Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tiết 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân - Vệ sinh tiêu hoá

Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tiết 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân - Vệ sinh tiêu hoá

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột phù hợp với chức năng hấp thụ, xác định con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ.

- Kể được một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh.

2. Kĩ năng: Quan sát, phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ: Tự giác tích cực

B. Phương pháp giảng dạy:

- Trực quan

- Nêu vấn đề

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên:

Tranh màu màu SGK

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tiết 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân - Vệ sinh tiêu hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 29	Ngày soạn: ... / ... / ...
HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN 
- VỆ SINH TIÊU HOÁ.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột phù hợp với chức năng hấp thụ, xác định con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ.
- Kể được một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh.
2. Kĩ năng: Quan sát, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ: Tự giác tích cực
B. Phương pháp giảng dạy: 
- Trực quan
- Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên:
Tranh màu màu SGK
2. Học sinh: 
N/c bài mới
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. (1’)
Lớp 8A 	Tổng số: 	Vắng:
Lớp 8B 	Tổng số: 	Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’) Thức ăn được biến đổi về mặt hoá học và lí học thành các chất đơn giản, Nhưng cơ thể hấp thụ các chất này ntn? Bài hôm nay sẽ giải quyết câu hỏi này.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Sự hấp thụ chất dinh dưỡng (15’)
GV: Treo tranh 29.1, yêu cầu HS đọc nghiên cứu thông tin SGK.
HS: Quan sát tranh, đọc thông tin.
GV: Yêu cầu HS thao luận nhóm để trả lời câu hỏi SGK: 
- Đặc điểm cấu tạo của ruột non có ý nghĩa gì đối vơi sự hấp thụ chât dd?
- Tại sao người ta nói: ruột non là cơ quan chủ yếu hấp thụ chất dd của cơ thể?
HS: Thảo luận - Trả lời câu hỏi 
HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung
GV: Chốt kiến thức.
I. Sự hấp thụ chất dinh dưỡng:
- Diện tích bề mặt trong ruột non rất lớn là đk cho sự hấp thụ các chất dd với hiệu quả cao.
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc đến từng lông ruột là đk cho sự hấp thụ các chất dd với hiệu quả cao.
- Ruột non là cq chủ yếu đảm nhận việc hấp thụ chất dd :
+ Ruột có bề mặt hấp thụ lớn(400-500m2), ruột có hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc đến từng lông ruột, Bằng thực nghiệm.
Hoạt động 2: Các con đường vận chuyển chất dd, vai trò của gan và sự thải phân (12’)
GV: Treo tranh phóng to 29. 3 SGK.
HS: Quan sát để trả lời câu hỏi SGK:
- Trên con đường vận chuyển chất dd về tim, gan có vai trò ntn?
- Những chất nào được vận chuyển theo con đường máu, những chất nào được vận chuyển theo đường bạch huyết? 
HS: Theo dõi, trình bày.
GV: nhận xét, bổ sung.
HS: Đối chiếu và hoàn thiện kiến thức.
GV: Chốt kiến thức.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục III.SGK
- Vai trò chủ yếu của ruột già trong hệ tiêu hoá?
HS: Đọc thông tin, trả lời câu hỏi
GV: Chốt kiến thức
II. Các con đường vận chuyển chất dd, vai trò của gan và sự thải phân:
1. Các con đường vận chuyển chất dd:
Đường máu
Đường bạch huyết
- Đường
- Axit béo và glixêrin
- Các vitamin tan trong nước
- Axit amin
- Các muối khoáng và nước
- L(các giọt nhỏ đã được nhũ tương hoá)
- Các vitamintan trong dầu(A, D, K, E)
 	2. Vai trò của gan:
- Điều hoà nồng độ các chất dd (đường glucôzơ, axit béo) trong máu ở mức ổn định, phần dư sẽ được biến đổi để dự trữ hoặc thỉa bỏ
- Khử các chất độc bị lọt vào cùng các chất dd.
	3. Sự thải phân : Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hoá :
- Hấp thụ thêm phần nước còn dư cần thiết cho cơ thể.
- Thải phân ra môi trường ngoài.
Hoạt động 3: Vệ sinh tiêu hoá (10’)
GV: Cho HS tìm những cụm từ phù hợp để hoàn thành vào bảng 30.1
GV: Gợi ý cho HS tìm các tác nhân làm hỏng răng, dạ dày, tá tràng, ruột các tuyến
HS: Đọc thông tin theo dõi sự phân tích của GV rồi trao đổi nhóm để hoàn thiện bảng
HS: Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
Đáp án bảng:
II. Vệ sinh tiêu hoá:
1. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá :
Tác nhân
Các hoạt động bị ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Các sinh vật
Vi khuẩn
Răng
Tạo mt axit làm hỏng men răng
Giun, sán
Dạ dày
Bị viêm loét
Ruột
Bị viêm loét
Các tuyến tiêu hoá
Bị viêm, tắc
Ruột
Gây tắc ruột
Các tuyến tiêu hoá
Gây tắc ông dẫn mạch
Chế độ ăn uống
Ăn uông không đúng cách
Các cơ quan tiêu hoá
Có thể bị viêm
Hoạt động tiêu hoá
Kém hiệu quả
Hoạt động tiêu hoá
Kém hiệu quả
Khẩu phần ăn không hợp lí
Các cơ quan tiêu hoá
Dạ dày và bị mệt mỏi, gan có thể bị xơ
Hoạt động tiêu hoá
Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả
Hoạt động tiêu hoá
Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả
- Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách ?
- Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh ?
- Tai sao ăn uống đúng cách lại giúp cho tiêu hoá có hiệu quả ?
HS : Trao đổi theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
GV : Chốt kiến thức
2. Biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá :
- Ăn uống hợp vệ sinh : ăn chín, uống sôi, rau sống và trái cây phải được rửa sạch, không ăn thức ăn ôi thiu, ...
- Ăn chậm nhai kĩ, đúng bữa...
- Ăn thức ăn hợp khẩu vị, tạo bầu không khí vui vẽ...
- Sau bữa ăn có thời gian nghĩ hợp lí...
 4. Củng cố: (5’)
- Đọc phần kết luận chung SGK
- Gan đảm nhiệm nhưng vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ơ cơ thể người.
- Trong các thói quen ăn uống khoa học, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài cũ, học thuộc phần ghi nhớ cuối bài
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 8 tiet 29 theo chuan.doc