A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo tim, mạch máu.
- Nêu được chu kì hoạt động của tim
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể.
B. Phương pháp giảng dạy: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
1. Giáo viên: Tranh màu SGK.
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số.(1’)
Lớp 8A Tổng số: Vắng:
Lớp 8B Tổng số: Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Vai trò của hệ tuần hoàn máu?
Tiết: 17 Ngày soạn: ... / ... / ... TIM VÀ MẠCH MÁU A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo tim, mạch máu. - Nêu được chu kì hoạt động của tim 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK. - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể. B. Phương pháp giảng dạy: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. 1. Giáo viên: Tranh màu SGK. 2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số.(1’) Lớp 8A Tổng số: Vắng: Lớp 8B Tổng số: Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) - Vai trò của hệ tuần hoàn máu? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề:(1’) Mạch máu có cấu tạo như thế nào? Máu được vận chuyển trong mạch như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các chúng ta trả lời được các câu hỏi này. b. Triển khai bài dạy: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Cấu tạo của tim (9’) GV: Giới thiệu cho HS quan sát H.17.1 SGK: Mô tả cấu tạo ngoài của tim? GV: Yêu cầu quan sát hình 17. 1 cho trình bày cấu tạo trong của tim HS: Quan sát và trả lời GV: Tiếp tục yêu cầu HS hoàn thành bảng 17.1. HS: Hoàn thành bảng dưới sự gợi ý của GV GV: Hãy dự đoán xem ngăn tim nào dày nhất và ngăn tim nào mỏng nhất? HS: Kết hợp quan sát tranh để trả lời. GV: Giữa các ngăn tim và trong mặch máu có cấu tạo như thế nào để máu chỉ chảy theo một chiều? HS: Trả lời GV: Chốt lại kiến thức. 1. Cấu tạo của tim a. Cấu tạo ngoài - Màng tim bao bọc bên ngoài. - Tâm thất lớn tạo thành đỉnh tim. b. Cấu tạo trong - Tim có 4 ngăn, thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ, nửa bên trái dày hơn nửa bên phải. - Giữa TN với TT và giữa TT với các mạch máu có các van tim cho phép máu chỉ chảy theo một chiều. Hoạt động 2: Cấu tạo của mạch máu (8’) GV: Yêu cầu HS nhắc lại trong hệ mạch bao gồm những mạch nào? HS: Động mạch, Tĩnh mạch, mao mạch GV: Giữa các loại mạch máu đó có gì giống và khác nhau. Các em hãy nghiên cứu, thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu sau: Đặc điểm Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch Cấu tạo -Thành mạch - Lòng trong Đặc điểm khác Chức năng HS: Hoàn thành phiếu học tập. GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày. HS: Đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi bổ sung GV: Chốt lại kiến thức 2. Cấu tạo của mạch máu (Bảng phụ) Hoạt động 3: Chu kỳ tim (6’) GV: Yêu cầu HS quan sát H.17.3 hoàn thành bài tập lệnh trang 55 - 56 SGK. HS: Quan sát tranh, hoàn thành bài tập, trình bày, HS khác bổ sung, tự rút ra kết luận. GV: Mở rộng: Một chu kỳ tim kéo dài trong bao lâu? Hãy tính xem trong một phút có bao nhiêu chu kỳ tim (Bao nhiêu nhịp đập/phút)? HS: Trả lời 3. Chu kỳ tim Mỗi chu kỳ tim gồm 3 pha: - Pha nhĩ co (0,1s) - Pha thất co (0,3s) - Pha giãn chung (0,4s) Trong một phút: có 75 chu kì co dãn của tim 4. Củng cố: (4’) GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 trong SGK. Các pha trong một chu kỳ tim Hoạt động của van trong các pha Sự vận chuyển của máu Van nhĩ – thất Van động mạch Pha nhĩ có Pha thất co Pha dãn chung 5. Dặn dò: (2’) - Học bài theo câu hỏi SGK. - Đọc "Em có biết?" - Đọc trước bài 18 “ Sự vận chuyển máu qua hệ mạch” Tiết: 18 Ngày soạn: ... / ... / ... VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được khái niệm huyết áp. Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch. Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim. Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện để tăng khả năng làm việc của tim. 3. Thái độ: - Tự giác tích cực luyện tập TDTT vừa sức để có một sức khoẻ tốt. B. Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Tranh màu SGK. .2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. (1’) Lớp 8A Tổng số: Vắng: Lớp 8B Tổng số: Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) - Tim có cấu tạo ntn? - So sánh cấu tạo của động mạch và tĩnh mạch tương ứng? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: (2’) Máu được vận chuyển ntn trong hệ mạch, cần làm gì để có hệ tuần hoàn mạnh khoẻ? b. Triển khai bài dạy: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Vận chuyển máu trong hệ mạch (14’) GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát sơ đồ H16.1 - Huyết áp là gì? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu hs tiếp tục đọc thông tin, thảo luận 2 câu hỏi phần lệnh: - Lực chủ yếu giúp mau tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra nhờ đâu? - Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu nào? GV: Gợi ý HS: Thảo luận, Trả lời GV: Chốt kiến thức. I. Vận chuyển máu trong hệ mạch: - Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ sức đẩy của tim tạo ra, sức đẩy này tạo nên một áp lực trong mạch máu gọi là huyết áp.(Huyết áp tôi đa khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu khi tâm thất giản) - Sự phối hợp các thành cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra huyết áp trong mạch - sức đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong mạch. Hoạt động 2: Vệ sinh tim mạch (16’) GV: Yêu cầu HS quan sát hình 17.3 chu kì co giãn tim HS: Quan sát sơ đồ - Điều gì xảy ra khi nhịp tim tăng, tim làm việc quá sức? - Do đâu mà tim làm việc quá sức? ? Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác hại cho tim, mạch? HS: Trao đổi thảo luận, để tìm câu trả lời GV: Gợi ý HS: Trả lời GV: Chốt kiến thức GV: Yêu cầu HS so sánh và đối chiếu khả năng làm việc của tim giữa người bình thường và VĐV ở bảng 18. SGK - Em có nhận xét gì về khả năng làm việc của tim giữa người bình thường và VĐV? - Vậy luyện tập TDTT có ý nghĩa ntn đối với hệ tim mạch? HS: Trao đổi đề ra các biện pháp rèn luyện hệ tim, mạch HS: Trình bày GV: Chốt kiến thức II. Vệ sinh tim mạch: 1. Cần bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại: - Tim đập nhanh hơn sẽ dẫn đến bệnh suy tim, đến một lúc nào đó sẽ ngừng đập hẳn. - Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tim phải tăng nhịp không mong muốn: Bẩm sinh, mất máu, hồi hộp, vi rút vi khuẩn... - Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn: tim phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các loại thức ăn có hại cho tim, mạch 2. Cần rèn luyện hệ tim mạch: Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng hình thức TDTT, xoa bóp. 4. Củng cố: (5’) - Nêu vai trò của hệ cơ và các van tim trong việc giữ cho máu được vận chuyển 1 chiều trong hệ mạch? - Cần làm gì để tránh nhịp tim và huyết áp tăng không mong muốn, phải làm gì để luyện tập hệ tim, mạch? 5. Dặn dò: (2’) - Học bài cũ - Ôn tập kiểm tra 1 tiết Tiết: 19 Ngày soạn: ... / ... / ... KIỂM TRA 1 TIẾT. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm chắc kiến thức đã học. - GV nắm được thông tin từ học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy. 2. Kỹ năng: Làm bài thi tự luận, vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập 3. Thái độ: Tự giác tích cực B. Phương pháp giảng dạy: - Kiểm tra đánh giá C. Chuẩn bị giáo cụ: 1. Giáo viên: Ma trận đề, đề kiểm tra, đáp án và thang điểm .2. Học sinh: Ôn tập D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. (0,5’) Lớp 8A Tổng số: Vắng: Lớp 8B Tổng số: Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: (0,5’)Kiểm tra 1 tiết b. Triển khai bài dạy: *Ma trận đề Tỉ trọng câu hỏi/điểm Lĩnh vực nội dung Cấp độ tư duy T S Biết Hiểu VD thấp VD cao TN TL TN TL TN TL TN TL Bộ xương 1 3đ 1 3đ Bạch cầu – miễn dịch 1 3đ 1 3đ Vận chuyển máu qua hệ mạch 1 4đ 1 4đ Tổng số câu 2 1 3 Tỉ trọng điểm 6đ 4đ 10đ Đề: Câu 1: Trình bày các phần chính của bộ xương. Có mấy loại xương? Câu 2: Miễn dịch là gì? Có những loại miễn dịch nào? Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó là gì? Câu 3: Điều gì xảy ra khi nhịp tim tăng, tim làm việc quá sức? Do đâu mà tim làm việc quá sức? Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác hại cho tim, mạch? 4. Củng cố: (1’) - Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra. 5. Dặn dò: (1’) - Về nhà xem lại bài. - Nghiên cứu bài: thực hành (Chuẩn bị băng gạc, bông y tế) Đáp án: Câu 1: (3đ) * Các phần chính của bộ xương : - Bộ xương là bộ phận nâng đỡ bảo vệ cơ thể và là nơi bám của các cơ. - Bộ xương gồm nhiều xương được chia là 3 phần : + Xương đầu : xương sọ, xương mặt. + Xương thân : xương cột sống, xương lồng ngực. + Xương chi : xương chi trên, xương chi dưới. * Có 3 loại xương : - Xương dài : hình ống (xương ống tay) ở giữa rỗng chứa tuỷ. - Xương ngắn : kích thước ngắn (đốt sống) - Xương dẹt : hình bản dẹt, mỏng (xương sọ) Câu 2: (3đ) - Miễn dịch là khả năng không mắc một hay một số bệnh nào đó dù sống trong môi trường có mầm bệnh. - Có hai loại miễn dịch: + Miễn dịch tự nhiên (Bẩm sinh hoặc tập nhiễm): Khả năng tự chống bệnh của cơ thể. + Miễn dịch nhân tạo: Tạo cho cơ thể có khả năng miễn dịch bằng vắc xin. Câu 3: (4đ) - Tim đập nhanh hơn sẽ dẫn đến bệnh suy tim, đến một lúc nào đó sẽ ngừng đập hẳn. - Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tim phải tăng nhịp không mong muốn: Bẩm sinh, mất máu, hồi hộp, vi rút vi khuẩn... - Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn: tim phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các loại thức ăn có hại cho tim, mạch Tiết: 20 Ngày soạn: ... / ... / ... THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách sơ cứu và băng bó khi bị chảy máu và mất máu nhiều. 2. Kỹ năng: Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, cẩn thận trong đời sống học tập và lao động. B. Phương pháp giảng dạy: Thực hành. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: - Băng: 1 cuộn - Gạc: 2 miếng - Bông: 1 cuộn - Dây garô - Một miếng vải mềm(10x30cm 2. Học sinh: Theo nhóm: - Băng: 1 cuộn - Gạc: 2 miếng - Bông: 1 cuộn - Dây garô - Một miếng vải mềm(10x30cm) D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. (1’) Lớp 8A Tổng số: Vắng: Lớp 8B Tổng số: Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Cần phải làm gì để vệ sinh hệ vận động 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: (1’) Trong đời sống hằng ngày có thể ta gặp những tình bị thương do nguyên nhân nào đó, khi đó ta cần phải thao tác ntn?Tập sơ cứu cầm máu trong các trường hợp sau đây: b. Triển khai bài dạy: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Mục tiêu và chuẩn bị (5’) GV: Yêu cầu một HS trình bày mục tiêu của bài thực hành. HS: Trình bày mục tiêu GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh I. MỤC TIÊU: SGK II. CHUẨN BỊ: Theo nhóm như đã dặn Hoạt động 2: Nội dung và cách tiến hành (20’) GV: Khi bị thương làm thế nào để phân biệt máu chảy từ động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch? Việc phân biệt này có ý nghĩa như thế nào? HS: Dựa vào kiến thức cũ, trình bày, GV chốt: GV: Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay cần băng bó như thế nào? HS: Các nhóm cần xác định dạng máu chảy và tiến hành băng bó. GV: Yêu cầu các nhóm thao tác. HS: Thao tác GV: Kiểm tra công việc của các nhóm, giúp đỡ nhóm nào còn yếu. GV: Cho các nhóm tự đánh giá kết quả lẫn nhau. HS: Đánh giá kết quả của nhóm bạn. GV: Đánh giá, phân tích kết quả của từng nhóm. GV: Khi bị thương, chảy máu động mạch cần tiến hành sơ cứu như thế nào? HS: Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến và tiến hành băng bó. GV: theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm yếu. HS: Hoàn thành băng bó vết thương. GV: Cho nhóm làm tốt nhất nêu nguyên nhân thành công, nhóm làm chưa tốt nêu lí do vì sao thất bại. HS: Trình bày GV: Nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm. III. Nội dung và cách tiến hành 1. Các dạng máu chảy: - Máu mao mạch: Chảy chậm, ít. - Máu ĐM: Chảy nhiều, mạnh thành tia, màu đỏ tươi. - Máu TM: Chảy nhanh, nhiều hơn máu MM, màu đỏ thẩm. 2. Tập băng bó vết thương a/ Băng vết thương ở lòng bàn tay: Tiến hành như hướng dẫn SGK trang 61 b/ Băng bó vết thương ở cổ tay: Tiến hành như hướng dẫn SGK trang 62. Hoạt động 3: Thu hoạch (6’) GV: Hướng dẫn HS viết bài thu hoạch như SGK. HS: Các nhóm tổ chức viết bài thu hoạch. GV: Yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng thực hành. 3. Thu hoạch 4. Củng cố: (5’) - Nhận xét giờ thực hành - Hướng dẫn hoàn thành báo cáo 5. Dặn dò: (2’) - Học bài cũ, hoàn thành thu hoạch - Nghiên cứu bài: Hô hấp và các cơ quan hô hấp.
Tài liệu đính kèm: