Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tiết 25 đến tiết 28

Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tiết 25 đến tiết 28

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm tiêu hoá là gì, các cơ quan trong hệ tiêu hoá.

- Biết được quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào.

- Trình bày vai trò của các cơ quan tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn về hai mặt lí học và hóa học.

2. Kĩ năng: Quan sát, phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ: Tự giác tích cực

B. Phương pháp giảng dạy:

- Trực quan

- Nêu vấn đề

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên:

Tranh màu màu SGK

 

doc 9 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tiết 25 đến tiết 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 25	Ngày soạn: ... / ... / ...
TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết được khái niệm tiêu hoá là gì, các cơ quan trong hệ tiêu hoá. 
- Biết được quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào.
- Trình bày vai trò của các cơ quan tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn về hai mặt lí học và hóa học.
2. Kĩ năng: Quan sát, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ: Tự giác tích cực
B. Phương pháp giảng dạy: 
- Trực quan
- Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên:
Tranh màu màu SGK
2. Học sinh: 
N/c bài mới
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. (1’)
Lớp 8A 	Tổng số: 	Vắng:
Lớp 8B 	Tổng số: 	Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (2’) Ta có thể nhịn ăn vài tuần lâu hơn nhịn thở 3phút. Nhưng không thể không ăn mà sống được. Vậy tiêu hoá được thực hiện ntn và nhờ đâu?
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Thức ăn và sự tiêu hoá (18’)
GV: Từ xa xưa, con người đã hiểu rằng ăn cũng cần như thở.
HS: Quan sát tranh, theo dõi sơ đồ 24.1và 24.2 SGK.
- Yêu cầu HS thao luận nhóm để trả lời câu hỏi:
? Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá?
? Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá?
? Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào?
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 
HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung
GV: Chốt kiến thức.
I. Thức ăn và sự tiêu hoá:
- Thức ăn được chia làm 2nhóm:
+ Nhóm không bị biến đổi(chất vô cơ): Vitamin, nước, muối khoáng.
+ Nhóm bị biến đổi(chất hữu cơ): Gluxit, Lipit, Prôtêin, Axit nuclêic. 
- Quá trình tiêu hoá được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá
- Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động:
+ Ăn và nuốt.
+ Đẩy thức ăn xuống ống tiêu hoá.
+ Tiêu hoá thức ăn.
+ Hấp thụ các chất dinh dưỡng.
+ Thải phân.
Hoạt động 2: Các cơ quan tiêu hoá (18’)
GV: Cho HS quan sát sơ đồ hệ tiêu hoá
Yêu cầu HS thhoả kuận nhóm để trả lời câu hỏi:
? Hệ tiêu hoá gồm những cơ quan nào?
? Hãy liệt kê các thành phần của ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá?
HS: Thảo luận, trình bày, nhận xét
GV: Chốt kiến thức
II. Các cơ quan tiêu hoá:
Các cơ quan trong ống tiêu hoá
Các tuyến tiêu hoá
- Miệng
- Hầu
- Thực quản
- Dạ dày
- Ruột non
- Ruột già
-H môn
- Tuyến nước bọt
- Tuyến tuỵ
- Tuyến gan
- Tuyến vị
- Tuyến ruột
 4. Củng cố: (5’)
- Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mổi nhóm.
- Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì?
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài: Tiêu hoá ở khoang miệng.
Tiết: 26	Ngày soạn: ... / ... / ...
TIÊU HOÁ Ở KHOANG MIỆNG
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Trình bày sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học ở miệng và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra.
2. Kĩ năng: Quan sát, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ: Tự giác tích cực
B. Phương pháp giảng dạy: 
- Trực quan
- Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên:
- Tranh màu màu SGK
2. Học sinh: 
- N/c bài mới
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. (1’)
Lớp 8A 	Tổng số: 	Vắng:
Lớp 8B 	Tổng số: 	Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Có mấy nhóm chất thức ăn?
- Nêu các thành phần trong hệ tiêu hoá?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (2’) Ở bài trước, ta đã biết các hoạt động của quá trình tiêu hoá. Vậy hoạt động đó bắt đầu từ đâu và bắt đầu ntn? Bài hôm nay sẽ giải quyết câu hỏi này.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tiêu hóa ở khoang miệng (16’)
GV: Treo tranh 25.1- 25.2. SGK.
HS: Quan sát tranh, theo dõi sơ đồ 25.1và 25.2 SGK.
GV: Gợi ý: Biến đổi thức ăn ở khoang miệng gồm biến đổi lí học và biến đổi hoá học.
- Yêu cầu HS thao luận nhóm để trả lời câu hỏi SGK: 
HS: Trả lời câu hỏi 
HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung
GV: Chốt kiến thức.
I. Tiêu hoá ở khoang miệng:
Biến đổi thức ăn ở khoang miệng
Các hoạt động tham gia
Các cơ quan thực hiện hoạt động
Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học
- Tiết nước bọt
- Nhai
- Đảo trộn thức ăn
- Tạo viên thức ăn
- Các tuyến nước bọt
- Răng
- Răng, lưỡi, các cơ môi và má
- Răng, lưỡi, các cơ môi và má
- Làm ướt và mềm thức ăn
- Làm mềm và nhuyễn thức ăn
- Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt
- Tạo viên thức ăn vừa nuốt
Biến đổi hoá học
Hoạt động của men amilaza trong nước bọt
Enzim amilaza
Biến đổi một phần tinh bột(chín) trong thức ăn thành đường mantôzơ
Hoạt động 2: Sự nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản: (14’)
GV: Yêu cầu HS quan sát H25.3, đọc thông tin SGK
HS: Quan sát tranh, đọc thông tin SGK
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Hoạt động nuốt do cơ quan nào đảm nhiệm và có tác dụng gì?
- Lực đẩy viên thức ăn xuống dạ dày được thực hiện ntn?
- Thức ăn có được biến đổi ttrong thực quản không?
HS: Thảo luận nhóm, đại diện trình bày. Nhận xét, bổ sung.
GV: Chỉ trên hình vẽ và phân tích cho HS thấy sự hoạt động nhịp nhàng của các cơ quan làm cho thức ăn từ khoang miệng được đẩy xuống dạ dày.
HS: Đối chiếu và hoàn thiện kiến thức.
GV: Chốt kiến thức.
I. Sự nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản:
- Việc nuốt được thực hiện nhờ hoạt động của lưỡi đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.
- Thức ăn từ thực quản được đưa xuống dạ dày nhờ sự co giãn nhịp nhàng của các cơ thực quản.
- Ở thực quản( Khoảng từ 2 - 4 giây), nên thức ăn hầu như không được biến đổi.
 4. Củng cố: (5’)
- Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?
- Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”.
- Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?
5. Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài: Tiêu hoá ở dạ dày:
Tiết: 27	Ngày soạn: ... / ... / ...
TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Trình bày sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học ở dạ dày và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra.
2. Kĩ năng: Quan sát, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ: Tự giác tích cực
B. Phương pháp giảng dạy: 
- Trực quan
- Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên:
Tranh màu màu SGK
2. Học sinh: 
N/c bài mới
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. (1’)
Lớp 8A 	Tổng số: 	Vắng:
Lớp 8B 	Tổng số: 	Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Trình bày sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng?
- Mô tả hoạt động nuốt thức ăn?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (2’) Thức ăn được biến đổi về mặt lí học và một phần hoá học ở khoang miệng. Còn ở dạ dày chúng sẽ được biến đổi ra sao? Bài hôm nay sẽ giải quyết câu hỏi này.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Cấu tạo dạ dày (16’)
GV: Treo tranh 27.1.SGK.
HS: Quan sát tranh, theo dõi sơ đồ 27.1.SGK.
GV: Gợi ý: quan sát tranh cần nắm được các lớp, các tuyến của thành dạ dày.
- Yêu cầu HS thao luận nhóm để trả lời câu hỏi SGK: 
+ Trình bày các đặc điểm cấu tạo chính của dạ dày?
+ Hãy dự đoán xem những hoạt động tiêu hoá ở dạ dày?
HS: Thảo luận - Trả lời câu hỏi 
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời
HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung
GV: Chốt kiến thức.
I. Cấu tạo dạ dày:
Đặc điểm chính về cấu tạo dạ dày là:
- Có 3 lớp cơ dày và khoẻ(cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)
- Có lớp niêm mạc chứa nhiều tuyến dịch vị.
Hoạt động 2: Tiêu hoá ở dạ dày (14’)
GV: Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trong SGK.
GV: Nhấn mạnh: Thành phần dịch vị gồm: 95% nước, 5% còn lại là enzim pepsin, HCl và chất nhày
HS: Quan sát tranh, đọc thông tin SGK. Hoàn thành bài tập điền từ SGK.
GV: Chỉ trên hình vẽ và phân tích cho HS thấy sự hoạt động nhịp nhàng của các cơ quan làm cho thức ăn từ khoang miệng được đẩy xuống dạ dày.
HS: Đối chiếu và hoàn thiện kiến thức.
GV: Chốt kiến thức.
Đáp án bảng:
II. Tiêu hoá ở dạ dày:
- Thức ăn G tiếp tục được tiêu hoá.
- Thức ăn L không được tiêu hoá vì trong dịch vị không co enzim tiêu hoá L.
- Lưu ý: P trong thức ăn bị dịch vị tiêu hoá nhưng P của lớp niêm mạc không bị tiêu hoá là nhờ sự bảo lớp niêm mạc.
Biến đổi thức ăn ở dạ dày
Các hoạt động tham gia
Cơ quan hay TB thực hiện
Tác dụng của hoạt động
Sự biến đổi lí học
- Sự tiết dịch vị
- Sự co bóp của dạ dày
- Tuyến vị
- Các lớp cơ dạ dày
- Hoà loãng thức ăn
- Đảo trộn thức ăn để thấm đều dịch vị
Sự biến đổi hoá học
- Hoạt động của enzim pepsin
- Enzim pepsin
- Phân cắt Prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3- 10 axit amin
 4. Củng cố: (5’)
- Đọc phần kết luận chung SGK
- Ở dạ dày có hoạt động tiêu hóa nào?
- Biến đổi lí học, hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
5. Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài: Tiêu hoá ở ruột non.
Tiết: 28	Ngày soạn: ... / ... / ...
TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Trình bày sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học ở ruột non và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra.
2. Kĩ năng: Quan sát, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ: Tự giác tích cực
B. Phương pháp giảng dạy: 
- Trực quan
- Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên:
Tranh màu màu SGK
2. Học sinh: 
N/c bài mới
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. (1’)
Lớp 8A 	Tổng số: 	Vắng:
Lớp 8B 	Tổng số: 	Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu cấu tạo của dạ dày?
- Trình bày sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (2’) Thức ăn được ở khoang miệng và dạ dày. Vậy, ở ruột non chúng có được biến đổi nữa không? Bài hôm nay sẽ giải quyết câu hỏi này.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Cấu tạo ruột non (16’)
GV: Treo tranh 28.1, đọc nghiên cứu thông tin SGK.
HS: Quan sát tranh, đọc thông tin.
GV: Gợi ý: Ruột non có cấu tạo tương tự dạ dày. Yêu cầu HS thao luận nhóm để trả lời câu hỏi SGK: 
- Trình bày cấu tạo của ruột non?
- Hãy dự đoán xem những hoạt động tiêu hoá ở ruột non?
HS: Trình bày được cấu tạo của ruột non và dự đoán được sự biến đổi xảy ra ở ruột non.
HS: Thảo luận - Trả lời câu hỏi 
HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung
GV: Chốt kiến thức.
I. Cấu tạo ruột non:
- Ruột non có cấu tạo như dạ dày, nhưng thành mỏng hơn(chỉ gồm cơ dọc và cơ vòng)
- Ruột non co nhiều tuyến ruột(tiết dịch ruột) và các TB tiết chất nhày.
- Dịch tuỵ, dịch ruột, dịch mật có vai trò tiêu hoá thức ăn.
Hoạt động 2: Tiêu hoá ở ruột non (14’)
GV: Treo tranh phóng to 28.1- 3 SGK. Yêu cầu HS quan sát để trả lời câu hỏi SGK:
- Sự biến đổi thức ăn tại ruột non diễn ra ntn?
- Vì sao nói sự tiêu hoá diễn ra chủ yếu ở ruột non?
HS: Quan sát để trả lời câu hỏi.
GV: Yêu cầu HS trả lời.
HS: Trình bày được sự biến đổi thức ăn diễn ra ở ruột non.
Giải thích được vì sao sự biến đổi thức ăn diễn ra tại ruột non là chủ yếu
HS khác: Trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV: Theo dõi.
HS: Đối chiếu và hoàn thiện kiến thức.
GV: Chốt kiến thức.
II. Tiêu hoá ở ruột non:
- Thức ăn ở ruột non vẫn bị biến đổi lí học và được biểu hiện như sau:
+ Thức ăn được hoà loãng và trộn đều dịch tiêu hoá.
+ Các khối Lipit được các muối mật len lỏi và tách chúng thành những giọt nhỏ biệt lập với nhau.
- Biến đổi hoá học ở ruột non:
+ Tinh bột à Đường đơn.
+ Prôtêin à Axit amin
+ Lipit à axit béo + glixêrin.
- Vai trò của lớp cơ trên thành ruột non :
+ Nhào trộn thức ăn cho ngấm đều dịch tiêu hoá.
+ Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột.
 4. Củng cố: (5’)
- Đọc phần kết luận chung SGK
- Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì?
- Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non?
5. Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài: Hâp thụ chất dinh dưỡng và thải phân 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 8 tiet 2528 theo chuan.doc