinh tự nghiên cứu mục II SGK để kết hợp mục “Em có biết” đ thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. ? Tại sao nói đại dịch AIDS là thảm hoạ của loài người? - đại diện nhóm trình bày đ nhóm khác bổ sung đ giáo viên chính xác kiến thức rồi ghi bảng. - Giáo viên giới thiệu thêm tranh: tảng băng chìm miêu tả AIDS (số người nhiễm chưa phát hiện còn nhiều hơn số đã phát hiện) 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS. - Cá nhân học sinh dựa vào kiến thức mục I đ trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời cho câu hỏi sau: ? Dựa vào con đường lây truyền AIDS hãy đề ra các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm AIDS? đ giáo viên hỏi thêm cả lớp đ cá nhân trả lời: ? Em cho rằng đưa người mắc HIV/AIDS vào sống chung trong cộng đồng là đúng hay sai? ? Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS? ? Học sinh phải làm gì để không mắc bệnh AIDS? ? Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng không đáng sợ ? Ghi bảng I. AIDS là gì? HIV là gì? - AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. - AIDS do 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người gọi tắt là HIV lây truyền vào cơ thể người qua: + Quan hệ tinh dục. + Truyền máu và tiêm chích. + qua nhau thai (từ mẹ sang con) II. Đại dịch AIDS - thảm hoạ của loài người: Vì: - Tỉ lệ tử vong rất cao. - Không có vắc-xin phòng và thuốc chữa. - Lây lan nhanh. III. Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS: - Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền máu. - Sống lành mạnh, chung thuỷ 1 vợ 1 chồng. Người mẹ bị AIDS không nên sinh con. C. Củng cố: Giáo viên chỉ định học sinh trả lời: ? AIDS là gì? Nguyên nhân dẫn tới AIDS là gì? ? Kể những con đường lây nhiễm HIV/AIDS? Cách phòng tránh? - Chỉ định 1đ2 học sinh đọc ghi nhớ. D. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết?
Tài liệu đính kèm: