I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học song bài này, HS phải:
- Xác định được cấu tạo của tim.
- Phân biệt được các loại mạch máu.
- Nắm được chu kì hoạt động của tim.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng thực hành, quan sát, phân tích, dự đoán.
II. Thiết bị dạy học:
- Các ảnh về cấu tạo của tim, mạch máu, chu kì co dãn của tim.
- Bộ đồ mổ, khay mổ, tim lợn (4 quả)
- Các video clip về cấu tạo của tim, chu kì co dãn của tim.
- Máy tính xách tay, đèn chiếu projector.
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp thảo luận nêu vấn đề.
- Phương pháp phát vấn
- Phương pháp thảo luận theo nhóm
Tiết 17-Bài 17: TIM VÀ MẠCH MÁU I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học song bài này, HS phải: - Xác định được cấu tạo của tim. - Phân biệt được các loại mạch máu. - Nắm được chu kì hoạt động của tim. 2. Kỹ năng: - Rèn cho HS kỹ năng thực hành, quan sát, phân tích, dự đoán. II. Thiết bị dạy học: Các ảnh về cấu tạo của tim, mạch máu, chu kì co dãn của tim. Bộ đồ mổ, khay mổ, tim lợn (4 quả) Các video clip về cấu tạo của tim, chu kì co dãn của tim. Máy tính xách tay, đèn chiếu projector. III. Phương pháp dạy học: Phương pháp thảo luận nêu vấn đề. Phương pháp phát vấn Phương pháp thảo luận theo nhóm IV. Tiến trình dạy học: Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra bài cũ:(5’ ) Slide2: Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn? Bài mới: Máu được tuần hoàn trong hệ mạch nhờ vai trò chủ yếu của tim “bơm” và hệ mạch. Vậy tim và hệ mạch được cấu tạo như thế nào để máu tuần hoàn liên tục một chiều trong hệ mạch? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết câu hỏi đó. TG GV hướng dẫn Hoạt động của HS Nội dung 15’ 10’ 7’ Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo tim (Slide 3): * Chia học sinh ra 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát Hình 17-1 cùng với kiến thức đã học và các nhóm tiến hành mổ và quan sát tim lợn điền vào “phiếu học tập 1” (thời gian 8’) Cho các nhóm tiến hành báo cáo kết quả Giáo viên đưa kết quả ở Slide 4 với câu 1 trong phiếu học tập. Sau đó chiếu Slide 5 với câu 2 và câu 3. Sau đó tiếp tục cho HS xem một đoạn Clip nói về cấu tạo tim.(Slide 6) Chốt lại kiến thức cho HS nắm ở Slide 7. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo mạch máu. Chiếu Slide 8. Với câu hỏi dẫn: Quan sát hình 17-2, cho biết có những loại mạch máu nào? Cho HS đọc câu hỏi 2 ở Slide 8 và thảo luận để hoàn thành “phiếu học tập 2” (thời gian 3’) Cho các nhóm báo cáo GV giới thiệu Slide 9 GV giới thiệu Slide 10 chốt lại kiến thức cho HS nắm. Hoạt động 3: Tìm hiểu chu kì co dãn của tim. HS nghiên cứu các câu hỏi ở Sgk Cho HS trả lời các câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ xung. GV chốt lại. Sau đó cho HS xem một đoạn Clip nói về chu kì co dãn của tim. (Slide 12) Slide 13: GV giới thiệu phần ghi nhớ. Slide 14: GV giới thiệu phần “Em có biết?” - Các nhóm 6-8 HS nhận 1 quả tim lợn và tiến hành mổ, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập 1. Nhóm khác nhận xét bổ xung Mời 1 HS trình bày lại phần cấu tạo của tim. HS cho biết có 3 loại mạch máu: Động mạch, Tĩnh mạch và mao mạch. Nhóm 3-4 HS thảo luận điền phiếu học tập 2. Đại diện các nhóm báo cáo và nhóm khác nhận xét. HS nghiên cứu. Gọi các HS phát biểu ý kiến của mình. HS khác nhận xét bổ xung. I. Cấu tạo tim. - Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim. - Tim có thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải. - Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra các động mạch đều có van. II. Cấu tạo mạch máu. - Động mạch: Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày, lòng hẹp. - Tĩnh mạch: Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng, lòng rộng và có van. - Mao mạch: Nhỏ và phân nhánh nhiều, thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì, lòng rộng. III. Chu kì co dãn của tim. Tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kì gồm 3 pha: Pha nhĩ co, pha thất co và pha dãn chung. 4. Củng cố. (6’) * Cho HS làm các bài tập trắc nghiệm ở Slide 15-16 * Slide 17: Hướng dẫn bài tập 1/57 Sgk 5. Dặn dò. (1’) *Slide 18: Về nhà - Làm các bài tập 1,2,3,4/57 (sgk) - Soạn bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn. - Chuẩn bị tiết 19 kiểm tra (1 tiết)
Tài liệu đính kèm: