Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro- Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cát Tân

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro- Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cát Tân

Giới thiệu chủ đề: Trong chủ đề này chúng ta sẽ tìm hiểu các nội dung:

 - Hidro có những tính chất và ứng dụng gì ?

 - Điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp như thế nào ?

 - Phản ứng thế là gì ?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

* Kiến thức:

- Biết được tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.

- Biết được tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi, với oxit kim loại.

- Biết được ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.

- Biết được phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí

- Hiểu được phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.

- Biết thí nghiệm điều chế hiđro từ dung dịch HCl và Zn (hoặc Fe, Mg, Al.). Đốt cháy khí hiđro trong không khí. Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí.

- Hiểu được thí nghiệm chứng minh H2 khử được CuO.

 

doc 14 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 123Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro- Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cát Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/02/2022 
Chủ đề : HIDRO
Tổng số tiết: 5; từ tiết 45 đến tiết 49
Giới thiệu chủ đề: Trong chủ đề này chúng ta sẽ tìm hiểu các nội dung:
	- Hidro có những tính chất và ứng dụng gì ?
	- Điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp như thế nào ?
	- Phản ứng thế là gì ?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
* Kiến thức:
- Biết được tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.
- Biết được tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi, với oxit kim loại.
- Biết được ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.
- Biết được phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí
- Hiểu được phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.
- Biết thí nghiệm điều chế hiđro từ dung dịch HCl và Zn (hoặc Fe, Mg, Al...). Đốt cháy khí hiđro trong không khí. Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí.
- Hiểu được thí nghiệm chứng minh H2 khử được CuO.
* Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro.
- Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khử của hiđro. Viết được PTHH điều chế hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng)
- Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro. Hoạt động của bình Kíp đơn giản.
- Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đktc.
- Lắp dụng cụ điều chế khí hiđro, thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy không khí.
- Thực hiện thí nghiệm cho H2 khử CuO, viết phương trình phản ứng.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm an toàn, có kết quả.
* Thái độ:
- Biết ứng dụng của Hiđro dựa vào phản ứng cháy.
- Biết trong thực tế Hiđro được sử dụng trong nhiều lĩnh vực dựa trên tính chất của nó.
- Niềm yêu thích môn học và vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế. Ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
* Năng lực chung:
Năng lực hợp tác.
Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực giao tiếp.
+ Năng lực tự học và sáng tạo.
* Năng lực chuyên biệt:
Năng lực tính toán hóa học.
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Năng lực thực hành hóa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu liên quan.
- Dụng cụ, hóa chất cho thí nghiệm thực hành:
+ Hoá chất: kẽm, axit clohiđric, khí oxi; CuO, Zn, dd HCl; Zn (viên), dung dịch HCl.
+ Dụng cụ: bình Kip, ống nghiệm, ống dẫn khí, giá đỡ, đèn cồn, cốc thủy tinh; Ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn thuỷ tinh sẵn đầu vuốt nhọn, giá để ống nghiệm, dụng cụ điều chế chất khí từ chất rắn và chất lỏng, ống cao su, ống dẫn thuỷ tinh uốn cong, capsun sứ, kiềng, que đóm, diêm, đèn cồn,; Bình điện phân nước; Bình kíp..
- Tranh vẽ: Điều chế và ứng dụng của hiđro; Cấu tạo bình Kíp; điều chế và thu khí hiđro.
- Máy chiếu. 
- Bài soạn powerpoint. 
- Video thí nghiệm
2. Học sinh:
- Tìm hiểu về hidro. 
- Học bài cũ, ôn lại các kiến thức có liên quan, xem trước bài mới.
- Bảng phụ
- Vở ghi + bút + thước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát khởi động (Dự kiến thời lượng: 5 phút )
Mục tiêu hoạt động
- Biết được khí bơm vào bóng bay và khinh khí cầu là khí hiđro và những hiểu biết của các em về khí hiđro 
- Tạo hứng thú nghiên cứu bài học
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
kết quả hoạt động
GV làm thí nghiệm: thả một quả bóng đã được bơm khí hidro.
GV: Yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng và giải thích?
GV: Để hiểu rõ về vấn đề này, hôm nay các em tiếp tục nghiên cứu chủ đề HIĐRO.
Dự kiến sản phẩm:
Quan sát hiện tượng và giải thích theo suy nghĩ của cá nhân.
Đánh giá kết quả hoạt động:
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV ở mức khá.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (Dự kiến thời lượng: 195 phút )
1. Nội dung 1: Tính chất - ứng dụng của hiđro (Dự kiến thời lượng: 75 phút )
Mục tiêu hoạt động:
- Biết được tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.
- Biết được tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi, với oxit kim loại.
- Biết được ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
kết quả hoạt động
1. Tính chất vật lí
GV: Cho HS quan sát lọ thủy tinh chứa đầy khí hiđro được đậy nút kín.
H: Em hãy cho biết trạng thái, màu sắc của khí hiđro? (Khí hiđro là chất khí không màu).
GV: Quay lại giải thích hiện tượng của thí nghiệm ban đầu: Vì sao quả bóng bay được? (Vì trong quả bóng chứa khí hidro. Khí hiđro nhẹ hơn không khí, 
= 0,069 lần.)
GV giới thiệu: 1 lít nước ở 15oC hòa tan được 20 ml khí H2. Vậy tính tan trong nước của khí hiđro như thế nào? (Khí hiđro ít tan trong nước).
GV: Tóm lại, hidro có những tính chất vật lí gì?
2. Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với oxi:
GV: Yêu cầu HS đọc thí nghiệm phần II. 1.a (SGK, tr.105)
GV: Cho HS xem video thí nghiệm biểu diễn sự cháy của hiđro trong không khí và trong khí oxi (SGK).
H: Nêu hiện tượng quan sát được? 
H: Viết PTHH của phản ứng?
H: Vì sao sự cháy của khí hiđro trong khí oxi lại xảy ra mạnh hơn so với hiđro cháy trong không khí? (trong không khí, sự tiếp xúc của khí hiđro với các phân tử khí oxi ít hơn nhiều lần).
H: Vì sao trước khi đốt khí hiđro, ta phải thử độ tinh khiết, khẳng định dòng khí hiđro không có lẫn khí oxi? 
GV thông báo: Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất nếu trộn khí hiđro với oxi theo tỉ lệ về thể tích là 2:1 và tiếp tục cho HS xem video thí nghiệm biểu diễn về sự nổ của hỗn hợp H2 và O2 (SGV). 
GV: Yêu cầu HS trao đổi thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi mục 1c (SGK).
+ Tại sao hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây ra tiếng nổ? 
+ Nếu đốt cháy dòng khí H2 ngay ở đầu ống dẫn khí, dù ở trong lọ khí O2 hay không khí, sẽ không gây ra tiếng nổ mạnh, vì sao? 
+ Làm thế nào để biết dòng khí hiđro là tinh khiết, có thể đốt cháy dòng khí đó mà không gây ra tiếng nổ mạnh? 
GV bổ sung và giới thiệu cách thử độ tinh khiết của dòng khí hiđro được điều chế từ bình kip, chỉ dẫn cách đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm với khí hiđro.
b.Tác dụng với đồng oxit
* Tình huống xuất phát:
GV: Giới thiệu một số dụng cụ và hóa chất: 
- Hoá chất: CuO, Zn, dd HCl.
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống dẫn khí có nút cao su, giá đặt ống nghiệm, đèn cồn, cốc thủy tinh.
 Với dụng cụ và hóa chất trên, em hãy dự đoán em H2 còn có tính chất hóa học gì nữa?
GV: Yêu cầu cá nhân ghi ý kiến vào vở nháp, sau đó cả nhóm cùng thảo luận ghi ý kiến chung vào bảng phụ.
GV: Gọi đại diện từng nhóm trình bày. 
GV: Yêu cầu HS chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa ý kiến của các nhóm.
GV: Từ điểm giống và điểm khác nhau đó => các em thắc mắc vấn đề gì thì đề xuất câu hỏi nghi vấn.
GV: Ghi nhanh các câu hỏi lên bảng. Rồi cho các nhóm tự nhận xét lẫn nhau về nội dung các câu hỏi đưa ra, sau đó thống nhất các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
GV: Yêu cầu HS đọc kĩ lại các câu hỏi, liên hệ với kiến thức đã học đưa ra giả thuyết và đề xuất phương án nghiên cứu để kiểm chứng giả thuyết mà nhóm đưa ra.
1. Tính chất vật lí
Dự kiến sản phẩm:
- Quan sát, rút ra tính chất vật lí của hidro
Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, ít tan trong nước.
2. Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với oxi:
Dự kiến sản phẩm:
- Trong lọ đựng oxi, hiđro cháy mạnh hơn trong không khí, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ
- Hiđro cháy tạo thành nước 
 2H2 + O2 2H2O
- Vì hỗn hợp khí hidro và oxi là hỗn hợp nổ
- Sự nổ xảy ra là do hỗn hợp oxi và hiđro cháy nhanh và sinh ra rất nhiều nhiệt. Nhiệt này làm cho thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột nhiều lần kết quả làm chấn động mạnh không khí, sinh ra tiếng nổ.
- Vì trong trường hợp này không có sẵn hỗn hợp nổ.
- Để tránh hiện tượng nổ mạnh trước khi đốt khí H2, ta phải thử xem H2 có lẫn khí oxi không. Nếu H2 tinh khiết không có tiếng nổ hoặc nổ nhỏ, nếu H2 lẫn O2 hoặc không khí tiếng nổ mạnh.
b.Tác dụng với đồng oxit
* Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh: 
- Từng cá nhân ghi ý kiến vào vở nháp, sau đó cả nhóm cùng thảo luận ghi ý kiến chung vào bảng phụ.
* Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm:
Có phải hidro tác dụng được với CuO? Sản phẩm thu được là chất gì? Phản ứng này diễn ra như thế nào?
- Đưa ra giả thuyết và đề xuất phương án nghiên cứu.
Câu hỏi
Giả thuyết
Phương án thực nghiệm
Có phải hidro tác dụng được với CuO? Sản phẩm thu được là chất gì? Phản ứng này diễn ra như thế nào?
H2 tác dụng với CuO 
- Dụng cụ: ống nghiệm trống hai đầu, đèn cồn, giá đặt ống nghiệm, cốc thủy tinh, nút cao su có ống dẫn. 
- Hóa chất: cồn, CuO, Zn, dd HCl.
- Thí nghiệm: 
+ Điều chế H2, sau khi thử độ tinh khiết H2 cho một luồng khí hiđro đi qua bột CuO có màu đen.
+ Dùng ngọn lửa đèn cồn đun nóng phần ống nghiệm có chứa CuO.
GV: Nhận xét giả thuyết và phương án thực nghiệm học sinh đưa ra.
GV: Cho HS xem video thí nghiệm H2 khử CuO.
GV: Điều khiển cả lớp cùng tranh luận, nhận xét. 
GV: Nhận xét kết quả thí nghiệm.
* Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu:
- Xem video, giải thích kết quả thí nghiệm.
Thí nghiệm
Hiện tượng
Nhận xét
Hidro tác dụng với đồng oxit
- Bột CuO màu đen chuyển sang màu đỏ gạch.
- Xuất hiện những giọt nước.
- Phản ứng tỏa nhiều nhiệt
H2 tác dụng với CuO thu được Cu (đỏ gạch) và nước. 
GV: Yêu cầu các em đối chiếu với ý kiến ban đầu => chỉ ra điểm sai để sửa chữa.
GV: Cho các nhóm thảo luận trả lời hoàn chỉnh câu hỏi ở tình huống xuất phát hay hệ thống hóa kiến thức của bài học. 
GV: Khẳng định và bổ sung: 
- Khí H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO; H2 có tính khử.
- Ngoài CuO, hiđro còn có thể khử một số oxit kim loại khác như : Fe2O3, FeO, Fe3O4, PbO,
H: Qua 2 thí nghiệm ở phần 1 và 2, em có nhận xét gì về tính chất hóa học của hiđro? 
3. Ứng dụng:
- Giới thiệu tranh vẽ
à Cho HS sử dụng một số tranh vẽ sưu tầm kết hợp với kiến thức thực tế, tiến hành thảo luận nhóm về ứng dụng của Hidro
- Nhận xét à kết luận chung
* Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:
Cho một luồng khí hiđro đi qua bột CuO nung nóng, bột CuO màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch, đồng thời có nước tạo thành.
CuO + H2 Cu + H2O 
- Ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một s ... hí làm than hồng tiếp tục đỏ thêm 1 thời gian là không khí .
 C + O2 à CO2
+ Nhóm 4: 
4. nCuO = 8 = 0,1(mol)
 80
PTHH: H2 + CuOH2O +Cu
Theo PTHH ta có:
 nCu = nH2 = nCuO = 0,1(mol)
a) mCu = 0,1.64 = 6,4(g)
b) VH2 = 0,1.22,4 = 2,24(lít)
5. (3/119 GSK) Đáp án C
4. Nội dung 4. Thực hành: Điều chế - thu khí hiđro và thử tính chất của khí hiđro
(Dự kiến thời lượng: 35 phút )
Mục tiêu hoạt động:
- Biết thí nghiệm điều chế hiđro từ dung dịch HCl và Zn (hoặc Fe, Mg, Al...). Đốt cháy khí hiđro trong không khí. Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí.
- Hiểu được thí nghiệm chứng minh H2 khử được CuO.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
kết quả hoạt động
I. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1. Điều chế - đốt H2 trong không khí 
- Giới thiệu dụng cụ hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm 1 à hướng dẫn HS lắp ráp TN (hình 5. 4)
- Cho HS các nhóm tiến hành thí nghiệm
+ Gợi ý: ? dấu hiệu 
* Khẳng định: khí H2 
? Chất còn lại sau khi đun 
* Khẳng định: ZnCl2 
? Viết PTHH 
? H2 có cháy trong không khí không à ta sẽ thử nghiệm, các nhóm tiến hành đốt
? So với O2, H2 cháy mạnh hay yếu hơn?
* Chú ý: khi đốt phải cẩn thận 
( chờ sau 1 phút để H2 đẩy hết không khí ra )
2. Thí nghiệm 2. Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm 
- Yêu cầu HS thực hiện 
? Vì sao ống nghiệm phải để úp
GV: Nhắc nhở: Ống nghiệm đựng H2 đặt sát ngọn lửa đèn cồn.
 3. Thí nghiệm 3: H2 khử CuO 
- Giới thiệu bảng phụ ghi tóm tắt các bước tiến hành
* Chú ý: cho CuO vào ống dẫn sao cho phù hợp 
- Hướng dẫn HS tiến hành 
- Theo dõi quá trình tiến hành của các nhóm 
II. Viết tường trình 
GV: Yêu cầu HS viết tường trình thí nghiệm
I. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1. Điều chế - đốt H2 trong không khí 
Dự kiến sản phẩm 
- Lắp ráp đúng dụng cụ thí nghiệm đúng yêu cầu
- Ghi chép hiện tượng:
+ Có bọt khí nổi lên
+ Chất rắn màu trắng 
PTHH: Zn + 2HCl à ZnCl2+ H2
- So với O2, H2 cháy yếu hơn
2. Thí nghiệm 2. Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí
Dự kiến sản phẩm
- Hoàn tành thí nghiệm và ghi chép hiện tượng:
- Vì H2 nhẹ hơn không khí.
3. Thí nghiệm 3: H2 khử CuO 
Dự kiến sản phẩm
- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm à trình bày kết quả 
II. Viết tường trình 
(PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 )
Đánh giá kết quả hoạt động:
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV, tinh thần thái độ hợp tác trong nhóm, kĩ năng thực hành, rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập (Dự kiến thời lượng: 15 phút )
Mục tiêu hoạt động
	- HS được vận dụng các kiến thức đã học ở trên để khắc sâu các khái niệm, vận dụng vào các tình huống các dạng bài tập cụ thể.
	- Rèn luyện các kĩ năng viết PTHH, kĩ năng tính toán dựa vào PTHH
	- Phát triên năng lực vận dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực hợp tác
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
kết quả hoạt động
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bài tập: 
Câu 1. Nguyên liệu dùng để điều chế khí H2 trong PTN là:
a) Zn , H2SO4 b) ZnO , HCl c) Cu, HCl d) Al ,H2O
Câu 2. Viết PTHH của các phản ứng hiđro khử các oxit sau: 
 a) Sắt (III) oxit
 b) Thủy ngân (II) oxit.
c) Chì (II) oxit
- Trong các PƯ trên H2 có tính chất gì?
Câu 3. Khử 48 g CuO bằng khí H2
 a. Tính số gam Cu thu được?.
 b. Tính thể tích khí H2 ( đktc)
Câu 4. Có một hỗn hợp gồm 75% Fe2O3 và 25% CuO. Người ta dùng H2 dư để khử 16g hỗn hợp đó.
a. Tính khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng.
b. Tính thể tích H2 đã tham gia phản ứng.( đktc)
Câu 5. Viết PTHH điều chế H2 trong phòng thí nghiệm ? Có mấy cách thu khí H2? Giải thích.
Câu 6. Viết các PTHH của các phản ứng hiđro khử các oxit sau:
a. Sắt (III) oxit 
b. Thủy ngân (II) oxit 
c. Chì (II) oxit
Câu 7. Có 3 lọ riêng biệt chứa các khí sau: O2, N2, H2. Hãy nhận biết các chất khí đó bằng phương pháp hóa học, viết phương trình phản ứng (nếu có)
Dự kiến sản phẩm 
HS thực hiện được:
Câu 1: a) Zn , H2SO4 
Câu 2.
a. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O.
b. HgO + H2 Hg + H2O.
c. PbO + H2 Pb + H2O
- H2 có tính khử .
Câu 3.
CuO + H2 Cu + H2O
a. n CuO = 48/ 80 = 0,6 (mol)
Theo PTHH: nCu = nCuO = 0,6 (mol)
=> mCu = 0,6 .64 = 38,4g
b. nH2 = nCu = 0,6 (mol)
=> VH2 = 0,6.22,4 = 13,44 (l)
Câu 4. 
 a. nFe2O3 = 16. .160 = 0,075 (mol).
 nCuO = 16. . 80 = 0,05 (mol).
Fe2O3 +3H22Fe + 3H2O
nFe = 2.nFe2O3 = 2. 0,075 = 0,15mol
=> mFe= 0,15. 56 = 8,4g.
nH2 = 3.nFe2O3 = 3. 0,075 = 0,225mol
=> VH2 = 0,225. 22,4 = 5,04 lít
CuO + H2 Cu + H2O
0,05 0,05 0,05 mol
mCu= 0,05.64= 3,2g
VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít
b. VH2 = 5,04 + 1,12 = 6,16 lít
Câu 5. PTHH:
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 
 Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 
+ Thu khí H2 bằng 2 cách 
. Đẩy nước: Vì H2 ít tan trong nước
. Đẩy không khí bằng cách úp bình: vì H2 nhẹ hơn không khí.
Câu 6. 
a. Fe2O3 +3 H2 3H2O + 2 Fe 
b. HgO+ H2 H2O + Hg
c. PbO + H2 H2O + Pb
 Câu 7. Lấy que đóm còn than hồng cho vào 3 lọ khí trên. Khí nào làm than hồng bùng cháy là khí oxi
C + O2 CO2
- Cho hai khí còn lị đi qua CuO nung nóng, Khí nào làm xuất hiện màu đỏ của Cu là H2.
 H2 + CuO Cu + H2O 
- Khí còn lại là N2.
Đánh giá kết quả hoạt động:
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV ở mức khá.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng (Dự kiến thời lượng: 10 phút )
Mục tiêu hoạt động
- Mở rộng hiểu biết thêm về những kiến thức có liên quan đến hiđro
- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu và giải thích hiện tượng thực tế.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
kết quả hoạt động
GV: Yêu cầu HS về nhà hoàn thành các bài tập
1. Hãy giải thích vì sao khí H2 dùng để hàn cắt kim loại?
2.Nếu dùng một lượng bột Mg và một lượng bột Al có khối lượng bằng nhau (m gam) cho vào 2 ống nghiệm đựng axit Clohiđric dư HCl thì ống nghiệm nào cho nhiều khí Hiđro hơn ? 
3. Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch chứa 24,5g H2SO4 loãng .
a. Viết phương trình
b. Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đkc.
4. Cho một luồng khí H2 đi qua 27,2 gam hỗn hợp 3 oxit: CuO, Ag2O, Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp A gồm 3 kim loại. Lượng H2 phản ứng là 6,72 lít (ở đktc).
a. Viết các phương trình hoá học.
b. Tính khối lượng của A.
Dự kiến sản phẩm 
1.Khí H2 khi cháy tỏa nhiều nhiệt
2. Nhôm tác dụng với axit cho nhiều khí hiđro hơn
3. a. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 0,5đ
 nZn = 13/65 = 0,2 mol 0,5đ
b. nH2 = nZn = 0,2mol 0,5đ
VH2 = 0,2.22,4 = 4,48l 0,5đ
c.nHCl= 36,5/36,5 = 0,1mol 0,5đ
à HCl đủ , Zn dư
Theo PT nZn = 1/2n HCl= 1/2.0,1 = 0,05 mol 0,5đ
 nZn dư = 0,2 – 0,05= 0,15mol
 à mZn dư = 0,15.65 = 9,75 g
4. 
 a. PTHH: 
H2 + CuO -> Cu + H2O
 H2 + Ag2O -> 2Ag + H2O
 4H2 + Fe3O4 -> 3Fe + 4H2O
Số mol H2 = 0,3 mol
 Theo 3 PTHH trên số mol H2O = số mol H2 = 0,3 mol
 số mol O trong H2O = số mol H2O = 0,3 mol
 Mà oxi trong nước chính là oxi trong hỗn hợp 3 oxit
=> khối lượng của A = 27,2 - 0,3. 16 = 22.4 gam
Đánh giá kết quả hoạt động:
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV ở mức khá.
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung 1: Tính chất - Ứng dụng của hidro
Tính chất vật lí H2
Nội dung 2: 
Điều chế khí hidro - Phản ứng thế.
Phân loại phản ứng
Điều chế H2
Nội dung 3: 
Bài luyện tập 6
Bài toán chất dư
Bài toán hỗn hợp
Nội dung 4: 
Bài thực hành 5
Cách thu khí H2
2. Câu hỏi/Bài tập 
Câu hỏi 1/Bài tập 1 –[NB]
1. Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí của H2?
a. Là khí không màu, có mùi hôi, ít tan trong nước, nhẹ nhất trong các khí.
b. Là khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước, nhẹ nhất trong các khí.
c. Là khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn khí O2.
d. Là khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ nhất trong các khí.
2. Cho phản ứng : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Phản ứng này là
a. phản ứng thế b. phản ứng hóa hợp.
c. phản ứng phân hủy. d. phản ứng hóa học 
3. Khí H2 được nạp vào khí cầu vì?
a. Tác dụng được với khí oxi.	b. Không tan trong nước
c. Là khí nhẹ nhất	d. Cả a, b, c.
4. Hỗn hợp khí H2 và O2 sẽ gây nổ mạnh nhất theo tỉ lệ thể tích: H2: O2 là
a. 1: 2 b. 1:3 c .2: 1 d.3:1
5. Khi thu khí H2 bằng phương pháp đẩy không khí phải để bình thu khí như thế nào?
a. Ngửa bình b. Ngược bình c. Cả a và b đều đúng d. Cả a và b đều sai.
Câu hỏi 2/Bài tập 2 – [TH]
1. Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế:.
a. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.	b. CuO + H2→ Cu + H2O
c. Ca(OH)2+ CO2 → CaCO3 + H2O	d. Zn + CuSO4→ ZnSO4 + Cu
2. Không dùng kim loại nào sau đây để điều chế khí H 2trong phòng TN
a. Cu b. Zn c. Al d Fe
Câu hỏi 3/Bài tập 3– [VD]
1. Khối lượng của Hg thu được khi khử 27,125g HgO bằng khí H2.là
a. 25g b.26g c.25,1g d. 25,115g.
2. Cho 8,125g Zn tác dụng với dung dịch HCl loãng dư có chứa 18,25g HCl. Thể tích khí H2 thu được là
a. 2,98 l b.2,8 l c.2,6 l d. 3,7 l 
Câu hỏi 4/Bài tập 4– [VDC]
1. Khử hoàn toàn 10,86 g một hỗn hợp có CuO và PbO bằng khí hidro, người ta thu được 1,8 g nước.
a. Viết phương trình phản ứng
b. Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp ban đầu.
2. Cho 18,1 g hỗn hợp 2 kim loại X và Y (có hóa trị I và II) phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch muối và 7,84 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?	
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Mẫu tường trình thực hành
TT
Tên TN
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
Nhận xét, kết luận
1
2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1 Nguyên liệu dùng để điều chế khí H2 trong PTN là:
a) Zn , H2SO4 b) ZnO , HCl c) Cu, HCl d) Al, H2O
Câu 2. Viết PTHH của các phản ứng hiđro khử các oxit sau: 
 a) Sắt (III) oxit
 b) Thủy ngân (II) oxit.
c) Chì (II) oxit
- Trong các PƯ trên H2 có tính chất gì?
Câu 3. Khử 48 g CuO bằng khí H2
 a. Tính số gam Cu thu được?.
 b. Tính thể tích khí H2 ( đktc)
Câu 4. Có một hỗn hợp gồm 75% Fe2O3 và 25% CuO. Người ta dùng H2 dư để khử 16g hỗn hợp đó.
a. Tính khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng.
b. Tính thể tích H2 đã tham gia phản ứng.( đktc)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài tập 1 : Viết PTHH điều chế H2 trong phòng thí nghiệm ? Có mấy cách thu khí H2 ? giải thích ?
Bài tập 2: Viết các PTHH của các phản ứng hiđro khử các oxit sau:
	a. Sắt (III) oxit b. Thủy ngân (II) oxit c. Chì (II) oxit
	 Trong các phản ứng trên, hiđro thể hiện tính chất gì? Giải thích?
 Bài tập 3: Có 3 lọ riêng biệt chứa các khí sau: O2, N2, H2. Hãy nhận biết các chất khí đó bằng phương pháp hóa học, viết phương trình phản ứng (nếu có)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_bai_31_tinh_chat_ung_dung_cua_hidro_na.doc