1/ Mục tiêu: Giúp HS:
a) Kiến thức:
- Xác định được mục đích, nhiệm vụ và nghĩa của môn học
- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên
- Nắm được các phương pháp đặc thù của môn học
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy logic, quan sát - tìm tòi để phát hiện ra kiến thức mới
c) Thái độ: Có thái độ và tinh thần học tập đúng đắn đối với bộ môn
2/ Chuẩn bị:
a) GV:
- Bảng phụ với nội dung như bài tập SGK/5
- Tranh H1.1 – 3
- Những mẫu chuyện về các nhà bác học, các giáo sư, bác sĩ giỏi ở Việt Nam
b) HS: Xem trước nội dung bài học và những câu hỏi thắc mắc có liên quan
3/ Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ, quan sát – tìm tòi, đàm thoại
2wTiết PPCT: 01 Ngày dạy: ۞ Bàaøi 1: BAØI MÔÛ ÑAÀU 1/ Mục tiêu: Giúp HS: a) Kiến thức: - Xác định được mục đích, nhiệm vụ và nghĩa của môn học - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên - Nắm được các phương pháp đặc thù của môn học b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy logic, quan sát - tìm tòi để phát hiện ra kiến thức mới c) Thái độ: Có thái độ và tinh thần học tập đúng đắn đối với bộ môn 2/ Chuẩn bị: a) GV: - Bảng phụ với nội dung như bài tập SGK/5 - Tranh H1.1 – 3 - Những mẫu chuyện về các nhà bác học, các giáo sư, bác sĩ giỏi ở Việt Nam b) HS: Xem trước nội dung bài học và những câu hỏi thắc mắc có liên quan 3/ Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ, quan sát – tìm tòi, đàm thoại 4/ Tiến trình: 4.1- Ổn định tổ chức lớp: 4.2- Kiểm tra bài củ: không 4.3- Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: Trong chương trình Sinh học 7, chúng ta đã được học những ngành ĐV nào ? (ĐVNS, ĐVKXS, ĐVCXS), trong đó Lớp ĐV nào trong ngành ĐVCXS có vị trí tiến hóa cao nhất ? (Lớp Thú) và con người được xếp vào Lớp, ngành nào trong hệ thống phân loại ĐV ?(Lớp Thú, ngành ĐVCXS). Như vậy ở lớp 7 chúng ta đã từng nghiên cứu 1 cách khái quát về con người và con người chúng ta sẽ được nghiên cứu 1 cách kỉ lưỡng ở chương trình sinh học lớp 8 và trong tự nhiên con người có vị trí như thế nào, nhiệm vụ của chương trình sinh học 8 nghiên cứu về cơ thể người – vệ sinh có đáp ứng được nhu cầu hiểu biết của chúng ta về con người hay không, và phương pháp để học tập môn này thì như thế nào. Bài hôm nay chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này. * Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Tìm hiểu vị trí của con người trong tự nhiên PP: Đặt và giải quyết vấn đề - GV đặt vấn đề: Người thuộc giới ĐV, Lớp thú nhưng là ĐV tiến hóa nhất. Sự tiến hóa này được thể hiện ở những điểm chỉ có ở người, không có ở thú. Sự khác biệt đó là gì ? - Giải quyết vấn đề: + GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/5 và HD HS làm bài tậpSGK/5 bằng bảng phụ vớ nội dung như bài tập SGK/5 + HS làm việc cá nhân, xác định những đđ chỉ có ở người không có ở ĐV(3'). + GV quan sát, hướng dẫn HS hoàn thành bài tập và giúp đỡ khi cần thiết + Mỗi HS báo cáo kết quả, các HS khác thảo luận bổ sung + Cuối cùng, GV cùng HS thảo luận để tìm ra đáp án đúng và đi đến kết luận: b) Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với chức năng lao động bằng tay và đi bằng 2 chân. c) Nhờ lao động có mục đích, con người bớt lệ thuộc vào thiên nhiên e) Có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng và hình thành y' thức. g) Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. h) Não phát triển, sọ lớn hơn mặt. - GV nói thêm: Đó chính là những đặc điểm khác biệt chỉ có ở người mà không hề có ở ĐV HĐ2: Xác định mục đích, nhiệm vụ của môn học: PP: Giải quyết vấn đề + Thảo luận nhóm nhỏ + Quan sát – tìm tòi + Đàm thoại - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và nêu câu hỏi: ? SGK nêu lên mấy nhiệm vụ ? và nhiệm vụ nào là quan trọng nhất ? vì sao? - HS độc lập nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi Yêu cầu HS phải trả lời được: + SGK nêu lên 2 nhiệm vụ: @ Thấy rõ loài người có nguồn gốc từ ĐV nhưng đã vượt lên vị trí cao nhất về mặt tiến hóa nhờ có lao động. @ Tìm hiểu các đđ cấu tạo và chức năng của cơ thể từ cấp độ tế bào à cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể trong mối quan hệ với môi trường và những cơ chế điều hòa của quá trình sống. Từ đó dề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giúp ta có hiểu biết khoa học để có y' thức và hành vi bảo vệ môi trường. + Trong 2 nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ 2 là quan trọng nhất vì khi hiểu rõ đđ cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể, chúng ta mới thấy được loài người có nguồn gốc từ ĐV nhưng đã vượt lên vị trí cao nhất nhờ có lao động - GV lưu y' HS: Chúng ta nghiên cứu cấu tạo và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trong mối quan hệ với môi trường cùng với những cơ chế điều hòa của quá trình sống. Từ đó dề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giúp ta có hiểu biết khoa học để có y' thức và hành vi bảo vệ môi trường. - Tiếp đó GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ câu hỏi trong 3' : Vì sao phải nghiên cứu cơ thể về cả 3 mặt: cấu tạo, chức năng và vệ sinh ? - HS thảo luận nhóm nhỏ (2-3 người) để trả lời câu hỏi - GV theo dõi, HD, giúp đỡ khi cần thiết. - Đại diện 1-2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác thảo luận bổ sung - GV cùng HS thảo luận để đi đến đáp án đúng: Muốn hiểu rõ chức năng của 1 cơ quan, cần hiểu rõ cấu tạo của cơ quan đó. Mặt khác, khi đã rõ cấu tạo và chức năng của 1 cơ quan ta có thể đề ra biện pháp vệ sinh cơ quan này. - GV giới thiệu cho HS tranh H1.1-3 SGK/6 và cùng với những hiểu biết của bản thân HS trả lời câu hỏi phần hoạt động SGK/6 - HS hoạt động độc lập để trả lời - GV quan sát, hướng dẫn HS hoàn thành bài tập và giúp đỡ khi cần thiết - Mỗi HS báo cáo kết quả, các HS khác thảo luận bổ sung - GV cùng HS thảo luận để tìm ra đáp án đúng:Hiểu biết về cơ thể người có ích lợi cho nhiều ngành nghề như: Y học, Giáo dục học, TDTT, hội họa, thời trang,.Vì vậy, việc học tập môn học Cơ thể người và vệ sinh có y' nghĩa không chỉ giúp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường mà còn có những kiến thức cơ bản tạo điều kiện học lên các lớp sau và đi sâu vào các ngành nghề khác trong XH. - GV có thể mở rộng: cùng HS giới thiệu các thành công của các bác sỉ VN trong việc ghép thận, ghép gan, tách 2 trẻ sinh đôi, HĐ3: Tìm hiểu phương pháp học tập bộ môn: PP: Đặt và giải quyết vấn đề - GV đặt vấn đề: Để đạt được mục đích, nhiệm vụ môn học, chúng ta cần thực hiện phương pháp học tập khoa học như thế nào ? vì sao lại phải học theo các phương pháp ấy? - Giải quyết vấn đề: + GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: ? SGK nêu lên mấy phương pháp học tập bộ môn ? kể ra ? + HS độc lập nghiên cứu thông tin và trả lời: Có 3 phương pháp: quan sát, thí nghiệm, vận dụng kiến thức – kĩ năng vào thực tế cuộc sống + GV hỏi tiếp: vì sao phải học theo các PP đó ? + HS nghiên cứu thông tin và có thể trả lời: @ Quan sát để hiểu rõ đđ hình thái, cấu tạo các cơ quan trong cơ thể @ Bằng thí nghiệm để tìm ra những kết luận khoa học về chức năng của các cơ quan trong cơ thể. @ Vận dụng những kiến thức, kĩ năng vào thực tế để giải thích các hiện tượng thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể. - Cuối cùng GV lưu y' HS: Như vậy ta thấy việc đưa ra các PP học tập môn học gắn liền với việc tìm hiểu về cấu tạo, chức năng, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ thể từ cấp độ tế bào à cơ thể trong mối quan hệ với môi trường trong và ngoài cơ thể. I- Vị trí của con người trong tự nhiên: - Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với chức năng lao động bằng tay và đi bằng 2 chân. - Nhờ lao động có mục đích, con người bớt lệ thuộc vào thiên nhiên - Có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng và hình thành y' thức. - Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. - Não phát triển, sọ lớn hơn mặt II- Nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh: - Thấy rõ loài người có nguồn gốc từ ĐV nhưng đã vượt lên vị trí cao nhất về mặt tiến hóa nhờ có lao động. - Tìm hiểu các đđ cấu tạo và chức năng của cơ thể từ cấp độ tế bào à cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể trong mối quan hệ với môi trường và những cơ chế điều hòa của quá trình sống. Từ đó dề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giúp ta có hiểu biết khoa học để có y' thức và hành vi bảo vệ môi trường. III- Phương pháp học tập môn học Cơ thể người và vệ sinh: - Quan sát - Thí nghiệm - Vận dụng kiến thức – kĩ năng vào thực tế cuộc sống 4.4- Củng cố và luyện tập: Chọn những cụm từ: hoàn thiện, thế giới ĐV, vượt lên vị trí cao nhất, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên điền vào chổ trống: Môn học Cơ thể người và vệ sinh tiếp nối chương trình sinh học 7 nhằm(1)những hiểu biết về(2)giúp ta thấy rõ loài người có nguồn gốc ĐV nhưng đã(3)về mặt tiến hóa, nhờ có lao động con người đã(4) à (1) hoàn thiện (2) thế giới ĐV (3) vượt lên vị trí cao nhất (4) bớt lệ thuộc vào thiên nhiên 4.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Yêu cầu mỗi HS tự đề ra PP học bộ môn này - Xem lại bài 46 – Thỏ, bài 47 – Cấu tạo trong của Thỏ SGK Sinh học 7 - Trả lời các câu hỏi SGK cuối bài học của ngày hôm nay - Xem trước bài mới : CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI 5/ Rút kinh nghiệm: * Ưu điểm: - Nội dung: + Truyền thụ đầy đủ kiến thức cho HS + Có xoáy sâu trọng tâm của bài + Mở rộng và liên hệ được kiến thức cũ cho HS - PP: + Có sử dụng ĐDDH và đổi mới PP + HS dễ tiếp thu, lớp học sinh động - Tổ chức: Thời gian hợp lí * Hạn chế: - Nội dung: 1 số HS chưa nêu được nhiệm vụ của môn học và đđ giống giữa người và thú - PP: GV còn hoạt động nhiều - Tổ chức: Việc hoạt động nhóm còn ồn, chưa phát huy hết vai trò của từng thành viên trong nhóm ۩ Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI Những yêu cầu cơ bản cần bản cần đạt: a) Kiến thức: - TB là đơn vị cấu tạovà chức năng của cơ thể sống - Nhiều TB cùng nhiệm vụ hợp thành mô, nhiều mô tập hợp thành cơ quan. Tuy mỗi hệ cơ quan có hoạt động và chức năng riêng nhưng giữa chúng liên hệ mật thiết với nhau dưới sự điều hòa, phối hợp của hệ thần kinh và hệ nội tiết b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tìm tòi, thực hành thí nghiệm, hợp tác nhóm nhỏ c) Thái độ: Có y' thức bào vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, XH và bảo vệ môi trường sống Tiết PPCT: 02 Ngày dạy: ۞ Baøi 2 : CAÁU TAÏO CÔ THEÅ NGÖÔØI 1/ Mục tiêu: Giúp HS a) Kiến thức: - Kể được tên và XĐ vị trí các cơ quan trong cơ thể người - Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt động các cơ quan b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát – Tìm tòi c) Thái độ: Yêu thích môn học và lòng hăng say tìm hiểu kiến thức 2/ Chuẩn bị: a) GV: - Tranh H2.1 à 3, hoặc mô hình các cơ quan ở phần thân của cơ thể người (nếu có) - Bảng phụ có nội dung như bảng 2 SGK/9 b) HS: - Kiến thức bài 46 – Thỏ, bài 47 – Cấu tạo trong của Thỏ (Sinh học 7) - Kiến thức bài 1 – Bài mở đầu (Sinh học 8) 3/ Phương pháp dạy học: Quan sát – tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề, đàm thoại 4/ Tiến trình 4.1 - Ổn định tổ chức lớp 4.2 – Kiểm tra bài cũ Chọn các cụm từ sau: ĐĐ cấu tạo và chức năng, trong mối quan hệ với môi trường, rèn luyện thân thể bảo vệ sức khỏe, y' thức và hành vi để điền vào chỗ trống: (10đ) Môn học cơ thể người và vệ sinh còn giúp ta tìm hiểu (1) của cơ thể từ cấp độ TB đến cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể (2) cùng với những cơ chế đều hòa của quá trình sống. Từ đó đề ra các biện pháp(3) giúp ta có hiểu biết khoa học để có (4) bảo vệ môi trường Đáp án: (1) ĐĐ cấu tạo và chức năng (3đ) (2) trong mối quan hệ với môi trường (3đ) (3) rèn luyện thân thể bảo vệ sức khỏe (2đ) (4) y' thức và hành vi (2đ) 4.3- Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu trì ... Giúp ta nhận biết và phân biệt được sóng âm. Câu 7: (2đ) Sẽ không hiểu tiếng nói nữa. Tiết PPCT: 62 Ngày dạy: ۞ Bài 59: SỰ ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT 1/ Mục tiêu: Giúp HS: a) Kiến thức: - Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ chế tự điều hòa trong hoạt động tiết của các tuyến nội tiết (hay chứng minh được vai trò của các thông tin ngược trong sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết) - Bằng dẫn chứng, nêu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững được tính ổ định của môi trường trong b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và tổng hợp kiến thức c) Thái độ: Có ý thức vệ sinh các tuyến nội tiết để đảm bảo sức khỏe được bình thường 2/ Chuẩn bị: a) GV: Tranh H59.1 à 3 b) HS: Ôn lại toàn bộ các tuyến nội tiết (gồm 3 bài 56,57,58 SGK) 3/ Phương pháp dạy học: Quan sát – tìm tòi 4/ Tiến trình: 4.1- Ổn định tổ chức: 4.2- Kiểm tra bài củ: 1. Chọn câu trả lời đúng (4đ) Hoocmon sinh dục có tác động như thế nào đến cơ thể? a) Chỉ có ảnh hưởng đến sự hình thành những đặc tính sinh dục phụ b) Chỉ có ảnh hưởng đến sự hình thành giao tử (tinh trùng đối với nam và trứng đối với nữ) c) Vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của giao tử, vừa ảnh hưởng đến sự hình thành những đặc tính sinh dục phụ d) Ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể (Đáp án: c) 2. Ở gà, nếu người ta cắt bỏ buồng trứng của gà mái và ghép tinh hoàn của gà trống vào thì có hiện tượng gì xảy ra? (6đ) à Màu lông thay đổi, đuôi dài ra, mào phát triển, gà mái gáy được và đuổi mái như gà trống 4.3- Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: Ta biết rằng nếu tiết nhiều Tiroxin sẽ gây bệnh lồi mắt, nếu tiết ít sẽ gây bệnh bướu cổ; nếu tiết không đủ Insulin có thể gây bệnh tiểu đường. Vậy, ở người bình thường thì cơ chế nào đã điều chỉnh lượng Hoocmon do các tuyến giáp và tuyến tụy tiết vừa đủ hoặc có thể điều chỉnh đường huyết giữ ổn định được như vậy? Đó là sự điều hòa và phối hợp của các tuyến nội tiết (ghi đầu bài) * Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Tìm hiểu sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết PP: Quan sát tìm tòi - GV gọi 1-2 HS kể các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các Hoocmon tiết ra từ tuyến yên (đã học ở bài 56) (như: tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến cận giáp, tuyến ức) - 1-2 HS kể, các HS khác bổ sung - Tiếp đó GV trình bày nội dung thông tin trong mục I SGK kết hợp sự dụng tranh H59.1à2 SGK, giúp HS hiểu rõ cơ chế điều hòa hoạt động của các tuyến này - HS quan sát tranh, kết hợp thông tin SGK - GV cũng cố bằng cách: chỉ định 2 HS trình bày trên hình về cơ chế điều hòa hoạt động của tuyến giáp và tuyến trên thận (hoặc vận dụng cơ chế này vào sự điều hòa hoạt động tiết của các tế bào kẽ trong tinh hoàn – bài 58) nhờ các thông tin ngược - Lần lượt 2 HS trình bày theo yêu cầu của GV - GV KL chung: Khi các tuyến nội tiết (gọi là tuyến đích) tiết ra nhiều hoocmon, lượng hoocmon thừa này sẽ tác động ngược trở lại tuyến yên và vùng dưới đồi Kết quả: + Vùng dưới đồi ngừng tiết các hoocmon giải phóng tương ứng, làm cho tuyến yên ngừng tiết các hoocmon tương ứng; hoặc vùng này tiết hoocmon ức chế tuyến yên tiết hoocmon tương ứng + Tuyến yên nhận được hoocmon thừa của tuyến đích sẽ ngừng hoạt động. Cơ chế điều hòa này được thực hiện nhờ các thông tin ngược - GV đặt vấn đề để chuyển sang mục II: Các tuyến nội tiết không chỉ hoặt động riêng lẻ mà còn có sự phối hợp hoạt động giữa 1 số tuyến trong sự điều hòa các quá trình sinh lý điễ ra trong cơ thể HĐ2: Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết PP: Quan sát tìm tòi - GV đề nghị HS dựa vào nội dung đã nghiêng cứu ở bài 57 để trả lời câu hỏi đặt ra dưới hình thức trao đổi nhóm (có thể sử dụng thông tin ở mục II) - HS tiến hành tiế theo yêu cầu của GV - GV chỉ định 1 nhóm cử đại diện trình bày sự điều hòa lượng đường huyết do sự điều hòa và phối hợp hoạt động tiết của 2 loại TB và trong tuyến tụy (có thể trìng bày bằng sơ đồ). - Các nhóm khác nhận xét bổ sung - Tiếp theo, GV chỉ định 1 nhóm thứ 2, cử đại diện trình bày sự phố hợp của tuyến tụy và vỏ tuyến trên thận trong sự điều hòa lượng đường huyết giữ được ổn định (có thể sử dụng H59.3 để trình bày - Các nhóm khác bổ sung - GV KL chung: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết có tác dụng duy trì tính ổn định của mội trường trong đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường, là nhờ các thông tin ngược (trong co chế điều hòa) I- Sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết Khi các tuyến nội tiết (gọi là tuyến đích) tiết ra nhiều hoocmon, lượng hoocmon thừa này sẽ tác động ngược trở lại tuyến yên và vùng dưới đồi Kết quả: + Vùng dưới đồi ngừng tiết các hoocmon giải phóng tương ứng, làm cho tuyến yên ngừng tiết các hoocmon tương ứng; hoặc vùng này tiết hoocmon ức chế tuyến yên tiết hoocmon tương ứng + Tuyến yên nhận được hoocmon thừa của tuyến đích sẽ ngừng hoạt động. Cơ chế điều hòa này được thực hiện nhờ các thông tin ngược II- Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết có tác dụng duy trì tính ổn định của mội trường trong đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường, là nhờ các thông tin ngược (trong co chế điều hòa) 4.4- Củng cố và luyện tập: Điền vào chổ trống: Các (1) (TB kẽ, TB sinh tinh) trong tinh hoàn tiết Hoocmon(2) (testosteron, ostrogen), còn các TB thành ống sinh tinh sản xuất ra (3) (tinh trùng, TB kẽ) (Đáp án: (1)- TB kẽ, (2)- Testosteron, (3)- Tinh trùng ) 4.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ôn tập toàn chương theo 2 vấn đề 1. Kẽ bàng tên các loại tuyến nội tiết, tên các Hoocmon tương ứng và tác dụng của từng loại Hoocmon 2. Qua 1 vài VD, chứng minh có sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết 5/ Rút kinh nghiệm: Chương XI- SINH SẢN Những yêu cầu cần đạt được: a) Kiến thức: - Thấy được tầm quan trọng của sinh sản đối với việc duy trì và phát triển nòi giống - Vấn đề cần quan tâm là sức khỏe sinh sản vị thành niên - Cơ sở khoa học của vấn đề tránh thai - Cách phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục, đặc biệt là đại dịch AIDS b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, liên hệ thực tế, phân tích, so sánh và tổng hợp kiến thức c) Thái độ: Có ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng Tiết PPCT: 63 Ngày dạy: ۞ Bài 60: CƠ QUAN SINH DỤC NAM 1/ Mục tiêu: Giúp HS: a) Kiến thức: - Biết được tên, vị trí và chức năng của các bộ phận sinh dục nam - Cấu tạo và đặc điểm của tinh trùng b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tìm tòi c) Thái độ: Có ý thức vệ sinh để đảm bảo sức khỏe được bình thường 2/ Chuẩn bị: a) GV: Tranh H59.1 à 3 b) HS: Xem trước nội dung bài 60- CƠ QUAN SINH DỤC NAM 3/ Phương pháp dạy học: Quan sát – tìm tòi 4/ Tiến trình: 4.1- Ổn định tổ chức: 4.2- Kiểm tra bài củ: 1. Tìm mệnh đề sai: (4đ) a) Tuyến yên là 1 tuyến quan trọng nhất, tiết các hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác b) Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong sự TĐC giữa cơ thể với môi trường c) Tuyến tụy là 1 tuyến pha vừa tiết dịch tiêu hóa vừa tiết hoocmon d) Chỉ phần tủy tuyến trên thận mới có vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng đường huyết, phần vỏ không có tác dụng này (Đáp án: b và d) 2. Trong các dấu hiệu (đặc tính) sinh dục phụ, dấu hiệu nào là quan trọng nhất? (6đ) àXuất tinh lần đầu (ở nam), hành kinh lần đầu (ở nữ) – Là dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh con 4.3- Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: Hoocmon LH và FSH của tuyến yên tiết ra có tác dụng đối với tinh hoàn cũng như buồng trứng. Đối với tinh hoàn thì LH (còn gọi là ICSH – Hoocmon kích thích hoạt động của TB kẽ) gây tiết ra Testosteron. Còn FSH có tác dụng thúc đẩy sinh tinh * Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Tìm hiểu các bộ phần của cơ quan sinh dục nam và chức năng của từng bộ phận PP: Quan sát tìm tòi - GV giới thiệu tranh H60.1, yêu cầu HS quan sát và làm bài tập điền khuyết SGK (lần lượt điền: tinh hoàn; mào tinh; bìu; ống dẫn tinh; túi tinh) - HS độc lập quan sát tranh và làm theo yêu cầu của GV - Sau đó GV củng cố lại thông tin trên - Tiếp theo GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và mô tả lại con đường đi của tinh trùng từ nơi sản xuất cho đến lúc bài xuất ra khỏi cơ thể - HS độc lập nghiên cứu thông tin kết hợp với kết quả điền khuyết và H60.1 để trả lời HĐ2: Tìm hiểu sự sinh tinh và ĐĐ sống của tinh trùng: PP: Quan sát tìm tòi 1/ Tinh hoàn là 1 tuyến pha: - GV hỏi: Tinh hoàn là 1 tuyến pha đúng hay sai? Giải thích rõ? (Đúng, vì trong tinh hoàn, các TB kẽ sản sinh ra hoocmon testosteron ngấm thẳng vào máu (nội tiết); các ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng theo ống dẫn tinh đến mào tinh rồi túi tinh (ngoại tiết)) - HS nhớ lại kiến thức ở bài 58 để trả lời câu hỏi 2/ Tinh trùng: - GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với tranh H60.2 thảo luận nhóm các câu hỏi sau: ? Tinh trùng được sản sinh khi nào? Ở đâu? Như thế nào? (Chúng chỉ được sản sinh ra bắt đầu từ tuổi dậy thì, chúng được sản sinh trong ống sinh tinh từ các TB mầm trải qua phân chia giảm nhiễm (bộ NST đặc trưng giảm đi 1 nữa)) ? Tinh trùng các ĐĐ về hình thái cấu tạo và hoạt động như thế nào? (+ Cấu tạo: ♦ Phần đầu nhọn, có nhân và thể đỉnh chứa 1 loại enz có tác dụng giúp tinh trùng xâm nhập vào trứng ♦ Phần cổ có nhiều ti thể ♦ Phần đuôi hình thành những ống nhỏ bao sợi trục + Đặc điểm: ♦ Nhỏ, chuyển động được ♦ Tuy cũng là TB nhưng ó rất ít chất TB ♦ Có số lượng rất lớn ♦ Chỉ sống được trong MT kiềm có pH=7,4 ♦ Thời gian sống: 3 – 4 ngày) - Nhóm 1 cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm về câu hỏi thứ 1 và nhóm thứ 2 về câu thứ 2, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và hoàn chỉnh I- Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam - Tinh hoàn: là nơi sản xuất tinh trùng - Mào tinh: là nơi tinh trùng tiếp tục được hoàn thiện về cấu tạo - Bùi: chứa tinh hoàn, tạo ĐK t0 thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng (33-340C) - Ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng từ mào tinh đến túi tinh - Túi tinh: chứa tinh trùng - Tuyến tiền liệt: là nơi sản xuất tinh dịch II- Tinh hoàn và tinh trùng: - Tinh hoàn là 1 tuyến pha - Tinh trùng: + Cấu tạo: ♦ Phần đầu nhọn, có nhân và thể đỉnh chứa 1 loại enz có tác dụng giúp tinh trùng xâm nhập vào trứng ♦ Phần cổ có nhiều ti thể ♦ Phần đuôi hình thành những ống nhỏ bao sợi trục + Đặc điểm: ♦ Nhỏ, chuyển động được ♦ Tuy cũng là TB nhưng ó rất ít chất TB ♦ Có số lượng rất lớn ♦ Chỉ sống được trong MT kiềm có pH=7,4 ♦ Thời gian sống: 3 – 4 ngày 4.4- Củng cố và luyện tập: GV HDHS làm bài tập SGK/189 (Đáp án: 1-c, 2-g, 3-I, 4-h, 5-e, 6-a, 7-b, 8-d) 4.5- HDHS tự học ở nhà: - Vẽ cấu tạo 1 tinh trùng - Thuộc tên và chức năng của từng bộ phận sinh dục nam (qua H60.1) 5/ Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: