Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Lâm Xuyên

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Lâm Xuyên

Hoạt động 1 (2 phút): Tổ chức tình huống học tập :

GV:Trong chuyển động có những lúc vận tốc thay đổi nhanh chậm khác nhau, nhưng cũng có lúc vận tốc như nhau. Vậy khi nào có chuyển động đều , khi nào có chuyển động không đều?

HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.

Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu về định nghĩa chuyển động đều và không đều.

GV yêu cầu h/s đọc thông tin SGK tìm hiểu về chuyển động đều và không đều và lấy VD.

HS đọc thông tin SGK tìm hiểu về chuyển động đều và không đều. Lấy thí dụ cho mỗi chuyển động.

GV: Giới thiệu TN hình 3.1 sau đó treo bảng kêt quả 3.1 và phân tích kết quả trên bảng 3.1 và yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi của C1.

HS: Thảo luận và căn cứ vào bảng 3.1 và trả lời C1

GV: Yêu cầu HS nhận xét chéo nhau về câu trả lời của mỗi nhóm, sau đó chuẩn hoá kiến thức.

GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C2

HS: 2 HS Trả lời C2, các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn

GV: Nhận xét đáp án của HS và chuẩn hoá kiến thức.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Lâm Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp 8A: /9/2008
Lớp 8B: /9/2008
 Tiết 3 
Chuyển động đều – chuyển động không đều
Mục tiêu:
Kiến thức: 
Phát biểu được định nghĩa của chuyển động đều và không đều. Nêu được những ví dụ về chuyển động đều và không đều thường gặp . 
Xác định được dấu hiệu đặc trưng cho chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian , chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian.
Vận dụng để tính vận tốcênrung bình trên một đoạn đường. 
Làm thí nghiệm và ghi kết quả tương tự như bảng 3.1. 
Kỹ năng : Từ các hiện tượng thực tế và kết quả thí nghiệm để rút ra được quy luật của chuyển động đều và không đều .
Thái độ : Tập trung nghiêm túc , hợp tác khi thực hiện thí nghiệm . 
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng phụ ghi các bước làm thí nghiệm, bảng kết quả mẫu 3.1.
Mỗi nhóm: - 1 máng nghiêng ; 1 xe lăn; 1 bút dạ để đánh dấu.
 - 1 đồng hồ điện tử hoặc đồng hồ bấm giây.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
Tiến trình tổ chức dạy học:
ổn định tổ chức lớp (1 phút):
Lớp 8A: Tổng số:  Vắng: 
Lớp 8B: Tổng số:  Vắng: 
 Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi: Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?
Trả lời: Ghi nhớ SGK tr 10
 Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (2 phút): Tổ chức tình huống học tập : 
GV:Trong chuyển động có những lúc vận tốc thay đổi nhanh chậm khác nhau, nhưng cũng có lúc vận tốc như nhau. Vậy khi nào có chuyển động đều , khi nào có chuyển động không đều? 
HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu về định nghĩa chuyển động đều và không đều.
GV yêu cầu h/s đọc thông tin SGK tìm hiểu về chuyển động đều và không đều và lấy VD.
HS đọc thông tin SGK tìm hiểu về chuyển động đều và không đều. Lấy thí dụ cho mỗi chuyển động.
GV: Giới thiệu TN hình 3.1 sau đó treo bảng kêt quả 3.1 và phân tích kết quả trên bảng 3.1 và yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi của C1.
HS: Thảo luận và căn cứ vào bảng 3.1 và trả lời C1
GV: Yêu cầu HS nhận xét chéo nhau về câu trả lời của mỗi nhóm, sau đó chuẩn hoá kiến thức.
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C2
HS: 2 HS Trả lời C2, các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn
GV: Nhận xét đáp án của HS và chuẩn hoá kiến thức.
Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều: 
GV: Trên các quãng đương AB, BC, CD, trung bình mỗi giây bánh xe lăn đc bao nhiêu mét?
HS: - Trên đoạn AB trung bình mỗi giây bánh xe lăn đc 0.017m
- Trên đoạn BD trung bình mỗi giây bánh xe lăn đc 0.05m
- Trên đoạn DCtrung bình mỗi giây bánh xe lăn đc 0.083m
GV: Trong chuyển động không đều, trung bình mỗi giây vật chuyển động được bao nhiêu mét thì ta nói vận tốc trung bình của chuyển động này là bấy nhiêu m/s.
GV: Yêu cầu HS tính vận tốc trung bình trên mỗi đoạn từ A đến D và cả đoạn AD
HS: C3 v= = 0,017m/s
 v= = 0,05m/s
 v= = 0,08m/s
GV: Đưa ra công thức tính vận tốc trung bình và nêu một số chú ý khi tính vận tốc trung bình.
 Hoạt động 4 (8 phút): Vận dụng. 
GV yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung của các câu C4, C5, C6, C7 thảo luận nhóm bàn và trả lời các câu hỏi đó.
HS: Thảo luận nhóm vận dụng các nội dung đã học trả lời C4, C5, C6, C7.
GV: Yêu cầu 4 HS của 4 nhóm lên bảng trình bay, sau đó cho các nhóm nhận xét chéo nhau. Sau cùng GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và sửa chữa, bổ xung nếu thiếu xót.
I.Định nghĩa: 
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian .
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. 
C1:
+ Quãng đường A đến D thì chuyển động của xe là không đều.
 + Quãng đường D đến F thì chuyển động của xe là chuyển động đều.
C2:
 a) là chuển động đều. 
 b, c, d là chuyển động không đều. 
II . Vận tốc trung bình của chuyển động không đều: 
*Trong chuyển động không đều, trung bình mỗi giây vật chuyển động được bao nhiêu mét thì ta nói vận tốc trung bình của chuyển động này là bấy nhiêu m/s.
C3. v= 0,017m/s
 v= 0,05m/s
 v= 0,08m/s
Từ A đến D xe chuyển động nhanh dần.
* Công thức tính vận tốc trung bình:
 v= 
Trong đó: S là quãng đường đi được; t là thời gian đi hết quãng đường đó.
* Chú ý: - Khi nói đến vận tốc trung bình phải nói rõ vận tốc tb tính trên đoạn đường nào, vì trên các đoạn đường khác nhau vận tốc tb có thể khác nhau.
- Vận tốc trung bình: khác với trung bình cộng các vận tốc: 
3 . Vận dụng :
C4: Chuyển động của ô tô từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều, 50km/h là vận tốc trung bình .
C5: 
 Vận tốc trung bình trên cả 2 quãng đường:
 v== =3,3m/s
C6: 
C7: HS tự đo cự li 60m và tính giá trị tb
Củng cố (2 phút).
GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s.
Đọc có thể em chưa biết.
Hướng dẫn học ở nhà (2 phút).
Học bài theo vở và SGK.
Làm bài tập từ 3.1đến 3.7SBT.
Chuẩn bị bài : Biểu diễn lực .

Tài liệu đính kèm:

  • docT3 chuyen dong deu chuyen dong khong deu.doc