A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS phải nắm được cấu tạo & chức năng của nơron.
- Chỉ rõ 5 thành phần của 1 cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát kênh hình, thông tin nắm bắt kiến thức , kỹ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể.
B/ Phương pháp: Trực quan + vấn đáp tìm tòi.
C/ Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ H 6.1, H 6.2 SGK.
D/ Tiến trình lên lớp:
I- Ổn định lớp:
II- Kiểm tra bài cũ:(không kiểm tra) GV dành thời gian thu báo cáo thực hành của giờ trước
Ngày soạn : 10 / 9 / 2010 Ngày soạn : 13 / 9 / 2010 (8B,C) 17/9/2010(8A) TIẾT 5 : PHẢN XẠ A/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: - HS phải nắm được cấu tạo & chức năng của nơron. - Chỉ rõ 5 thành phần của 1 cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát kênh hình, thông tin nắm bắt kiến thức , kỹ năng hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể. B/ Phương pháp: Trực quan + vấn đáp tìm tòi. C/ Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ H 6.1, H 6.2 SGK. D/ Tiến trình lên lớp: I- Ổn định lớp: II- Kiểm tra bài cũ:(không kiểm tra) GV dành thời gian thu báo cáo thực hành của giờ trước III-Bài mới: ĐVĐ: Cấu tạo và chức năng nơron như thế nào? Thế nào là phản xạ? Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV: Hãy nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh. Quan sát H 6.1 mô tả cấu tạo của 1 nơron điển hình. HS: Nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với quan sát H 6.1 trả lời câu hỏi . GV: Nhận xét và ghi bảng . - Nơron có chức năng gì?(Cảm ứng và dẫn truyền) - Thế nào là tính cảm ứng?(SGK) - Thế nào là tính dẫn truyền xung TK?(SGK) HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. GV: - Căn cứ vào chức năng có thể chia thành mấy loại nơron? - Hãy phân biệt vị trí , chức năng của các loại nơron?( Nơron hướng tâm: Đi từ cơ quan thụ cảm đến TƯ, làm nhiệm vụ truyền thông tin từ CQTC đến TƯ ; Nơron liên lạc : nối từ nơron hướng tâm đến nơron li tâm, làm nhiệm vụ truyền thông tin lkiên lạc; Nơron li tâm : đi từ TƯ ra CQPƯ , làm nhiệm vụ truyền thông tin điều khiển từ TƯ ra CQPƯ) - Có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung TK ở nơron cảm giác & nơron vận động?(Ngược nhau) I. Cấu tạo và chức năng của nơron: a) Cấu tạo nơron: - Thân chứa nhân . - Xung quanh thân là tua ngắn. Gọi là sợi nhánh. - Tua dài: Sợi trục có bao miêlin nối tiếp nối nơron gọi là xináp. b) Chức năng nơron : (SGK) Gồm : - Cảm ứng. - Dẫn truyền xung thần kinh. c) Các loại nơron: Gồm 3 loại. - Nơron hướng tâm(cảm giác). - Nơron trung gian(liên lạc). - Nơron li tâm(vận động). Hoạt động 2: Tìm hiểu cung phản xạ. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng HS: Nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi. GV: - Phản xạ là gì? Cho ví dụ về phản xạ ở người và ở động vật?(Tay chạm lửa thì rụt lại, chiếu đèn vào mắt thì mắt nhắm lại) Nêu điểm giống và khác nhau giữa phản xạ ở người và tính cảm ứng ở thực vật ?(Phản xạ của động vật có sự điều khiển của hệ thần kinh) - Có loại những nơron nào tham gia vào cung phản xạ, nêu các thành phần của một cung phản xạ(5 thành phần) - Cung phản xạ là gì ? cung phản xạ có vai trò như thế nào?(Giúp cơ thể nhận biết và trả lời kích thích của môi trường) HS: Quan sát hình vẽ, nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi. GV: Yêu cầu HS phân tích 1 ví dụ phản xạ về đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó? (GV hướng dẫn thêm) - Thế nào là vòng phản xạ?(SGK) - Vòng phản xạ có ý nghĩa như thế nào trong đời sống?(Giúp ta trả lời kích thích môi trường triệt để hơn) II. Cung phản xạ: 1) Phản xạ: Là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của của hệ thần kinh. 2) Cung phản xạ: *K/n (SGK). * Cung phản xạ gồm 5 thành phần: Nơron hướng tâm, cơ quan thụ cảm, trung ương thần kinh, nơron ly tâm, cơ quan phản ứng. c) Vòng phản xạ: Thực chất để điều chỉnh phản xạ nhờ có luồng thông tin ngược báo về trung ương. Phản xạ thực hiện chính xác hơn . IV- Kiểm tra đánh giá: GV dùng tranh câm về một cung phản xạ để cho học sinh chú thích các khâu và nêu chức năng của từng khâu đó. V- Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK, ôn tập bài cấu tạo bộ xương của thỏ, đọc mục “Em có biết”. - Ra về nhớ chấp hành đúng luật lệ giao thông. VI.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: