I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Biết được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa môn học.
- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
- Biết được các phương pháp học tập đặc thù của môn học cơ thể người và vệ sinh.
2. Về kĩ năng:
- Tư duy độc lập và biết cách làm việc với SGK.
- Hoạt động nhóm.
3. Về thái độ:
- Ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ thể.
- Yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG TIÊN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Tranh ảnh có liên quan đến môn học
- Bảng phụ
2. Học sinh: - SGK
- Đọc trước bài ở nhà:
+ Trả lời các câu hỏi tam giác SGK
+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang
Tiết 1, Tuần 1 Bài 1. BÀI MỞ ĐẦU ♫♥♫ I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Biết được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa môn học. - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên. - Biết được các phương pháp học tập đặc thù của môn học cơ thể người và vệ sinh. 2. Về kĩ năng: - Tư duy độc lập và biết cách làm việc với SGK. - Hoạt động nhóm. 3. Về thái độ: - Ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ thể. - Yêu thích môn học. II. PHƯƠNG TIÊN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh ảnh có liên quan đến môn học - Bảng phụ 2. Học sinh: - SGK - Đọc trước bài ở nhà: + Trả lời các câu hỏi tam giác SGK + Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Đây là bài đầu tiên của chương trình nên giáo viên có thể giới thiệu toàn bộ chương trình Sinh học 8. 3. Bài mới: Vào bài: Vừa qua ở Sinh học 6, Sinh học 7 các em đã tìm hiểu cấu tạo và đời sống TV và ĐV cũng như sự đa dạng phong phú của chúng. Trong Sinh học 8 này các em sẽ tìm hiểu sâu về 1 ĐV bậc cao tiến hóa nhất trong lớp Thú cũng như những điều bí ẩn ở bản thân các em. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: VỊ TRÍ CỦA CON NGƯỜI TRONG TỰ NHIÊN Mục tiêu: Học sinh xác định được vị trí cao nhất của con người trong tự nhiên. Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên chia nhóm: qui định số nhóm nhỏ và nhóm lớn, số người tùy theo tình hình của lớp. - Đặt câu hỏi: + Hãy kể tên các ngành động vật đã học ở chương trình Sinh học 7? + Hãy cho biết các lớp của ngành ĐVCXS? Lớp nào tiến hóa nhất? - Cho 1- 2 HS trả lời + 1 - 2 HS NX. - Giáo viên tổng kết - Cho học sinh thảo luận phần tam giác SGK: + Con người có những điểm nào khác biệt so với động vật? - Từng nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên tổng kết - HS làm việc độc lập, nhớ lại kiến thức trả lời: + 8 ngành: 7 ngành ĐVCXS (ĐVNS, Ruột khoang, Giun Đốt, Giun Tròn, Giun dẹp, Thân mềm, Chân khớp), 1 ngành ĐVCXS. + 5 lớp: Cá, Lưỡng thê. Bò sát, Chim, Thú Lớp Thú tiến hóa nhất. - 1- 2 HS trả lời + 1 - 2 HS NX. - Học sinh làm việc theo nhóm. + Điểm khác biệt: 1, 2, 3, 5, 7, 8. - Các nhóm trả lời và bổ sung Tiểu kết: Người là động vật thuộc lớp Thú. Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói và chữ viết. à con người làm chủ thiên nhiên Hoạt động 2: NHIỆM VỤ CỦA MÔN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ của môn học và đề ra các biện pháp bảo vệ cơ thể. Cách tiến hành: - Hỏi: + Môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta hiểu biết điều gì? + Hãy nêu 1 vài biện pháp bảo vệ cơ thể? - Giáo viên tổng kết - Cho học sinh quan sát hình 1.1 à 1.3 SGK và trả lời câu hỏi tam giác SGK: Hãy cho biết kiến thức cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội? - Giáo viên tổng kết và yêu cầu một vài học sinh nêu thêm một vài mối quan hệ của bộ môn với các ngành khác ngoài những ngành có trong hình vẽ SGK. - Giáo viên nhận xét. - HS tự đọc thông tin, trả lời câu hỏi độc lập: + Nhiệm vụ của môn học: hoàn thiện những hiểu biết về thế giới ĐV, giúp ta tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể từ cấp độ tế bào đến cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể và cơ thể trong mối quan hệ với môi trường và những cơ chế điều hòa các quá trình sống. + Rèn luyện thân thể .. - 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung. - Học sinh quan sát hình 1.1 à 1.3 SGK trả lòi câu hỏi độc lập, học sinh nêu được: + Hình 1.1: y học + Hình 1.2: Thể dục thể thao + Hình 1.3: dạy học - Học sinh dựa vào hiểu biết của mình nêu thêm được: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, hóa học, lí học, toán học,. Tiểu kết: Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo , chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và bảo vệ cơ thể. Hoạt động 3: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH Mục tiêu: Chỉ ra được các phương pháp học tập đặc trưng của bộ môn (học qua tranh, mô hình, thí nghiệm). Cách tiến hành: - Hỏi: + Hãy nêu các phương pháp cơ bản để học tốt môn học? - Giáo viên tổng kết - Học sinh tự đọc thông tin SGK nêu được: + Quan sát Thí nghiệm Vận dụng kiến thức để ứng dụng thực tế - 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung Tiểu kết: Phương pháp học tập đặc thù của bộ môn là kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống. 4. Tổng kết, đánh giá: Câu 1: Đặc điểm cơ bản để phân biệt người và động vật? Câu 2: Hãy cho biết ý nghĩa của việc học tập bộ môn? 5. Dặn dò: - Học bài - Xem lại các hệ cơ quan của lớp Thú - Đọc bài 2 “Cấu tạo cơ thể người “ + Kẻ bảng 2 SGK trang 9 vào vở + Trả lời các câu hỏi tam giác SGK + Trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK trang 10: Tiết 2, Tuần 1 Chương I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI Bài 2. CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI ♫♥♫ I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Kể tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người. - Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt động các cơ quan. 2. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh, tổng hợp kiến thức. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Về thái độ: - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bảng phụ - Mô hình các cơ quan trong cơ thể người 2. Học sinh: - SGK - Như dặn dò bài trước III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Hãy nêu những điểm khác biệt giữa người và động vật? Câu 2: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh? 3. Bài mới: Vào bài: Giáo viên giới thiệu khái quát về các hệ cơ quan trong cơ thể người Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: CẤU TẠO CƠ THỂ Mục tiêu: - Biết được các thành phần cấu tạo nên cơ thể con người. - Trình bày được các thành phần và chức năng của các hệ cơ quan. Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Các phần cơ thể: - Cho học sinh quan sát tranh hình 2.1 và 2.2 SGK trả lời các câu hỏi: + Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó? + Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? + Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực? + Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng? - Giáo viên tổng kết - Nếu có điều kiện thì cho học sinh tháo lắp mô hình các phần của cơ thể. 2. Các phần cơ thể: - Giáo viên giới thiệu về khái niệm hệ cơ quan: là một bộ phận của cơ thể, nằm ở một vị trí nhất định, có cấu tạo hình dạng nhất định và thực hiện một hay một số chức năng xác định. - Yêu cầu một học sinh kể tển các hệ cơ quan trong cơ thể. - Cho học sinh thảo luận hoàn thành bảng 2 SGK. - Cho đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Giáo viên tổng kết và thông báo đáp án đúng. - Hỏi thêm: + Ngoài các hệ cơ quan ở bảng 2 SGK cơ thể người còn có hệ cơ quan nào nữa? Thành phần và chức năng của hệ cơ quan đó? + So sánh hệ cơ quan của người và Thú em có nhận xét gì? - Giáo viên nhận xét và bổ sung. - Cả lớp quan sát và từng cá nhân trả lời: + 3 phần: đầu, thân và tay chân + Cơ hoành + Tim, phổi + Dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái, cơ quan sinh dục. - 1 vài HS trả lời + 1 vài HS NX - Học sinh lắng nghe để nhận biết kiến thức - 1 học sinh kể tên 7 hệ cơ quan trong cơ thể người. - Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng 2 SGK - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Học sinh tự sữa bài - Cá nhân suy nghĩ trả lời + Hệ sinh dục Thành phần: cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái Chức năng: duy trì nòi giống + Giống về sắp xếp, những nét đại cương về cấu trúc, chức năng. - 1-2 HS trả lời + 1-2 HS nhận xét, bổ sung Tiểu kết: 1. Các phần cơ thể: - Da bao bọc toàn bộ cơ thể - Cơ thể gồm 3 phần: đầu, thân và tay chân - Khoang ngực và khoang bụng ngăn cách bởi cơ hoành 2. Các hệ cơ quan: Hệ cơ quan Các cơ quan Chức năng Vận động Cơ và xương Nâng đỡ, vận động Tiêu hóa Miệng, ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng Tuần hoàn Tim, hệ mạch Vận chuyển O2 và CO2 Hô hấp Phổi, đường dẫn khí Trao đổi khí Bài tiết Thận, ống dẫn, bóng đái Bài tiết nước tiểu Thần kinh Não, tủy, dây và hạch thần kinh Điều hòa, điều khiển hoạt động Hoạt động 2: SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN Mục tiêu: Giải thích được vai trò điều hòa hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết. Cách tiến hành: - Giáo viên giải thích hoạt động chạy của cơ thể: khi chạy cơ thể hoạt động lúc đó sẽ ảnh hưởng đến hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp è chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. - Quan sát hình 2.3 SGK cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan nói lên điều gì? - Giáo viên giải thích thêm sơ đồ hình 2.3 SGK để thấy được vai trò chỉ đạo, điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết. - Nhận xét ý kiến của học sinh - Giáo viên giải thích: + Sự điều hòa bằng thần kinh: Các cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động một các nhịp nhàng đảm bảo tính thống nhất, sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh. + Sự điều hòa bằng thể dịch: nhờ dòng máu cảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra. - Lắng nghe để nhận biết kiến thức - Học sinh trao đổi theo nhóm nhỏ và trả lời: Thể hiện vai trò chỉ đạo, điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết. - Lắng nghe để nhận biết kiến thức - Lắng nghe để nhận biết kiến thức Tiểu kết: - Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp hoạt động cùng thực hiện chức năng sống. - Sự phối hợp đó được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. 4. Tổng kết, đánh giá: Câu 1: Yêu cầu học sinh lên chỉ các hệ cơ quan trên mô hình nửa người? Câu 2: Cơ thể người gồm những phần nào? Phần thân chứa những cơ quan nào? Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Cơ quan nào sau đây ở người không nằm trong khoang ngực? a. Tim b. Gan c. Phổi d. Cả a, b và c 2. Cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang bụng ở cơ thể người? a. Tim và gan b. Phổi và ruột c. Tim và phổi d. Gan và ruột 3. Nhóm cơ quan nào dưới đây thuộc hệ bài tiết? a. Thận và gan b. Da và thận c. Phổi và gan d. Cả a, b và c 4. Hệ cơ quan nào sau đây có chức năng vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng đến tế bào, mang khí cácbonic và chất bã từ tế bào đến cơ quan bài tiết? a. Hệ tuần hoàn b. Hệ bài tiết c. Hệ hô hấp d. Hệ tiêu hóa 5. Dặn dò: - Học bài - Xem lại cấu tạo tế bào thực vật - Đọc bài 3 “Tế bào” + Trả lời các câu hỏi tam giác SGK + Trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK trang 13 Tiết 3, Tuần 2 Bài 3. TẾ BÀO ♫♥♫ I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Trình bày được các thành phần cấu trúc của tế bào gồm: Màng sinh ch ... khó khăn, ta cảm thấy bức bói, khó chịu - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX, bổ sung - Học sinh vận dụng kiến thức trả lời: + Khi trời nóng: mao mạch da dãn à tỏa nhiệt + tiết mồ hôi Khi trời quá lạnh: cơ co lại liên tục à phản xạ run để sinh nhiệt =>Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ + Mạch máu dãn, máu qua da nhiều à mặt đỏ + Vận động để người nóng lên - 1 vài học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung - Cá nhân tự đọc thông tin phần 2 trả lời + Tăng giảm quá trình dị hóa Co, dãn mạch máu dưới da Tăng, giảm tiết mồ hôi Co, duỗi cơ chân lông - 1 học sinh trả lời + 1 học sinh nhận xét Tiểu kết: - Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong điều hòa thân nhiệt: + Khi trời nóng và khi lao động nặng: mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiét mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể. + Khi trời rét: mao mạch da co lại, cơ chân lông co để giảm sự tỏa nhiệt. Ngoài ra khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt - Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hoà thân nhiệt: Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. Hoạt động 3: PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG NÓNG LẠNH Mục tiêu: Học sinh biết cách phòng chống nóng, lạnh trên cơ sở khoa học Cách tiến hành: - Cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi: + Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào? + Vào mùa hè chúng ta cần phải làm gì để chống nóng? + Để chống rét, chúng ta phải làm gì? + Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh? + Việc xây nhà ở, công sở cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, lạnh? + Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao? - Cho đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên tổng kết - Hỏi thêm: + Em đã có những hình thức nào để tăng sức chịu đựng của cơ thể? + Hãy giải thích các câu sau: * “Trời nóng chống khác, trời mát chống đói” ? * “ Rét run cầm cập” ? - Giáo viên tổng kết - Các nhóm đọc thông tin SGK thảo luận trả lời + Mùa hè ăn những thức ăn mát, mùa đông ăn những thức ăn ấm. + Mặc quần áo, phương tiện phù hợp + Giữ ấm cơ thể + Tăng sức chịu đựng của cơ thể + Thoáng mát vào mùa hè Ấm áp vào mùa đông + Phải, cây xanh có tác dụng điều hoà không khí - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh vận dụng kiến thức trả lời + Học sinh tự trả lời tùy theo thực tế + Học sinh giải thích - 1-2 học sinh trả lời + 1-2 học sinh nhận xét Tiểu kết: - Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý - Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa nóng và mùa lạnh - Mùa hè: đội mũ nón khi đi đường, khi lao động - Mùa đông: giữ ấm chân, cổ, ngực - Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng. 4. Tổng kết, đánh giá: Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất 1. Cơ thể tỏa nhiệt bằng con đường nào? a. Hô hấp b. Bài tiết c. Qua da d. Cả a,b,c đều đúng 2. Nhiệt được sinh ra từ quá trình nào? a. Đồng hóa b. Vận động c. Dị hóa d. Cả a,b đúng 3. Hiện tượng xảy ra khi trời lạnh là gì? a. Co mạch máu b. Sởn gai ốc, lông dựng lên c. Toát mồ hôi d. Cả a,b đúng Câu 2: Hãy nêu các biện pháp phòng chống nóng, lạnh? 5. Dặn dò: - Học bài - Đọc mục ”Em có biết” - Đọc bài 35 “Ôn tập học kỳ I”. + Ôn lại các bài từ đầu năm học đến giờ. + Trả lời các câu hỏi tam giác SGK. + Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 112. Tiết 35, Tuần 17 ÔN TẬP ♫♥♫ I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức HKI. - Nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học. 2. Về kĩ năng: - Vận dụg kiến thức đã học. - Khái quát hóa. - Hoạt động nhóm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bảng phụ. 2. Học sinh: - SGK. - Như dặn dò bài trước. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài soạn của học sinh. 3. Bài mới: Vào bài: Để chuẩn bị cho đợt thi học kỳ 1 sắp tới chúng ta sẽ tiến hành ôn tập để hệ thống tất cả các kiến thức từ đầu năm học đến giờ. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1 HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC Mục tiêu: Học sinh biết hệ thống hóa kiến thức theo các nội dung. Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một bảng trong SGK. - Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng. Bảng 35.1: Khái quát về cơ thể người Cấp độ tổ chức Đặc điểm Cấu tạo Vai trò Tế bào Gồm: màng, chất tế bào với các bào quan chủ yếu (ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gôngi), nhân. Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể. Mô Tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau. Tham gia cấu tạo nên các cơ quan. Cơ quan Được tạo nên bởi các mô khác nhau. Tham gia cấu tạo và thực hiện một chức năng nhất định của hệ cơ quan. Hệ cơ quan Gồm các cơ quan cơ mối liên hệ về chức năng. Thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể. Bảng 35.2: Sự vận động của cơ thể Hệ cơ quan thực hiện vận động Đặc điểm cấu tạo Chức năng Vai trò chung Bộ xương - Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp xương. - Có tính chất cứng rắn và đàn hồi. Tạo bộ khung cơ thể: - Bảo vệ - Nơi bám của cơ Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường. Hệ cơ - Tế bào cơ dài - Có khả năng co, dãn. Cơ co, dãn giúp các cơ quan hoạt động. Bảng 35.3: Tuần hoàn Cơ quan Đặc điểm cấu tạo Chức năng Vai trò chung Tim - Có van nhĩ thất và van động mạch. - Co bóp theo chu kỳ gồm 3 pha. Bơm máu liên tục theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch. Giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong cơ thể, nước mô cuĩng liên tục được đổi mới, bạch huyết cũng liên tục được lưu thông. Hệ mạch Gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim. Bảng 35.4: Hô hấp Các giai đoạn chủ yếu Cơ chế Vai trò Riêng Chung Thở Hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp. Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới. Cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và thải CO2 ra khỏi cơ thể. Trao đổi khí ở phổi Các khí (O2, CO2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ CO2 trong máu. Trao đổi khí ở tế bào Các khí (O2, CO2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2 do tế bào thải ra. Bảng 35.5: Tiêu hóa Khoang miệng Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già Tiêu hóa Gluxit Lipit Prôtêin x x X X X Hấp thụ Đường Axit béo và glyxerin Axit amin X X x Bảng 35.6: Trao đổi chất và chuyển hóa Các quá trình Đặc điểm Vai trò Trao đổi chất Ở cấp độ cơ thể - Lấy các chất cần thiết cho cơ thể từ môi trường ngoài. - Thải các chất cặn bã, thừa ra môi trường ngoài. Là cơ sở cho quá trình chuyển hóa. Ở cấp độ tế bào - Lấy các chất cần thiết cho tế bào từ môi trường trong. - Thải các sản phẩm phân hủy vào môi trường trong. Chuyển hóa ở tế bào Đồng hóa - Tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể. - Tích lũy năng lượng. - Phân giải các chất của tế bào. Là cơ sở cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Dị hóa - Giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. - Giáo viên cho các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên tổng kết - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh tự sữa bài. Tiểu kết: Nội dung các bảng từ 35.1 à 35.6. Hoạt động 2 CÂU HỎI ÔN TẬP Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức ở trên để trả lời câu hỏi một cách tổng hợp. Cách tiến hành: - Cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi: + Trong phạm vi kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống? + Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết)? + Các hệ tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào? - Giáo viên tổng kết - Học sinh dựa vào nội dung các bảng ở trên để thảo luận trả lời: + Tế bào là đơn vị cấu trúc: Mọi cơ quan của cơ thể người đều được cấu tạo từ tế bào. Ví dụ: tế bào xương, cơ, hồng cầu. Tế bào là đơn vị chức năng: Các tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan. + Mối liên hệ được thể hiện qua sơ đồ: Hệ vận động Hệ tuần hoàn (1) Hệ tiêu hóa Hệ hô hấp Hệ bài tiết + Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất. Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí. Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. Tiểu kết: Câu 1: a. Tế bào là đơn vị cấu trúc: - Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào. - Ví dụ: tế bào xương, tế bào cơ, tế bào biểu bì, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào tuyến b. Tế bào là đơn vị chức năng: - Các tế bào tham gia vào các hoạt động chức năng của các cơ quan. - Ví dụ: + Hoạt động của các cơ trong tế bào giúp các bắp cơ co dãn. + Các tế bào cơ tim co, dãn giúp tim co bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch. + Các tế bào tuyến tiết dịch vào ống tiêu hóa để biến đổi thức ăn về măt hóa học. Câu 2: - Mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học được phản ánh qua sơ đồ (1). - Giải thích: + Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ của các hệ cơ quan khác. + Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động. + Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất. +Hệ hô hấp lấy oxi từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải cacbonic ra môi trường thông qua hệ tuàn hoàn. + Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn. Câu 3: - Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất + Mang oxi từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào. + Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết. - Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí + Lấy oxi từ môi trường ngoài cung cấp cho tế bào. + Thải cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể - Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào. 4. Dặn dò: - Ôn tập để chuẩn bị thi. - Học bài theo đề cương đã cho. Tiết 36, Tuần 18 KIỂM TRA HỌC KỲ MỘT ♫♥♫ I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu rõ hơn các kiến thức đã học. - Tạo điều kiện cho học sinh ôn lại kiến thức đã học. - Qua kiểm tra học sinh có thể rút ra được cách học phù hợp cho học kỳ hai. II. NỘI DUNG KIỂM TRA: III. DẶN DÒ: Chuẩn bị cho học kỳ hai. @ MA TRẬN: Biết Hiểu Vận dụng Ghi chú @ THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG: Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Tài liệu đính kèm: