Bài soạn môn Sinh học khối 8 năm 20111 - Tiết 57: Kiểm tra 1 tiết

Bài soạn môn Sinh học khối 8 năm 20111 - Tiết 57: Kiểm tra 1 tiết

I/ Mục tiêu.

- Đánh giá mức độ tiếp thu và xử lí kiến thức của học sinh.

- HS tự đánh giá mức độ học tập so với yêu cầu.

II/ Phương pháp.

Kiểm tra.

III/ Chuẩn bị.

1/ GV : đề và đáp án

2/ HS : kiến thức từ tuần 20 tới tuần 29

IV/ Hoạt động dạy – học :

1/ On định lớp : Kiểm tra sĩ số.

2/ Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra.

3/ Bài mới.

- GV phát đề bài và dặn dò HS làm bài nghiêm túc.

- HS nhận đề và làm bài nghiêm túc.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 năm 20111 - Tiết 57: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30	NS : 15 – 3 - 2011
Tiết 57	ND : 22 – 3 - 2011
KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ Mục tiêu.
- ĐáÙnh giá mức độ tiếp thu và xử lí kiến thức của học sinh.
- HS tự đánh giá mức độ học tập so với yêu cầu.
II/ Phương pháp.
Kiểm tra.
III/ Chuẩn bị.
1/ GV : đề và đáp án
2/ HS : kiến thức từ tuần 20 tới tuần 29
IV/ Hoạt động dạy – học :
1/ Oån định lớp : Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra.
3/ Bài mới.
GV phát đề bài và dặn dò HS làm bài nghiêm túc.
HS nhận đề và làm bài nghiêm túc.
ĐỀ
I/ Trắc nghiệm.
Câu 1/ Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
1/ Sản phẩm bài tiết chủ yếu của cơ thể gồm :
a/ Cacbonic, nước tiểu, mồ hôi
b/ Nước tiểu, mồ hôi, phân
c/ Mồ hôi, phân, cacbonic
d/ Cacbonic, nước tiểu, phân.
2/ Ở thần kinh trung ương người, chất trắng có vai trò gì ?
a/ Truyền XTK hướng tâm
b/ Truyền XTK li tâm
c/ Truyền thông tin.
d/ Trung khu thần kinh.
3/ Thành phần nào sau đây của máu không có trong nước tiểu đầu ?
a/ Các tế bào máu và protein
b/ Các tế bào máu và gluxit
c/ Các tế bào máu và lipit
d/ Các tế bào máu và vitamine.
4/ Bộ phận có tác dụng lọc máu và ổn định nồng độ đường trong máu là :
a/ Da	b/ Thận	c/ Gan	d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2/ Chọn và điền từ thích hợp vào chỗ trống :
Đại não chia làm 2 phần là .. Chất xám làm thành ..
Dây thần kinh thị giác là dây thần kinh não số ..
Dây thần kinh thính giác là dây thần kinh não số ..
Câu 3/ Chọn thông tin cột A thích hợp với cột B
Cột A
Cột B
Đáp án
1/ Vành tai
a/ Truyền rung động
1/
2/ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên
b/ Tạo XTK thính giác truyền về dây số VIII
2/
3/ Chuỗi xương tai
c/ Thu nhận thông tin về chuyển động và vị trí cơ thể trong không gian.
3/
4/ Cơ quan coocti
d/ Hứng sóng âm
4/
e/ Hướng sóng âm
II/ Tự luận
Câu 1/ Vẽ sơ đồ cơ quan phân tích thính giác. 1đ
Câu 2/ Giải thích tại sao khi ánh sáng yếu ta thường chỉ nhận ra hình dạng và kích thước của sự vật mà không nhận ra màu sắc của vật ? 1đ.
Câu 3/ Hãy so sánh tính chất của PXKĐK và PXCĐK. 3đ
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm :
Câu 1/ 
Yù
1
2
3
4
Đáp án
a
c
a
c
Câu 2/ Thứ tự các từ được điền như sau :
Các bán cầu đại não vỏ não II VIII 
Câu 3/ Đáp án :
Cột A
1
2
3
4
Cột B
d
c
a
b
II/ Tự luận.
Câu 1/ Sơ đồ cơ quan phân tích thính giác :
Cơ quan Coocti dây TK não số VIII vùng thính giác ở thùy chẩm.
Câu 2/ Khi ánh áng yếu thì các tế bào que cảm nhận được là chủ yếu, các tế bào này thường cho kết quả về hình dạng và kích thước vật. Các tế bào nón cho cảm nhận về màu sắc không hoạt động ta thường thấy hình dạng và kích thước vật mà không nhận ra màu sắc của vật.
Câu 3/ 
Tính chất của phản xạ khơng điều kiện
Tính chất của phản xạ cĩ điều kiện
1. Trả lời các kích thích tương ưng hay kích thích khơng điều kiện.
2. Bẩm sinh
3. Bền vững
4. Cĩ tính chất di truyền mang tính chất chủng loại
5. Số lượng hạn chế
6. Cung phản xạ đơn giản
7. Trung ương năm ở trụ não và tủy sống
1’. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích cĩ điều kiện (đã được kết hợp với kích thích khơng điều kiện một số lần)
2’. Được hình thành trong đời sống
3’. Dễ mất khi khơng củng cố
4’. Cĩ tính chất cá thể khơng di truyền
5’ Số lượng khơng hạn định
6’. Hình thành đường liên hệ tạm thời
7’. Trung ương thần kinh chủ yếu ở vỏ não.
Tuần 30	NS : 17 – 3 - 2011
Tiết 58	ND : 25 – 3 - 2011
Bài 55
	GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT
I/ Mục tiêu.
- Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.
- Nêu rõ vị trí, chức năng của các tuyến nội tiết chính trong cơ thể có liên quan đến các hoocmôn mà chúng tiết ra ( trình bày chức năng từng tuyến)
II/ Chuẩn bị.
GV - Tranh phóng to H 55.1; 55.2; 55.3.
HS – Tham khảo thông tin về hệ nội tiết.
III/ Phương pháp. Đàm thoại
IV/ Hoạt động dạy – học.
1/ Oån định lớp : kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra.
3/ Bài mới.
	Cùng với hệ thần kinh, các tuyến nội tiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà các hoạt động sinh lí trong cơ thể. Vậy tuyến nội tiết là gì? có những tuyến nội tiết nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : I. Đặc điểm của hệ nội tiết
- Hãy nghiên cứu nội dung thông tin SGK.
 Nêu đặc điểm của hệ nội tiết ?
- Chốt kiến thức.	
I. Đặc điểm của hệ nội tiết 
- Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- 1 HS trình bày, các HS khác bổ sung.
Kết luận: 
- Điều hoà quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất.
- Sản xuất ra các hoocmôn theo đường máu đến cơ quan đích. Tác động chậm, kéo dài trên diện rộng.
Hoạt động 2 : II. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết
- Hãy quan sát H 55.1; 55.2 nghiên cứu đường đi của sản phẩm tuyến và cho biết :
? Nêu rõ sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
? Kể tên các tuyến mà em biết và cho biết chúng thuộc loại tuyến nào?
II/ Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết
- Cho HS quan sát H 50.3 kể tên tuyến nội tiết, nêu vị trí.	
+ Giống: các tế bào tuyến đều tiết ra sản phẩm tiết.
+ Khác về nơi đổ sản phẩm.
- Nêu tên và vị trí của tuyến nội tiết.
Kết luận: 
- Tuyến ngoại tiết: sản phẩm tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài.
- Tuyến nội tiết: sản phẩm tiết ngấm thẳng vào máu.
- Tuyến vừa là nội tiết, vừa là ngoại tiết gọi là tuyến pha- tuyến sinh dục, tuyến tuỵ
Hoạt động 3 : III. Hoocmôn
- Hãy nghiên cứu thông tin và cho biết :
+ Hoocmon là gì?
+ Hoocmon có những tính chất nào?
+ Hoocmon có vai trò gì đối với cơ thể?
- Hoocmon tác dụng với cơ quan đích theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá.
- Mỗi tính chất GV đưa ra 1 VD để phân tích.
- Trong điều kiện hoạt động bình thường của tuyến ta không thấy vai trò của chúng, chỉ khi mất cân bằng hoạt động của tuyến nào đó gây bệnh lí mới thấy rõ vai trò.
III/ Hoocmôn.
- Dựa vào thông tin SGK và trả lời.
Kết luận: 
- Hoocmon là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết.
1/ Tính chất của hoocmon
- Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan nhất định.
- Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.
- Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài.
2/ Vai trò của hoocmon
- Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
4. Củng cố.
So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết về cấu tạo và chức năng :
Đặc điểm so sánh
Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
+ Cấu tạo
- Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu.
- Kích thước nhỏ hơn
- Có ống dẫn chất tiết đổ ra ngoài
- Kích thước lớn hơn
+ Chức năng
- Lượng chất tiết ra ít, hoạt tính mạnh
- Lượng chất tiết ra nhiều, không có hoạt tính mạnh
Giống nhau	.
- Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết
5. Hướng dẫn – dặn dò.
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết”.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 8 tuan 30.doc