Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 4

Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 4

I.Mục tiêu :

 1.Kiến thức :

- Nêu được nguồn gốc loài người và vị trí của con người trong tự nhiên

- Trình bày được nhiệm vụ và ý nghĩa của môn cơ thể người và vệ sinh

- Đề ra được phương pháp học tập phù hợp với môn sinh học 8

 2.Kỹ năng :

- Phát triển kỹ năng phân tích, so sánh và liên hệ thực tiễn

3.Thái độ :

- Giáo dục tư tưởng duy vật biện chứng

II.Phương tiện dạy học :

 1.Chuẩn bị của GV :

- Tư liệu về quá trình tiến hoá của loài người và quá trình phát triển của thai nhi

 

doc 22 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/ 08/ 2006
Tuần : 1 	
Tiết : 1 
I.Mục tiêu :
	1.Kiến thức :
Nêu được nguồn gốc loài người và vị trí của con người trong tự nhiên
Trình bày được nhiệm vụ và ý nghĩa của môn cơ thể người và vệ sinh
Đề ra được phương pháp học tập phù hợp với môn sinh học 8
	2.Kỹ năng : 
Phát triển kỹ năng phân tích, so sánh và liên hệ thực tiễn
3.Thái độ :
Giáo dục tư tưởng duy vật biện chứng
II.Phương tiện dạy học :
	1.Chuẩn bị của GV :
Tư liệu về quá trình tiến hoá của loài người và quá trình phát triển của thai nhi
2.Chuẩn bị của HS :
Kiến thức cũ
III.Tiến trình lên lớp :
	1.Ổn định tổ chức: (1’)
	2.Kiểm tra bài cũ: 
	3.Bài mới:
	{ Giới thiệu bài: (2’)
	Trong chương trình sinh học 7, các em đã học những ngành động vật nào?
	Lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất?
T.L
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về vị trí của con người trong tự nhiên
Yêu cầu HS đọc mục □/5 g chọn câu đúng ở mục r/5
- Yêu cầu HS công bố kết quả
- Từ mục □, r em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa người và thú?
Căn cứ vào đâu để người ta thấy được sự giống và khác nhau đó?
Căn cứ vào phôi sinh học và giải phẩu so sánh
- Em hiểu như thế nào về phôi sinh học và giải phẩu so sánh?
* Giảng giải thêm về quá trình phát triển phôi thai ở người
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
Yêu cầu HS đọc mục □/5 g trả lời câu hỏi
Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh là gì?
Kiến thức môn cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội?
Em học môn này nhằm mục đích gì?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh
Bộ môn sinh học 8 có đặc điểm gì?
- Để học tốt môn học này, ta cần thực hiện phương pháp học tập như thế nào?
Hoạt động 4 : Củng cố
Yêu cầu HS đọc phần kết luận cuối bài.
Vì sao người được xem là loài động vật có nấc thang tiến hoá cao nhất.
Căn cứ vào đâu để phân biệt sự giống và khác nhau đó?
- Để học tốt môn học ta phải học tập như thế nào?
Trả lời câu hỏi cuối bài và học bài.
- Đọc mục □/5 g chọn câu có nội dung đúng theo yêu cầu của đề.
- Trừ câu số 6 còn tất cả đều đúng.
- So sánh và trình bày kết quả so sánh.
Dựa vào quá trình phát triển phôi thai, dựa vào giải phẩu và đối chiếu so sánh.
Đọc nội dung mục □/5 g trả lời câu hỏi
- Nghiên cứu về cấu tạo cơ thể người, chức năng sinh lý và vệ sinh.
- Ngành y, thể dục thể thao, giáo dục, 
- Lắng nghe và bổ sung
- Nhằm hiểu rõ hơn về cơ thể g rèn luyện cơ thể
kiến thức mang tính thực tế cao.
Dựa vào mục □/7 g trả lời câu hỏi
- Đọc phần kết luận SGK
- Suy nghĩ trả lời, góp ý bổ sung.
I. Vị trí của con người trong tự nhiên :
 Người là động vật thuộc lớp thú, xuất hiện sau nhưng có nấc thang tiến hoá cao nhất.
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh:
 Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, chức năng sinh lý vàø vệ sinh
III. Phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh :
 Kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế cuộc sống.
	4.Dặn dò: (1’)
Học thuộc phần ghi nhớ.
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
IV.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : 04/ 08 /2006
Tuần : 1 	
Tiết : 2 	
I.Mục tiêu :
	1.Kiến thức :
Vị trí và chức năng của từng hệ cơ quan
Sự phối hợp hoạt động của các hệ thần kinh dưới sự điều hoà và phối hợp của hệ thần kinh và tuyến nội tiết.
	2.Kỹ năng : 
Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết và phân tích.
3.Thái độ :
Giáo dục ý thức vệ sinh bảo vệ thân thể và yêu thích môn học
II.Phương tiện dạy học :
	1.Chuẩn bị của GV :
Tranh phòng to hình 2.1, 2.2, mô hình
2.Chuẩn bị của HS :
Kiến thức thực tế
III.Tiến trình lên lớp :
	1.Ổn định tổ chức: (1’)
	2.Kiểm tra bài cũ: (4’)
Em hãy nêu vị trí của con người trong tự nhiên? Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh? Tại sao phải nghiên cứu cơ thể về cả 3 mặt : Cấu tạo, chức năng và vệ sinh?
HS : Con người là động vật thuộc lớp thú. Xuất hiện sau nhưng có nấc thang tiến hóa cao nhất. Nhiệm vụ của môn là nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo, chức năng sinh lý và vệ sinh. Chúng ta nghiên cứu cả 3 mặt từ đó có thể nắm được đặc điểm g đề ra phương pháp rèn luyện phù hợp có khoa học.
	3.Bài mới:
T.L
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về cấu tạo của cơ thể người
Treo tranh hình 2.1, 2.2 (mô hình : 2.2) g Yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu nội dung phần I trả lời các câu hỏi :
Cơ thể người gồm mấy phần? Hãy kể tên các phần đó?
Cấu tạo phần đầu bao những phần chính nào?
Cấu tạo tứ chi bao gồm những phần chính nào?
Phần thân cơ thể gồm những khoang nào? Ngăn cách giữa các khoang này là cơ quan nào?
Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng?
Trên cơ thể bao gồm những hệ cơ quan ? Chức năng của mỗi hệ cơ quan là gì?
Đặc điểm cấu tạo và chức năng cụ thể của từng hệ cơ quan là gì? Sau này ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự phân phối hoạt động của các cơ quan
Yêu cầu HS đọc, nghiên cứu mục III g trả lời câu hỏi 
Khi chạy, làm việc với cường độ lớn thì những hệ cơ quan nào hoạt động?
 Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ khác.
Hiện tượng này chính là sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan. Sự phối hợp này có ý nghĩa gì?
Nhờ đâu mà sự phối hợp này được thực hiện?
 Qua sơ đồ hình 2.3, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các hệ cơ quan?
 GV giải thích sơ đồ để học sinh nắm rõ hơn.
 Vậy em có kết luận gì về hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể?
Hoạt động 4 : Củng cố
Yêu cầu HS đọc phần kết luận cuối bài.
Tại sao nói cơ thể người là một khối thống nhất?
Những hệ cơ quan nào tham gia chức năng dinh dưỡng?
Hệ tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp, bài tiết 
- Quan sát tranh (mô hình) nghiên cứu nội dung phần I g trả lời câu hỏi.
Gồm 3 phần: đầu, thân và tứ chi.
Hộp sọ và bộ não
Cơ và xương
Gồm khoang ngực và khoang bụng, giữa 2 khoang này được ngăn cách bởi cơ hoành.
Khoang ngực : tim, phổi; khoang bụng : gan, dạ dày, ruột, thận, tỳ, bàng qang.
Hệ vận động : Giúp cơ thể di chuyển trong không gian, thực hiện được các động tác lao động 
Hệ tiêu hoá : Làm thức ăn biến thành những chất dinh dưỡng cho cơ thể và thải những chất bã ra ngoài.
Hệ tuần hoàn : Vận chuyển các chất dinh dưỡng, O2, hooc môn đến từng tế bào và lấy các chất ra ngoài 
Hệ hô hấp : Lấy O2 trong không khí và thải khí CO2 ra ngoài môi trường.
Hệ bài tiết : Lọc từ máu những chất thừa và có hại cho cơ thể và thải ra ngoài
Hệ thần kinh, tuyến nội tiết : Điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể 
Hệ sinh dục : Có chức năng sinh sản vào bảo toàn nòi giống
Đọc và tự nghiên cứu mục II.
Hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ vận động, hệ thần kinh, hệ hô hấp.
Dựa vào thực tế HS lấy thêm ví dụ.
Đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
Nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
- Có mối quan hệ hai chiều. Tuy nhiên mối quan hệ giữa hệ bài tiết với các hệ khác là một chiều.
Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất
Đọc phần kết luận cuối bài.
I. Cấu tạo :
Các phần cơ thể:
Đầu
Thân
Tứ chi
Các hệ cơ quan:
Hệvận động : Giúp cơ thể di chuyển trong không gian, thực hiện được các động tác lao động 
Hệ tiêu hoá : Làm thức ăn biến thành những chất dinh dưỡng cho cơ thể và thải những chất bã ra ngoài.
Hệ tuần hoàn : Vận chuyển các chất dinh dưỡng, O2, hooc môn đến từng tế bào và lấy các chất ra ngoài 
Hệ hô hấp : Lấy O2 trong không khí và thải khí CO2 ra ngoài môi trường.
Hệ bài tiết : Lọc từ máu những chất thừa và có hại cho cơ thể và thải ra ngoài
Hệ thần kinh, tuyến nội tiết : Điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể 
Hệ sinh dục : Có chức năng sinh sản vào bảo toàn nòi giống
II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan :
 Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp đó được thực hiện nhờcơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
	4.Dặn dò: (1’)
Học thuộc phần ghi nhớ.
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
IV.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: / 09/ 2006
Tuần : 2 	
Tiết : 3 
I.Mục tiêu :
	1.Kiến thức :
Các thành phần cấu tạo nên tế bào và chức năng của mỗi thành phần.
Các hoạt động sống của tế bào g Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
	2.Kỹ năng : 
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích.
	3.Thái độ :
Giáo dục thế giới quan duy vật và tính yêu thích môn học.
II.Phương tiện dạy học :
	1.Chuẩn bị của GV :
Tranh hình 3.1, 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 SGK
2.Chuẩn bị của HS :
SGK
III.Tiến trình lên lớp :
	1.Ổn định tổ chức: (1’)
	2.Kiểm tra bài cũ: 
	 Háõy nêu tên của các hệ cơ quan và chức năng của chúng
Hệ vận động : Giúp cơ thể vận động và lao động 
Hệ tiêu hoá : Biến đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể và thải những chất bã ra ngoài.
Hệ tuần hoàn : Vận chuyển các chất dinh dưỡng, O2 và các hooc môn đến từng tế bào và vận chuyển CO2, các chất thải để đưa ra ngoài 
Hệ hô hấp : Thực hiện trao đổi khí
Hệ bài tiết : Lấy các chất thải để đưa ra ngoài
Hệ thần kinh, tuyến nội tiết : Điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể 
Hệ sinh dục : Có chức năng sinh sản vào bảo toàn nòi giống
Tại sao nói cơ thể người là một khối thống nhất?
Vì các cơ quan trong một hệ, các h ... rả lời, góp ý bổ sung.
I. Khái niệm mô :
 Mô là tập hợp gồm các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau, đảm bảo chức năng nhất định.
II. Các loại mô : 
1. Mô biểu bì : 
 Gồm các tế bào xếp sít nhau như ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng : Oáng tiêu hoá, xơ quan hô hấp,  Nó có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
2. Mô liên kết :
 Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác bên trong chất nền. Mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
3. Mô cơ : Có chức năng co giãn, nó bao gồm :
Cơ vân
Cơ trơn
Cơ tim
4. Mô thần kinh :
 Mô thần kinh tạo nên hệ thần kinh, có chức năng tiếp nhận, xử lý thông tin đồng thời điều khiển hoạt động để trả lời các kích thích.
	4.Dặn dò: (1’)
Học thuộc phần ghi nhớ.
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị mỗi tổ 1 con ếch để cho bài thực hành sau (6 nhóm)
IV.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: / 09/ 2006
Tuần : 2 	
Tiết : 4 
I.Mục tiêu bài thực hành :
	1.Kiến thức :
Làm và quan sát, nhận biết được mô biểu bì, mô máu và mô cơ vân ở ếch, phân biệt được các loại mô này.
Nhận biết được các thành phần của từng loại tế bào ở các mô trên.
	2.Kỹ năng : 
Rèn kỹ năng tự tiến hành, quan sát thí nghiệm. Nhận biết, so sánh các loại tế bào
	3.Thái độ :
Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ cơ thể.
Yêu thích môn học, cẩn thận trong quá trình thí nghiệm
II.Phương tiện dạy học :
	1.Chuẩn bị của GV :
Kính hiển vi, lamen, dao mổ, kim chọc tuỷ, khăn lau, giấy thấm, dung dịch sinh lý (NaCl) 0,65% 
2.Chuẩn bị của HS :
SGK, con ếch (mỗi nhóm 1 con)
III.Tiến trình thực hành :
	1.Ổn định tổ chức: (1’)
	2.Kiểm tra bài cũ: 
	3.Tiến trình thực hành :
	{ Giới thiệu bài: (2’)
	 Trước khi thực hành thí nghiệm giáo viên lưu ý học sinh :
Phải cẩn thận trong từng thao tác, không đùa nghịch.
Sau khi làm thực hành xong, cần làm vệ sinh các dụng cụ thí nghiệm
Viết bài thu hoạch theo mẫu như mục IV
Phân chia nhóm và yêu câù HS giữ trật tự trong khi thực hành.
T.L
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân
Yêu cầu HS tự đọc phần “Cách tiến hành” g Nêu tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm.
Treo tranh các loại mô
Sau khi học sinh nêu tóm tắt g bắt đầu cho HS tự tiến hành (theo nhóm).
Giáo viên quan sát và hướng dẫn thêm :
 + Cách đậy lamen
 + Cách điều chỉnh kính hiển vi trong quá trình quan sát.
- Phát cho mối nhóm 1 mẫu loại mô khác nhau
 + GV lưu ý cách làm đối với những loại mô này cũng tương tự như quan sát tế bào mô cơ những khác ở chỗ chúng ta dùng dao lam cắt mỏng.
- Cho lớp dọn dẹp vệ sinh
- Tự đọc phần cách tiến hành thí nghiệm
- Nêu tóm tắt cách tiến hành.
Tiến hành theo nhóm
Tự tiến hành thí nghiệm theo trình tự các bước đã tóm tắt :
 + Làm tiêu bản.
 + Lên kính hiển vi quan sát
 + Quan sát mẫu, đối chiếu với tranh g rút ra kiến thức
Lấy mẫu và tiếp tục quan sát g mô tả và ghi nhớ
Ghi nhớ cách tiến hành.
Dọn dẹp vệ sinh
1. Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân :
2. Quan sát tiêu bản các loại mô khác : 
	4.Dặn dò: (1’)
Viết bài thu hoạch theo mẫu.
Xem trước bài mới
IV.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: / 09/ 2006
Tuần : 2 	
Tiết : 4 
I.Mục tiêu :
	1.Kiến thức :
Mô là gì? Đặc điểm cấu trúc và chức năng của từng loại mô
	2.Kỹ năng : 
Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh cấu tạo và chức năng của từng loại mô.
	3.Thái độ :
Yêu thích môn học.
II.Phương tiện dạy học :
	1.Chuẩn bị của GV :
Tranh phóng to hình 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 
2.Chuẩn bị của HS :
SGK
III.Tiến trình lên lớp :
	1.Ổn định tổ chức: (1’)
	2.Kiểm tra bài cũ: 
Cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trong tế bào?
 + Màng sinh chất : Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường ngoài
 + Chất tế bào (Lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy gôn gy và trung thể) : Thực hiện trao đổi chất bên trong tế bào.
 + Nhân : Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào và đóng vai trò quan trọng trong di truyền.
Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống?
Tế bào gồm có các hoạt động sống : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng. Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. Sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể. Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường ngoài.
	3.Bài mới:
	{ Giới thiệu bài: (2’)
	 Tiết trước chúng ta học bài : Tế bào, đó là cấu tạo đặc trưng. Nhưng thực chất tế bào trong cơ thể đã có sự phân hoá thành các mô, chúng có cấu tạo và đảm nhận những chức năng khác nhau.	
T.L
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về khái niệm mô
Yêu cầu HS tự nghiên cứu SGK g trả lời câu hỏi
 + Mô là gì?
 + Hãy giải thích vì sao lại có sự khác nhau trên?
 Vậy sự khác nhau đó như thế nào chúng ta xét phần II
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về các loại mô
- Có mấy loại mô?
- Yêu cầu HS trình bày
- Treo tranh hình 4.1, giới thiệu tranh g Yêu cầu HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK g trả lời câu hỏi
 + Trên cơ thể mô biểu bì có ở đâu?
 + Mô biểu bì có đặc điểm gì?
 Yêu cầu bổ sung
 + Mô biểu bì có chức năng gì?
 + Loại mô biểu bì làm chức năng bảo vệ có ở cơ quan nào?
(Da, cơ quan hô hấp, )
 + Loại mô biểu bì làm nhiệm vụ tiết có ở cơ quan nào?
 + Loại mô nào làm chức năng hấp thụ có ở cơ quan nào?
(Tiêu hoá, bài tiết, )
- Treo tranh hình 4.2 g giới thiệu tranh g Yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu SGK g trả lời các câu hỏi :
 + Mô liên kết là gì?
 + Mô liên kết có những chức năng nào?
 + Mô liên kết có ở đâu trong cơ thể?
(Khớp xương, trong khoang ngực, khoang bụng, )
 + Về mặt cấu tạo mô liên kết có đặc điểm gì khác với mô biểu bì?
 Thành phần chủ yếu là chất gian bào, các tế bào nằm rải rác trong chất gian bào, chất gian bào gồm : Các sợi liên kết và sợi đàn hồi.
Treo tranh hình 4.3 g Yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi :
 + Mô cơ gồm những loại nào? Những loại này giống và khác nhau như thế nào?
Cơ vân có tế bào dài, chứa nhiều nhân, có vân ngang, hoạt động theo ý muốn.
Cơ trơn có tế bào hình thoi, có 1 nhân, hoạt động ngoài ý muốn.
Mô cơ tim có tế bào dài, phân nhánh, chứa nhiều nhân (giống cơ vân) nhưng hoạt động ngoài ý muốn.
Treo tranh hinh 4.4 g yêu cầu HS quan sát.
Mô thần kinh có ở đâu trong cơ thể?
Mô thần kinh gồm những loại tế bào nào?
Mô thần kinh có chức năng gì?
Hoạt động 3 : Củng cố
Yêu cầu HS đọc phần kết luận cuối bài.
Có những loại mô nào? Chức năng của mỗi loại?
 + Mô biểu bì : Chức năng bảo vệ, hấp thụ và bài tiết.
 + Mô liên kết : Chức năng nâng đỡ liên kết các cơ quan.
 + Mô cơ : Chức năng co giãn.
 + Mô thần kinh : Tiếp nhận kích thích, xử lý và điều khiển hoạt động trả lời lại kích thích.
Hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa cơ vân, cơ trơn, cơ tim.
 + Cơ vân : Tế bào thuôn dài, có các vân sáng tối, có nhiều nhân.
 + Cơ tim : Tế bào thuôn dài phân nhánh, có nhiều nhân.
 + Cơ trơn : Tế bào thuôn ngắn, có 1 nhân.
 + Cơ vân hoạt động theo ý muốn, cơ trơn hoạt động không theo ý muốn. Cơ tim cấu tạo giống với cơ vân nhưng hoạt động giống cơ trơn.
- HS nghiên cứu SGK g trả lời câu hỏi
 + Mô gồm các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.
 + Trong quá trình phát triển phôi có sự phân hoá để hình thành các cơ quan khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau nên tế bào có cấu trúc , hình dạng và kích thước khác nhau.
- Có 4 loại mô : Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.
- Quan sát tranh, nghiên cứu SGK g trả lời các câu hỏi
 + Phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hoá, dạ con, bóng đái.
 + Còn có ở cơ quan hô hấp
 + Bảo vệ, hấp thụ, tiết.
 + Phủ ngoài cơ thể
 Lắng nghe và bổ sung
 + Cơ quan tiêu hoá, da, 
 Lắng nghe và bổ sung
 + Tiêu hoá
Quan sát tranh, nghiên cứu SGK g trả lời câu hỏi
+ Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác bên trong chất nền, có thể có các sợi đàn hồi.
 + Nâng đỡ, tạo ra các bộ khung của cơ thể và neo giữ, liên kết các cơ quan.
HS quan sát hình 4.2 g ở các khớp xương
- HS suy nghĩ trả lời, lắng nghe và bổ sung
Quan sát tranh, nghiên cứu SGK g lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Mô cơ có 3 loại : Cơ vân, cơ trơn, cơ tim.
 + Phát biểu, lắng nghe nhận xét
- Quan sát tranh, nghiên cứu SGK g trả lời câu hỏi.
- Trong hộp sọ và tuỷ sống
- Tế bào thần kinh và tế bào đệm
- Tiếp nhận và xử lý thông tin, điều khiển hoạt động các cơ quan
 - Đọc phần kết luận SGK
- Suy nghĩ trả lời, góp ý bổ sung.
I. Khái niệm mô :
 Mô là tập hợp gồm các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau, đảm bảo chức năng nhất định.
II. Các loại mô : 
1. Mô biểu bì : 
 Gồm các tế bào xếp sít nhau như ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng : Oáng tiêu hoá, xơ quan hô hấp,  Nó có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
2. Mô liên kết :
 Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác bên trong chất nền. Mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
3. Mô cơ : Có chức năng co giãn, nó bao gồm :
Cơ vân
Cơ trơn
Cơ tim
4. Mô thần kinh :
 Mô thần kinh tạo nên hệ thần kinh, có chức năng tiếp nhận, xử lý thông tin đồng thời điều khiển hoạt động để trả lời các kích thích.
	4.Dặn dò: (1’)
Học thuộc phần ghi nhớ.
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị mỗi tổ 1 con ếch để cho bài thực hành sau (6 nhóm)
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA khoi 8.doc