Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Học kì II

Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Học kì II

I. MỤC TIÊU.

- HS nắm được vai trò của vitamin và muối khoáng.

- Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần ăn và xây dựng chế độ ăn uống hợp lí

II. CHUẨN BỊ.

- Tranh ảnh về một nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng.

- Tranh trẻ em bị thiếu vitamin D, còi xương, bước cổ do thiếu muối iốt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 

doc 86 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
Tuần 20
Tiết 37
Bài 34: VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG
I. MỤC TIÊU.
- HS nắm được vai trò của vitamin và muối khoáng.
- Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần ăn và xây dựng chế độ ăn uống hợp lí
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh ảnh về một nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng.
- Tranh trẻ em bị thiếu vitamin D, còi xương, bước cổ do thiếu muối iốt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ
- KT câu 1. 2. 3 SGK.
2. Bài mới
	GV hỏi: Kể tên các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể?Vai trò của các chất đó?
	 Vitamin và muối khoáng không tạo năng lượng cho cơ thể, vậy nó có vai trò gì với cơ thể?
Hoạt động 1: Vitamin
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu đọc thông tin mục I SGK và hoàn thành bài tập SGK:
- GV nhận xét đưa ra kết quả đúng.
- Yêu cầu HS đọc tiếp thông tin mục I SGK để trả lời câu hỏi:
- Vitamin là gì? nó có vai trò gì đối với cơ thể?
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34.1 SGK tóm tắt vai trò chủ yếu của 1 số vitamin
- GV lưu ý HS: vitamin D duy nhất được tổng hợp trong cơ thể dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời từ chất egôstêrin có ở da. Mùa hè cơ thể tổng hợp vitamin D dư thừa sẽ tích luỹ ở gan.
- Thực đơn trong bữa ăn cần phối hợp như thế nào để có đủ vitamin
- Lưu ý HS: 2 nhóm vitamin tan trong dầu tan trong nước => cần chế biến thức ăn cho phù hợp.
- Cá nhân HS nghiên cứu thông mục I SGK cùng với vốn hiểu biết của mình, hoàn thành bài tập theo nhóm.
- HS trình bày kết quả nhận xét:- kết quả đúng :1,3,5,6 
- HS dựa vào kết quả bài tập :
+ Thông tin đẻ trả lời kết luận
- HS nghiên cứu bảng 34.1 để nhận thấy vai trò của một số vitamin.
Kết luận: 
- Vitamin là hợp chất hữu cơ có trong thức ăn với một liều lượng nhỏ nhưng rất cần thiết.
	+ Vitamin tham gia thành phần cấu trúc của nhiều enzim khác nhau => đảm bảo các hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể. Người và động vật không có khả năng tự tổng hợp vitamin mà phải lấy vitamin từ thức ăn.
- Có 2 nhóm vitamin: vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước.
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
Hoạt động 2: Muối khoáng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34.2 và trả lời câu hỏi:
- Muối khoáng có vai trò gì với cơ thể?
- Vì sao thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?
- Vì sao nhà nước vận động nhân dân dùng muối iốt?
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để bảo đảm đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?
- HS dựa vào thông tin SGK + bảng 34.2, thảo luận nhóm và nêu được:
+ Thiếu vitamin D, trẻ bị còi xương vì cơ thể chỉ hấp thụ Ca khi có mặt vitamin D. Vitamin D thúc đẩy quá trình chuyển hoá Ca và P tạo xương.
+ Sử dụng muối iốt để phòng tránh bướu cổ.
Kết luận: 
- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Khẩu phần ăn cần:
+ Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa và rau quả tươi)
+ Cung cấp muối hoặc nước chấm vừa phải, nên dùng muối iốt.
+ Trẻ em cần tăng cường muối Ca (sữa, nước xương hầm...) 
+ Chế biến hợp lí để chống mất vitamin khi nấu ăn.
3. Kiểm tra, đánh giá
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK – Tr 110.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập 3,4.
	- Đọc “Em có biết”.
Câu 3: Trong tro của cỏ tranh có 1 số muối khoáng, tuy không nhiều, chủ yếu là muối K, vì vậy việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế muối ăn hàng ngày.
Câu 4: Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hoá vì vậy bà mẹ mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt, người mẹ khoẻ mạnh.
Tiết 38
Bài 36: TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG
NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN
I. MỤC TIÊU.
- Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau.
- Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính.
- Xác định được cơ sở và nguyên tắc xác định khẩu phần.
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính.
- Bảng phụ lục ghi giá trị dinh dưỡng của 1 số loại thức ăn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ
- Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể? Hãy kể những điều em biết về vitamin và vai trò của các loại vitamin đó?
- Bài tập 3, 4 ( Tr - 110).
2. Bài mới
	 Các chất dinh dưỡng (thức ăn) cung cấp cho cơ thể theo tiêu chuẩn quy định gọi là tiêu chuẩn ăn uống. Dựa vào cơ sở khoa học nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài mới.
Hoạt động 1: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc bảng mục I:+ Đọc bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 
(Tr - 120) và trả lời câu hỏi :
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó ? 
- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV tổng kết lại nội dung thảo luận.
- Vì sao trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao? 
- HS tự thu nhận thông tin => thảo luận nhóm, nêu được:
+ Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành vì ngoài năng lượng tiêu hao do các hoạt động còn cần tích luỹ cho cơ thể phát triển. Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp vì sư vận động cơ thể ít.
- HS tự tìm hiểu và rút ra kết luận.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
+ Các nước đang phát triển chất lượng cuộc sông thấp => trẻ em suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao.
Kết luận: 
- Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau và phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Giới tính : nam > nữ.
+ Lứa tuổi: trẻ em > người già.
+ Dạng hoạt động lao động : Lao động nặng > lao động nhẹ
+ Trạng thái cơ thể: Người kích thước lớn nhu cầu dinh dưỡng > người có kích thước nhỏ.
+ Người ốm cần nhiều chất dinh dưỡng hơn người khoẻ.
Hoạt động 2: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi:
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện như thế nào?
- GV treo tranh các nhóm thực phẩm – Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập:
Loại thực phẩm
Tên thực phẩm
+ Giàu Gluxít
+ Giàu prôtêin 
+ Giàu lipit 
+ Nhiều vitamin và muối khoáng 
- GVnhận xét
- Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì?
- Nghiên cứu bảng và trả lời 
Nhận xét và rút ra kết luận 
- HS dựa vào vốn hiểu biết quan sát tranh và thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
+ Đại diện nhóm trình bày, bổ sung => đáp án chuẩn.
+ Tỉ lệ các loại chất trong thực phẩm không giống nhau => phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ chất cho cơ thể => KL.
Kết luận: 
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện :
+ Thành phần các chất hữu cơ. 
+ Năng lượng chứa trong nó.
- Tỉ lệ các chất hữu cơ chứa trong thực phẩm không giống nhau nên cần phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể đồng thời giúp ăn ngon hơn => hấp thụ tốt hơn.	
Hoạt động 3: Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
?-Khẩu phần là gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận :
- Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường?
- Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau quả tươi?
- Để xây dựng khẩu phần ăn uống hợp lí cần dựa trên căn cứ nào?
- GV chốt lại kiến thức.
- Vì sao những người ăn chay vẫn khoẻ mạnh?
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và nêu được :
+ Người mới ốm khỏi cần thức ăn bổ dưỡng để tăng cường phục hồi sức khoẻ.
+ Tăng cường vitamin, tăng cường chất xơ để dễ tiêu hoá.
HS rút ra kết luận.
- Họ dùng sản phẩm từ thực vật như : đậu, vừng, lạc chứa nhiều prôtêin, lipít
Kết luận: 
- Khẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày.
- Khẩu phần cho các tượng khác nhau không giống nhau và ngay với 1 người trong giai đoan khác nhau cũng khác nhau vì: nhu cầu năng lượng và nhu cầu dinh dưỡng ở những thời điểm khác nhau không giống nhau.
- Nguyên tắc lập khẩu phần :
+ Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu từng đối tượng.
+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng vitamin .
+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
3. Kiểm tra - đánh giá
Khoanh tròn vào đầu câu đúng nhất:
Câu 1: Bữa ăn hợp lí cần có năng lượng là:
	a. Có đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng.
	b. Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn.
	c. Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể
	d. Cả a, b, c đúng.
Câu 2: Để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình cần:	
 a. Phát triển kinh tế gia đình
	b. Làm bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng
	c. Bữa ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa.
	d. Chỉ a và b
	e. Cả a, b, c
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
	- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc mục “Em có biết”. Xem trước bài 37, kẻ sẵn các bảng vào giấy.
Tuần 21
Tiết 39
Bài 37: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH MỘT KHẨU PHẦN CHO TRƯỚC
I. MỤC TIÊU.
- HS nắm được các bước lập khẩu phần dựa trên các nguyên tắc thành lập khẩu phần.
- Đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu và dựa vào đó xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân.
II. CHUẨN BỊ.
- HS chép bảng 37.1; 37.2 và 37.3 ra giấy.
- Phóng to các bảng 37.1; 37.2 và 37.3 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra câu 1, 2 SGK.
2. Bài mới
 Nêu nguyên tắc lập khẩu phần. Vận dụng nguyên tắc lập khẩu phần để xây dựng khẩu phần 1 cách hợp lí cho bản thân.
Hoạt động 1: Hướng dẫn phương pháp thành lập khẩu phần
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV lần lượt giới thiệu các bước tiến hành:
+ Bước 1: Hướng dẫn nội dung bảng 37.1
 A: Lượng cung cấp 
 A1: Lượng thải bỏ
 A2: Lượng thực phẩm ăn được
+ Bước 2:GV lấy 1 VD để nêu cách tính.
- GV dùng bảng 37.2 (SGK) lấy VD về gạo tẻ, cá chép để tính thành phần dinh dưỡng.
- Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu từ nhà.
- Bước 2: Điền tên thực phẩm và số lượng cung cấp vào cột A.
+ Xác định lượng thải bỏ:
 A1= A (tỉ lệ %)
+ Xác định lượng thực phẩm ăn được:
 A2= A – A1
- Bước 3: Tính giá trị thành phần đã kê trong bảng và điền vào cột thành phần dinh dưỡng, năng lượng, muối khoáng, vitamin
- Bước 4:
+ Cộng các số liệu đã liệt kê.
+ Cộng đối chiếu với bảng “Nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam” từ đó có kế hoạch điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lí.
Hoạt động 2: Tập đánh giá một khẩu phần mẫu SGK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc khẩu phần của 1 nữ sing lớp 8, nghiên cứu thông tin bảng 37.2 tính số liệu và điền vào chỗ có dấu ?, từ đó xác định mức áp dụng nhu cầu tính theo %.
- Yêu cầu HS lên chữa.
- HS đọc kĩ bảng 37.2, tính toán  ... - Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định được các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh thai.
II. CHUẨN BỊ.
- Thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của mang thai sớm.
- 1 số dụng cụ tránh thai như: bao cao su, vòng tránh thai, vỉ thuốc tránh thai.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là sự thụ tinh? Thụ thai Điều kiện để có sự thụ tinh, thụ thai?
- Hiện tượng kinh nguyệt?
2. Bài mới
	Trong xã hội hiện nay, những tệ nạn làm cho cuộc sống của con người không lành mạnh, một phần trong số đó là do thiếu hiểu biết dẫn tới có trường hợp 15 tuổi đã có con. Tuy nhiên, khoa học đã nghiên cứu và đề ra các biện pháp tránh thai hữu hiệu nhằm giúp gia đình và xã hội phát triển ngày càng bền vững.
Hoạt động 1: Ý nghĩa của việc tránh thai
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV nêu câu hỏi:
- Hãy cho biết nội dung cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình?
- GV viết ngắn gọn nội dung HS phát biểu vào góc bảng:
- GV hỏi:
- Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào?
- Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu có thai ở tuổi còn đang đi học?
- Ý nghĩa của việc tránh thai?
- GV cần lắng nghe, ghi nhận những ý kiến đa dạng của HS để có biện pháp tuyên truyền giáo dục.
- HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và nêu được:
+ Không sinh con quá sớm (trước 20)
+ Không đẻ dày, đẻ nhiều.
+ Đảm bảo chất lượng cuộc sống.
+ Mỗi người phải tự giác nhận thức để thực hiện.
+ Ảnh hưỏng xấu đến sức khoẻ và tinh thần, kết quả học tập...
- HS nêu ý kiến của mình.
Kết luận: 
- Ý nghĩa của việc tránh thai:
+ Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình: đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và chất lượng cuộc sống.
+ Đối với HS (ở tuổi đang đi học): không có con sớm ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và tinh thần.
Hoạt động 2: Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS đọc thông tin mục “Em có biết” phần i (tr 199) để hiểu: Tuổi vị thành niên là gì? một số thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam.
- HS nghiên cứu thông tin mục II SGK để trả lời câu hỏi:
- Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên là gì? 
- GV nhắc nhở HS: cần phải nhận thức về vấn đề này ở cả nam và nữ, phải giữ gìn bản thân, đó là tiền đồ cho cuộc sống sau này.
- Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh nạo thai ở tuổi vị thành niên.
- Một HS đọc to thông tin SGK.
- HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm, bổ sung và nêu được:
+ Mang thai ở tuổi này có nguy cơ tử vong cao vì:
- Dễ xảy thai, đẻ non.
- Con nếu đẻ thường nhẹ cân khó nuôi, dễ tử vong.
- Nếu phải nạo dễ dẫn tới vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con.
- Có nguy cơ phải bỏ học, ảnh hưởng tới tiền đồ, sự nghiệp.
Kết luận: 
- Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu.
Hoạt động 3: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Dựa vào những điều kiện cần cho sự thụ tinh và sự thụ thai, hãy nêu các nguyên tắc để tránh thai?
- Thực hiện mỗi nguyên tắc có những biện pháp nào?
- GV nhận xét, cho HS nhận biết các phương tiện sử dụng bằng cách cho quan sát các dụng cụ tránh thai.
- Sau khi HS thảo luận, GV yêu cầu mỗi HS phải có dự kiến hành động cho bản thân và yêu cầu trình bày trước lớp.
- HS dựa vào điều kiện cần cho sự thụ tinh, thụ thai (bài 62) , trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS phải nêu được:
+ Tránh quan hệ tình dục ở tuổi HS, giữ gìn tình bạn trong sáng, lành mạnh không ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và hạnh phúc trong tương lai.
Kết luận: 
- Muốn tránh thai cân fnắm vững các nguyên tắc:
	+ Ngăn trứng chín và rụng.
	+ Tránh không cho tinh trùng gặp trứng.
	+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
- Phương tiện sử dụng tránh thai:
	+ Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai.
	+ Triệt sản: thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng.
IV. Kiểm tra- đánh giá
- GV yêu cầu Hẩutả lời câuhỏi 1 9trang 198).
- Hoàn thành bảng 63.
V. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 64: Các bệnh lây qua đường tình dục.
Tuần 36
Tiết 69
Bài 64: CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
I. MỤC TIÊU.
- HS trình bày rõ được tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến (lậu, giang mai, HIV, AIDS)
- Nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn lậu, giang mai và virut gây ra AIDS) và triệu trứng để có thể phát hiện sớm, điều trị đủ liều.
- Xác đinh rõ con đường lây truyền để tìm cách phòng ngừa đối với mỗi bệnh. TỰ GIÁC PHÒNG TRÁNH, SỐNG LÀNH MẠNH, QUAN HỆ TÌNH DỤC AN TOÀN.
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to H 64 SGK.
- Tư liệu về bệnh tình dục.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ
- Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên?
- Các nguyên tắc tránh thai?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Bệnh lậu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Yêu cầu HS quan sát, đọc nộidung bảng 64.1.
- Yêu cầu HS thảo luận để trả lời:
- Tác nhận gây bệnh?
- Triệu trứng của bệnh?
- Tác hại của bệnh?
- GV nhận xét.
- HS đọc thông tin SGK, nội dung bảng 64.1, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- 1HS trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe hướng dẫn của GV.
Kết luận: 
- Do song cầu khuẩn gây nên.
- Triệu chứng: 	
	+ Nam: đái buốt, tiểu tiện có máu, mủ.
	+ Nữ: khó phát hiện.
- Tác hại: 
	+ Gây vô sinh
	+ Có nguy cơ chửa ngoài dạ con.
	+ Con sinh ra có thể bị mù loà.
Hoạt động 2: Bệnh giang mai
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát hình 64, đọc nội dung bảng 64.2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời
- Bệnh giang mai có tác nhận gây bệnh là gì?
- Triệu trứng của bệnh như thế nào?
- Bệnh có tác hại gì?
- HS quan sát hình 64, đọc nội dung bảng 64.2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời:
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Tác nhân: do xoắn khuẩn gây ra.
- Triệu chứng: 
	+ Xuất hiện các vết loét nông, cứng có bờ viền, không đau, không có mủ, không đóng vảy, sau biến mất.
	+ Nhiễm trùng vào máu tạo nên những chấm đỏ như phát ban nhưng không ngứa.
	+ Bệnh nặng có thể săng chấn thần kinh.
- Tác hại:
	+ Tổn thương các phủ tạng (tim, gan, thận) và hệ thần kinh.
	+ Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh.
Hoạt động 3: Các con đường lây truyền và cách phòng tránh
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin do GV cung cấp và ghi nhớ kiến thức.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm để trả lời:
- Con đường lây truyền bệnh lậu và giang mai là gì?
- Làm thế nào để giảm bớt tỉ lệ người mắc bệnh tình dục trong xã hội hiện nay?
- Ngoài 2 bệnh trên em còn biết bệnh nào liên quan đến hoạt động tình dục?
- HS nghiên cứu thông tin, ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm, thống nhất ý iến trả lời:
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung kiến thức:
+ Quan hệ tình dục bừa bãi.
+ Sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn.
+ HIV. 
Kết luận: 
a. Con đường lây truyền: quan hệ tình dục bừa bãi, qua đường máu...
b. Cách phòng tránh:
	- Nhận thức đúng đắn về bệnh tình dục.
	- Sống lành mạnh.
	- Quan hệ tình dục an toàn.
IV. Kiểm tra- đánh giá
- GV củng cố nội dụng bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại tác hại và cách phòng tránh các bệnh tình dục.
- GV đánh giá giờ.
V. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
	- Đọc mục “Em có biết” SGK.
	- Đọc trước bài: Đại dịch ATDS – thảm hoạ của loài người.
Tuần 37
Tiết 70; *
Bài 65: ĐẠI DỊCH AIDS – THẢM HOẠ CỦA LOÀI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU.
	Khi học xong bài này, HS:
- Trình bày rõ các tác hại của bệnh AIDS.
- Nêu được đặc điểm sống của virut gây bệnh AIDS.
- Chỉ ra được các con đường lây truyền và đưa ra cách phòng ngừa bệnh AIDS.
- Có kĩ năng phát hiện kiến thức từ thông tinđã có.
- Có ý thức tự bảo vệ mình để phòng tránh AIDS.
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to H 65, tranh quá trình xâm nhập của virut HIV vào cơ thể người.
- Tranh tuyên truyền về AIDS.
- Bảng trang 203.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày con đường lây truyền và tác hại của bệnh lậu, giang mai?
2. Bài mới
Hoạt động 1: AIDS là gì? HIV là gì?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, dựa vào hiểu biết của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng và trả lời câu hỏi:
- Em hiểu gì về AIDS? HIV? 
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 65.
- GV kẻ sẵn bảng 65 vào bảng phụ, yêu cầu HS lên chữa bài.
- HS đọc thông tin SGK, dựa vào hiểu biết của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng và trả lời câu hỏi:
+ AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
- 1 HS lên bảng chữa, các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
Kết luận: 
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
- Các con đường lây truyền và tác hại (bảng 65).
Hoạt động 2: Đại dịch AIDS – Thảm hoạ của loài người
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Yêu cầu HS đọc lại mục “Em có biết” và trả lời câu hỏi:
- Tại sao đại dịch AIDS là thảm hoạ của loài người?
- GV nhận xét.
- GV lưu ý HS: Số người nhiễm chưa phát hiện còn nhiều hơn số đã phát hiện rất nhiều.
- HS đọc thông tin và mục “Em có biết” và trả lời câu hỏi: 
+ Vì: AIDS lây lan nhanh, nhiễm HIV là tử vong và HIV là vấn đề toàn cầu.
- HS tiếp thu nội dung.
Kết luận: 
- AIDS là thảm hoạ của loài người vì:
+ Tỉ lệ tử vong rất cao.
+ Không có văcxin phòng và thuốc chữa.
+ Lây lan nhanh.
Hoạt động 3: Các biện pháp lây nhiễm HIV/ AIDS
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV nêu vấn đề:
+ Dựa vào con đường lây truyền AIDS, hãy đề ra các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm AIDS?
+ HS phải làm gì để không mắc AIDS?
+ Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS?
+ Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng không đáng sợ?
+ An toàn truyền máu.
+ Mẹ bị AIDS không nên sinh con.
+ Sống lành mạnh.
- HS thảo luận và trả lời.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
- Chủ động phòng tránh lây nhiễm AIDS:
+ Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền.
+ Sống lành mạnh, 1 vợ 1 chồng.
+ Người mẹ nhiễm AIDS không nên sinh con.
IV. Kiểm tra- đánh giá
- GV củng cố nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại: nguy cơ lây nhiễm, tác hại và cách phòng tránh AIDS.
- Đánh giá giờ.
V. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị nội dung ôn tập.
	Đại Hồng ngày tháng 02năm 2011
	ĐINH CÔNG KHÁNH

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 8HKII chuan.doc