A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức
Trình bày quá trình tiêu hóa của dạ dày gồm:
+ Các hoạt động, cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động tác dụng của các hoạt động
2. Rèn kĩ năng: Tư duy, dự đoán, quan sát tranh hình, tìm kiến thức và hoạt động nhóm .
3. Giáo dục: ý thức giữ gìn bảo vệ các cơ quan tiêu hóa.
B/ Phương pháp :Trực quan + vấn đáp + tìm tòi.
C/ Chuẩn bị :
1. GV: Tranh phóng to H 27.1. máy chiếu , phim trong.
2. HS: kẻ bảng 27 vào vở.
D/ Tiến trình lên lớp:
I- Ổn định lớp(1’):
Ngày soạn : 02 /12/2010 Ngày dạy : 04/12 /2010 TIẾT 27 TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY A/ Mục tiêu: 1.Kiến thức Trình bày quá trình tiêu hóa của dạ dày gồm: + Các hoạt động, cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động tác dụng của các hoạt động 2. Rèn kĩ năng: Tư duy, dự đoán, quan sát tranh hình, tìm kiến thức và hoạt động nhóm . 3. Giáo dục: ý thức giữ gìn bảo vệ các cơ quan tiêu hóa. B/ Phương pháp :Trực quan + vấn đáp + tìm tòi. C/ Chuẩn bị : GV: Tranh phóng to H 27.1. máy chiếu , phim trong. HS: kẻ bảng 27 vào vở. D/ Tiến trình lên lớp: I- Ổn định lớp(1’): II- Kiểm tra Bài cũ:( không kiểm tra). III- Bài mới: ĐVĐ(1’): Tiêu hóa ở dạ dày có gì khác với ở khoang miệng? Hoạt động1(15’) Tìm hiểu cấu tạo của dạ dày: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Gv treo tranh H27.1 và yêu cầu HS quan sát và phân tích tranh + Dạ dày có cấu tạo như thế nào ?(SGK) + Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo dự đoán xem ở dạ dày có các hoạt động tiêu hoá nào? ( Sự biến đổi lí học ; Sự biến đổi hóa học) HS:Các cá nhân tự nghiên cứu thông tin và hình 27.1 SGK trang 87, TĐN thống nhất câu trả lời. GV: Cho các nhóm trình bày. HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. I. Cấu tạo của dạ dày: + Hình dạng: Hình túi, dung tích 3 lít. + Cấu tạo: Thành gồm 4 lớp: Lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc. - Lớp cơ dày, khỏe gồm 3 lớp: Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo. - Lớp niêm mạc: Có nhiều tuyến tiết dịch vị. Hoạt động 2(23’): Tìm hiểu sự tiêu hoá ở dạ dày Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2 Tìm hiểu sự tiêu hoá ở dạ dày GV: Ghi điều các nhóm dự đoán lên bảng và hỏi : Tại sao dự đoán như vậy? GV chưa đánh giá điều dự đoán của học sinh. GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin, hoàn thành bảng 27 SGK. HS: Cá nhân N/C thông tin, ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm, hoàn thành bài tập, nhóm khác nhận xét bổ sung và đưa ra bảng đúng, theo dõi và tự sửa chữa. + Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào?(Cơ dạ dày và cơ vòng môn vị ) +Thử giải thích vì sao trong thức ăn dịch vị phân hủy nhưng Prôtêin của lớp niêm mạc dung dịch được bảo vệ không bị phân hủy?( Vì lớp niêm mạc được phủ chất nhày ngăn cách niêm mạc và pepsin). Liên hệ thực tế cách ăn uống để bảo vệ dạ dày ( ít ăn cay , mặn, uống nhiều bia, rượu, chất có hại ). II.Tìm hiểu sự tiêu hoá ở dạ dày: Biến đổi thức ăn ở dạ dày. Các hoạt động tham gia. Các thành phần tham gia hoạt động. Tác dụng của hoạt động. Sự biến đổi lí học . - Sự tiết dịch vị. - Sự co bóp của dạ dày. - T.vị -Các lớp cơ của dạ dày. - Hòa loãng thức ăn. - Đảo lộn thức ăn cho thấm đều dịch vị. Sự biến đổi hóa học. Hoạt động của Enzim pepsin. Enzim pepsin. Phân cắt Protein chuỗi dài thành chuỗi ngắn gồm 3 đến 10 axitamin. IV- Kiểm tra đánh giá(3’): GV: Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm đánh dấu vào câu trả lời đúng: 1. Loại thức ăn nào được biến đổi cả về hóa học và lí hóa ở dạ dày a) Protein; b) Gluxit; c) Lipit ; d) Khoáng; 2. Biến đổi hóa học ở dạ dày gồm: a) Tiết các dịch vị; b) Thấm đều dịch với thức ăn; c) Hoạt động của Enzim pepsin. V- Dặn dò(2’): - Học bài trả lởi câu hỏi SGK, đọc mục “Em có biết”, nghiên cứu trước bài 28. - Dự đoán xem ở ruột non diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào? - Kẻ bảng về biến đổi hóa học và lí học ở ruột non theo mẫu bài tiêu hóa ở dạ dày. - Nghiên cứu kĩ các hình vẽ và tìm ra các thắc mắc . - Ra về phải chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: