I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS phải đạt được:
- củng cố các kiến thức đã học về cơ thể người trong nửa đầu học kì 2
- Củng cố các kĩ năng làm bài kiểm tra
- Có khả năng trình bày và diễn đạt được các đặc điểm thích nghi với đời sống của động vật và kĩ năng khái quát kiến thức
II. PHƯƠNG PHÁP
- Kiểm tra viết
III- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: photo đề đủ số lượng học sinh
* NỘI DUNG KIỂM TRA
Phần 1: Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1 (2điểm)
Dùng các cụm từ thích hợp (gây bệnh, thức ăn, đồ uống, bài tiết nước tiểu, hợp lí) thay cho các số 1, 2, 3 cho hoàn chỉnh câu sau:
Các tác nhân có thể gây hại cho hệ (1) là các chất độc có trong (2) ., khẩu
Ngày soạn: 23/ 3/ 2011 Ngày giảng: 30/ 3/ 2011 Tuần: 30 Tiết: 57 Kiểm tra 1 tiết I. Mục tiêu bài học Học xong bài này, HS phải đạt được: - củng cố các kiến thức đã học về cơ thể người trong nửa đầu học kì 2 - Củng cố các kĩ năng làm bài kiểm tra - Có khả năng trình bày và diễn đạt được các đặc điểm thích nghi với đời sống của động vật và kĩ năng khái quát kiến thức II. Phương pháp - Kiểm tra viết III- Chuẩn bị đồ dùng dạy học GV: photo đề đủ số lượng học sinh * nội dung kiểm tra Phần 1: Trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1 (2điểm) Dùng các cụm từ thích hợp (gây bệnh, thức ăn, đồ uống, bài tiết nước tiểu, hợp lí) thay cho các số 1, 2, 3 cho hoàn chỉnh câu sau: Các tác nhân có thể gây hại cho hệ (1) là các chất độc có trong (2)., khẩu phần ăn uống không(3).., các vi sinh vật (4). Trả lời: 1: 3. 2. 4. Câu 2 (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời em cho là đúng nhất. 1. Cơ thể con người có thể tỏa nhiệt bằng các con đường: A. Qua da, hô hấp B. Hô hấp, bài tiết C. Bài tiết, qua da D. Hô hấp, bài tiết, qua da 2. Chức năng quan trọng nhất của da là: A. Bảo vệ cơ thể, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. C. Tiếp nhận các kích thích của môi trường B. Tham gia điều hòa thân nhiệt D. Bài tiết các chất thải 3. Chức năng của thể thủy tinh là: A. Cho ánh sáng phản chiếu từ vật đi qua B. Dẫn truyền xung thần kinh C. Điều tiết để ảnh của vật rơi đúng màng lưới D. Cho ánh sáng xuyên qua 4. Chất xám trong bộ phận thần kinh trung ương được cấu tạo bởi:: A. Thân nơron B. Thân nơron và các sợi nhánh C. sợi nhánh nơron D. sợi trục nơron II/ tự luận (6 điểm): Câu1: (3 điểm): Trình bày khái niệm, nguyên nhân, cách khắc phục của các cận thị, viễn thị? Câu 2:(2 điểm) Trình bày các hình thức và nguyên tắc rèn luyện da khoa học? Câu 3 (1 điểm): Giải thích tại sao người say rượu thường đi lảo đảo, nhìn một hóa hai? III. Đáp án - Biểu điểm Phần 1: Trắc nghiệm: (5 điểm) Câu 1: (1) bài tiết nước tiểu (2): thức ăn, đồ uống (3): Hợp lí (4): Gây bệnh Câu 2: Câu hỏi 1 2 3 4 ý trả lời D A C B (Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm) Phần 2: Tự luận: Câu 1: (3 điểm): Khái niệm, nguyên nhân, cách khắc phục các tật cận thị, viễn thị: + Nêu khái niêm: Tật cận thị (0,25đ); Tật viễn thị (0,25đ) + Nêu nguyên nhân: Tật cận thị (0,75đ); Tật viễn thị (0,25đ) + Cách khắc phục: Tật cận thị (0,5đ); Tật viễn thị (0,5đ) Câu 2: Các hình thức rèn luyện da: (1, 25điểm) Tắm nắng lúc 8-9 giờ sáng Tập chạy vào buổi sáng Tham gia thể thao vào buổi chiều Xoa bóp da Lao động chân tay vừa sức Các nguyên tắc rèn luyện da: (0,75 điểm) Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe từng người Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống bệnh còi xương Câu 3: (1 điểm): Nếu nói đủ các nguyên nhân Nếu chỉ nêu được 1 ý cho 0,5 điểm IV- Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức (1’) Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số: 2. Tiến hành kiểm tra GV giao đề cho HS - Quan sát HS làm bài, nhắc nhở ý thức các em HS làm bài nghiêm túc, không trao đổi bài hay copy tài liệu V- Tổng kết bài, kiểm tra đánh giá Nhận xét ý thức của HS trong buổi kiểm tra VI- Hướng dẫn học bài ở nhà: Chuẩn bị bài 55: + Đọc trước bài + Tìm hiểu về các tuyến nội tiết của cơ thể VIi- Bổ sung sau giờ dạy ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Ngày soạn: 25/3/ 2011 Ngày giảng: 01/ 4/ 2011 Tuần: 30 Tiết: 58 Chương X nội tiết Bài 55: giới thiệu chung hệ nội tiết I/ mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau giữa tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết - Kể tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và xác định vị trí của chúng - Nêu rõ được tính chất, vai trò của hoocmôn và tầm quan trọng của tuyến nội tiết đối với đời sống 2. Về kĩ năng: Rèn các kĩ năng: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh vẽ để tìm hiểu về tuyến nội tiết - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp II. Phương pháp - Trực quan - Hoạt động nhóm - Vấn đáp- tìm tòi IIi/Chuẩn bị Đồ dùng dạy học GV:- SGK, giáo án - Bảng phụ: So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết HS: Đọc trước bài học IV- Hoạt động dạy - học 1 ổn định tổ chức (1’) Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số: 2 Kiểm tra bài cũ (3’) Trả bài kiểm tra 3 Bài mới 3.1 Khám phá: Cùng với hệ thần kinh, các tuyến nội tiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà các quá trình sinh lý trong cơ thể. Vậy tuyến nội tiết là gì? Trong cơ thể chúng ta có những tuyến nội tiết nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề đó qua nội dung chương X và bài học hôm nay sẽ giúp các em có kiến thức ban đầu về nội tiết 3.2 Kết nối: Hoạt động 1 Đặc điểm hệ nội tiết (20’) Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm của hệ nội tiết Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -yêu cầu HS nghiên cứu các thông tin mục SGK tr174 đ trả lời câu hỏi: ? Thông tin trên cho em biết điều gì? ? đặc điểm của hệ nội tiết -HS tự thu nhận và xử lí thông tin đ nêu được đặc điểm của hệ nội tiết: + điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể - chất tiết tác động thông qua đường máu nên chậm và kéo dài I /Đặc điểm hệ nội tiết + điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể. (đặc biệt là các quá trình TĐC và chuyển hóa) + Chất tiết là hoocmôn theo đường máu (đường thể dịch) đến các cơ quan đích nên chậm và kéo dài Hoạt động 2 Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết (15’) Mục tiêu: - Phân biệt được tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết - nêu được vị trí của các tuyến nội tiết chính Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - Hướng dẫn HS quan sát hình 55.1; 55.2 đ thảo luận trả lời các câu hỏi mục ẹ tr 174: ? Nêu sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết ? Kể tên các tuyến mà em biết, chúng thuộc loại tuyến nội tiết hay ngoại tiết? - Gọi 2 HS trình bày GV nhận xét, sửa chữa Lưu ý HS: Một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ nội tiết gọi là các tuyến pha VD: tuyến tụy và tuyến sinh dục - Hướng dẫn HS quan sát hình 53.3 đ xác định tên một số tuyến nội tiết chính và vị trí của chúng trong cơ thể - HS quan sát kĩ hình, chú ý: + Đường đi của sản phẩm + Vị trí tuyến - Thảo luận nhóm đưa ra ý kiến - Đại diện nhóm trình bày đ nhóm khác bổ sung. Yêu cầu: + Giống nhau: các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết. + Khác nhau: sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu, còn sản phẩm tiết của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài - Đại diện nhóm liệt kê các tuyến và phân loại các tuyến - Nhóm khác sửa chữa và hoàn thiện kiến thức. Yêu cầu: + Các tuyến ngoại tiết là: tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến mật, tuyến nhờn Các tuyến nội tiết là: tuyến giáp, tuyến yên, tuyến ức, tuyến trên thận.. - HS quan sát và nhớ tên và vị trí của các tuyến nội tiết chính của cơ thể II/ Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết - tuyến ngoại tiết: chất tiết theo ống dẫn tới các cơ quan tác động - Tuyến nội tiết: chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích - Một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết. Ví dụ: tuyến tụy - Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là hoocmôn Hoạt động 3 Hoocmôn (15’) Mục tiêu: - Trình bày được tính chất, vai trò của hoocmôn từ đó xác định được tầm quan trọng của tuyến nội tiết Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK tr174 đ trả lời câu hỏi: ? Hoocmôn có những tính chất nào GV đưa thêm 1 số thông tin: + Hoocmôn tác động đến cơ quan đích theo cơ chế chìa khóa – ổ khóa - Yêu cầu HS tiếp tục thu nhận thông tinđ trả lời câu hỏi: ? Vai trò của hoocmôn GV lưu ý HS: -Trong điều kiện hoạt động bình thường của tuyến, ta không thấy vai trò của chúng. Khi mất cân bằng hoạt động một tuyến thì gây ra tình trạng bệnh lí - Yêu cầu HS xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết - Cá nhân tự thu nhận kiến thức để trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được 3 tính chất của hoocmôn - Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung - HS nghe và ghi nhớ thông tin - HS thu nhận thông tin đ nêu được vai trò của hoocmôn III/ Hoocmôn 1. Tính chất của hoocmôn: - Hoocmôn có tính đặc hiệu: Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (cơ quan đích) - Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao - Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài 2. Vai trò của hoocmôn: - Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể -Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường Tầm quan trọng: đảm bảo hoạt động các cơ quan diễn ra bình thường. Nếu mất cân bằng hoạt động của tuyến thì gây ra tình trạng bệnh lí V. Củng cố- đánh giá - Cho HS đọc kết luận SGK - Chỉ định 1- 2 HS đọc tóm tắt toàn bài học hướng vào ghi nhớ SGK VI- Hướng dẫn học bài ở nhà: Dặn dò: Học bài theo vở ghi và SGK Làm bài tập 1, 2 SGK tr175 Đọc mục “Em có biết” Đọc trước bài 56 Tìm hiểu về tuyến yên, tuyến giáp, bệnh bướu cổ Vii. Bổ sung sau tiết dạy .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Nhận xét của nhà trường Nhận xét của tổ chuyên môn
Tài liệu đính kèm: