Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Chương III: Tuần hoàn - Tiết 13 đến tiết 20

Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Chương III: Tuần hoàn - Tiết 13 đến tiết 20

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- HS phân biệt được các thành phần cấu tạo của máu.

- Trình này được chức năng của máu, nước mô và bạch huyết.

- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.

2. Kỹ năng: Rỡn kỹ năng quan sát, thu thập, tổng hợp thông tin, hoạt động nhóm.

3. Thái độ: ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể tránh mất máu.

II. CHUẨN BỊ.

- Tranh phóng to H 13.1; 13.2.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới? Em đã nhìn thấy máu chưa? Máu có đặc điểm gì?Theo em máu có vai trò gì đối với cơ thể sống?

 

doc 24 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Chương III: Tuần hoàn - Tiết 13 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Dạy lớp 8A ngày :
Dạy lớp 8B ngày :
Chương III- Tuần hoàn
Tiết 13 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
I. mục tiêu.
1. Kiến thức :
- HS phân biệt được các thành phần cấu tạo của máu.
- Trình này được chức năng của máu, nước mô và bạch huyết.
- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.
2. Kỹ năng : Rỡn kỹ năng quan sát, thu thập, tổng hợp thông tin, hoạt động nhóm.
3. Thái độ : ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể tránh mất máu.
II. chuẩn bị.
- Tranh phóng to H 13.1 ; 13.2.
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới? Em đã nhìn thấy máu chưa? Máu có đặc điểm gì?Theo em máu có vai trò gì đối với cơ thể sống?
Hoạt động 1: Máu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 13.1 và trả lời câu hỏi:-
-? Máu gồm những thành phần nào?
- Có những loại tế bào máu nào?
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ SGK.
- GV giới thiệu các loại bạch cầu (5 loại): Màu sắc của bạch cầu và tiểu cầu trong H 13.1 là so nhuộm màu. Thực tế chúng gần như trong suốt.
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 13 và trả lời câu hỏi:
- Huyết tương gồm những thành phần nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần s SGK
- Khi cơ thể mất nước nhiều (70-80%) do tiêu chảy, lao động nặng ra nhiều mồ hôi... máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Chức năng của nước đối với máu?
- Thành phần chất trong huyết tương gợi ý gì về chức năng của nó?
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Thành phần của hồng cầu là gì? Nó có đặc tính gì?
- Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
- HS nghiên cứu SGK và tranh, sau đó nêu được kết luận.
 1- huyết tương 
 2- hồng cầu 
 3- tiểu cầu
- HS dựa vào bảng 13 để trả lời :
Sau đó rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm, bổ sung và nêu được :
+ Cơ thể mất nước, máu sẽ đặc lại, khó lưu thông.
- HS thảo luận nhóm và nêu được :
+ Hồng cầu có hêmoglôbin có đặc tính kết hợp được với oxi và khí cacbonic.
+ Máu từ phổi về tim mang nhiều O2 nên có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2 nên có màu đỏ thẫm.
1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu
- Máu gồm:
+ Huyết tương 55%.
+ Tế bào máu: 45% gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu
- Trong huyết tương có nước (90%), các chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, muối khoáng, các chất thải...
- Huyết tương có chức năng:
+ Duy trì máu ở thể lỏng để lưu thông dễ dàng.
+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải.
- Hồng cầu có Hb có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển O2 từ phổi về tim tới tế bàovà vận chuyển CO2 từ tế bào đến tim và tới phổi.
Hoạt động 2: Môi trường trong cơ thể
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV giới thiệu tranh H 13.2 : quan hệ của máu, nước mô, bạch huyết.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi :
- Các tế bào cơ, não... của cơ thể có thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài được không ?
- Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua yếu tố nào ?
- Vậy môi trường trong gồm những thành phần nào ?
- Môi trường bên trong có vai trò gì ?
- GV giảng giải về mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết.
- HS trao đổi nhóm và nêu được :
+ Không, vì các tế bào này nằm sâu trong cơ thể, không thể liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài.
+ Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài gián thiếp qua máu, nước mô và bạch huyết (môi trường trong cơ thể).
- HS rút ra kết luận.
- Môi trường bên trong gồm ; Máu, nước mô, bạch huyết.
- Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
3. Củng cố 
Bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1. Máu gồm các thành phần cấu tạo:
a. Tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
b. Nguyên sinh chất, huyết tương.
c. Prôtêin, lipit, muối khoáng.
d. Huyết tương.
Câu 2. Vai trò của môi trường trong cơ thể:
a. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào.
b. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
c. Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất.
d. Giúp tế bào thải các chất thừa trong quá trình sống.
4. Hướng dẫn về nhà
- Học và trả lời câu 1, 2, 3, 4 SGK.
- Giải thích tại sao các vận động viên trước khi thi đấu có 1 thời gian luyện tập ở vùng núi cao?
- Đọc mục “Em có biết” Tr- 44.
Ngày soạn:
Dạy lớp 8A tiết ngày :
Dạy lớp 8B tiết ngày :
Tiết 14 Bài 14: Bạch cầu – miễn dịch
A. mục tiêu.
1 . Kieỏn thửực :
- Trỡnh baứy ủửụùc 3 haứng raứo phoứng thuỷ baỷo veọ cụ theồ khoỷi caực taực nhaõn gaõy nhieóm . 
- Neõu ủửụùc khaựi nieọm mieón dũch 
- Phaõn bieọt ủửụùc mieón dũch tửù nhieõn vaứ mieồn dũch nhaõn taùo . 
2 . Kyừ naờng :
- Reứn luyeọn kyừ naờng phaõn tớch . 
3 . Thaựi ủoọ :
- Coự yự thửực tieõm phoứng beọnh . 
B. chuẩn bị.
- Tranh phóng to các hình 14.1 đến 14.4 SGK.
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
- Thành phần cấu tạo của máu? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu? 
2. Bài mới : 
Hoạt động 1: Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Có mấy loại bạch cầu ?
- GV giới thiệu 1 số kiến thức về cấu tạo và các loại bạch cầu : 2 nhóm
+ Nhóm 1 :Bạch cầu không hạt, đơn nhân (limpho bào, bạch cầu mô nô, đại thực bào).
+ Nhóm 2 : Bạch cầu có hạt, đa nhân, đa thuỳ. Căn cứ vào sự bắt màu người ta chia ra thành : Bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit, ưa kiềm
- Vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu tạo mấy hàng rào bảo vệ ?
- Sự thực bào là gì ? Những loại bạch cầu nào tham gia vào thực bào ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
- Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào ?
- Thế nào là kháng nguyên, kháng thể ; sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào ?
- Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào ?
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế : Giải thích hiện tượng mụn ở tay sưng tấy rồi khỏi ?
?-Hiện tượng nổi hạch khi bị viêm ?
- HS liên hệ đến kiến bài trước và nêu 5 loại bạch cầu.
- HS quan sát kĩ H 14.1 ; 14.3 và 14.4 kết hợp đọc thông tin SGK, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi của GV.
+ Khi vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, các bạch cầu tạo 3 hàng rào bảo vệ.
+ Thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào tế bào rồi tiêu hoá chúng.
+ Bạch cầu trung tính và đại thực bào.
+ Thảo luận tìm ra câu trả lời
- HS nêu được :
+ Do hoạt động của bạch cầu : dồn đến chỗ vết thương để tiêu diệt vi khuẩn.
- Khi vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, các bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách tạo nên 3 hàng rào bảo vệ :
+ Sự thực bào : bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô (đại thực bào) bắt và nuốt các vi khuẩn, virut vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
+ Limpho B tiết ra kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
+ Limpho T phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách tiết ra các prôtêin đặc hiệu (kháng thể) làm tan màng tế bào bị nhiễm để vô hiệu hoá kháng nguyên.
- Lưu ý : bạch cầu ưa axit và ưa kiềm cũng tham gia vào vô hiệu hoá vi khuẩn, virut nhưng với mức độ ít hơn.
Hoạt động 2: Miễn dịch
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi :
- Miễn dịch là gì ?
- Có mấy loại miễn dịch ?
- Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo ?
- Hiện nay trẻ em đã được tiêm phòng bệnh nào ?Hiệu quả ra sao ?
- HS dựa vào thông tin SGK để trả lời, sau đó rút ra kết luận.
- HS liên hệ thực tế và trả lời.
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh nào đó mặc dù sống ở môi trường có vi khuẩn, virut gây bệnh.
- Có 2 loại miễn dịch :
+ Miễn dịch tự nhiên : Tự cơ thể có khả năng không mắc 1 số bệnh (miễn dịch bẩm sinh) hoặc sau 1 lần mắc bệnh ấy (miễn dịch tập nhiễm).
+ Miễn dịch nhân tạo : do con người tạo ra cho cơ thể bằng tiêm chủng phòng bệnh hoặc tiêm huyết thanh.
3. Kiểm tra đánh giá(tự chọn)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng :
Câu 1 : Hãy chọn 2 loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào :
	a. Bạch cầu trung tính.
	b. Bạch cầu ưa axit.
	c. Bạch cầu ưa kiềm.
	d. Bạch cầu đơn nhân.
	e. Limpho bào.
Câu 2 : Hoạt động nào của limpho B.
	a. Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
	b. Thực bào bảo vệ cơ thể.
	c. Tự tiết kháng thể bảo vệ cơ thể.
Câu 3 ; Tế bào limpho T phá huỷ tế bào cơ thể bị nhiễm bệnh bằng cách nào ?
	a. Tiết men phá huỷ màng.
	b. Dùng phân tử prôtêin đặc hiệu.
	c. Dùng chân giả tiêu diệt.
Câu 4 : Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế ?
Thực bào
Tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên.
Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm.
Cả 3 ý trên.
Chỉ ý a và b
Câu 5 : Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?
Câu 6 : Bản thân em đã có miễn dịch với những bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó  và với những bệnh nào do tiêm phòng ?
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Đọc mục “Em có biết” về Hội chứng suy giảm miễn dịch.
Ngày soạn:
Dạy lớp 8A tiết ngày
Dạy lớp 8B tiết ngày
Tiết 15 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
A. mục tiêu.
1. Kiến thức :
- HS nắm được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể.
- Trình bày được các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó.
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát, giải thich và hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
- Yêu thích môn học
B. chuẩn bị.
- Tranh phóng to các hình 15, băng video hoặc đĩa CD minh hoạ quá trình đông máu.
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ:- Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ? Miễn dịch là gì? Phân biệt các loại miễn dịch? Hỏi thêm câu hỏi 2, 3 SGK.
2. Bài mới: Tiểu cầu có vai trò như thế nào?
Hoạt động 1: Đông máu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi :
- Nêu hiện tượng đông máu ?
- GV cho HS liên hệ khi cắt tiết gà vịt, máu đông thành cục.
- Vì sao trong mạch máu không đọng lại thành cục ?
- GV viết sơ đồ đông máu để HS trình bày.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm :
- Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu ?
- Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu ?
- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu ?
- Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể ?
- GV nói thêm ý nghĩa trong y học.
- HS nghiên cứu thông tin kết hợp với thực tế để trả lời câu hỏi :
- Rút ra kết luận.
+ HS đọc thông tin SGK, quan sát sơ đồ đông máu, hiểu và trình bày.
- Thảo luận nhóm và nêu được :
+ Tiểu cầu vỡ, cùng với sự có mặt của Ca++.
+ Tiểu cầu bám vào vết rách ...  hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể anpha. (0,5 đ)
+ Nhóm máu AB : hồng cầu có kháng nguyên A,B nhưng huyết tương không có kháng thể. (0,5 đ)
- Sơ đồ truyền máu : (1 đ)
A
A
O
AB
B
O
AB
B
Họ và tên :...................................................
Lớp 8 :..........................................................
Bài Kiểm tra 
Môn : Sinh học. Thời gian : 15’
Điểm bằng số :
Nhận xét của giáo viên
Điểm bằng chữ :
Bài làm :
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng :
Câu 1 : Hãy chọn 2 loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào :
	a. Bạch cầu trung tính.
	b. Bạch cầu ưa axit.
	c. Bạch cầu ưa kiềm.
	d. Bạch cầu đơn nhân.
	e. Limpho bào.
Câu 2 : Hoạt động nào của limpho B.
	a. Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
	b. Thực bào bảo vệ cơ thể.
	c. Tự tiết kháng thể bảo vệ cơ thể.
Câu 3 ; Tế bào limpho T phá huỷ tế bào cơ thể bị nhiễm bệnh bằng cách nào ?
	a. Tiết men phá huỷ màng.
	b. Dùng phân tử prôtêin đặc hiệu.
	c. Dùng chân giả tiêu diệt.
Câu 4: Miễn dịch là gì? Có mấy loại miễn dịch? đặc điểm từng loại miễn dịch? Lấy ví dụ?
Trả lời :
................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 19 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch
 Vệ sinh hệ tuần hoàn
A. mục tiêu.
1. Kiến thức :
- HS trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.
- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng thu thập thông tin từ tranh,tư duy khái quát hóa, vận dụng vào thực tế.
3. Thái độ :
- Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch.
B. chuẩn bị.
- Tranh phóng to các hình 18.1; 18.2.
- Băng hình về các hoạt động trên (nếu có).
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra
2. Bài mới
VB: Các thành phần cấu tạo của tim đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để giúp máu tuần hoàn liên tục trong hệ tim mạch.
Hoạt động 1: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin , quan sát H 18.1 ; 18.2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
- Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu ? Cụ thể như thế nào ?
- Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển về tim là nhờ tác động chủ yếu nào ?
- GV cho HS quan sát H 18.1 thấy huyết áp có trị số giảm dần từ động mạch, tới mao mạch sau đó tới tĩnh mạch .
- Cho HS quan sát H 18.2 thấy vai trò của cơ bắp và van tĩnh mạch trong sự vận chuyển máu ở tĩnh mạch.
- GV giới thiệu thêm về vận tốc máu trong mạch.
 Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, quan sát tranh, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Lực chủ yếu giúp máu vận chuyển liên tục và theo một chiều nhờ các yếu tố sau :
+ Sự phối hợp hoạt động các thành phần cấu tạo (các ngăn tim và van làm cho máu bơm theo 1 chiều từ tâm nhĩ tới tâm thất, từ tâm thất tới động mạch).
+ Lực đẩy của tâm thất tạo ra 1 áp lực trong mạch gọi là huyết áp. Sự chênh lệch huyết áp cũng giúp máu vận chuyển trong mạch.
+ Sự co dãn của động mạch.
+ Sự vận chuyển máu qua tim về tim nhờ hỗ trợ của các cơ bắp co bóp quanh thành tĩnh mạch, sứchút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.
+ Với các tĩnh mạch mà máu chảy ngược chiều trọng lực còn có sự hỗ trợ của van tĩnh mạch giúp máu không bị chảy ngược.
- Máu chảy trong mạch với vận tốc khác nhau.
Hoạt động 2: Vệ sinh tim mạch
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi :
- Hãy chỉ ra các tác nhân gây hại cho hệ tim, mạch ?
- Nêu các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch ?
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 18 giải thích câu hỏi :
- Câu 2 (60)
- Nêu các biện pháp rèn luyện tim mạch ?
- GV liên hệ bản thân HS đề ra kế hoạch luyện tập TDTT.
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và nêu được :
+ Các tác nhân : khuyết tật về tim mạch, sốt cao, mất nhiều nước, sử dụng chất kích thích, nhiễm virut, vi khuẩn, thức ăn....
+ Biện pháp.
- Nêu kết luận.
-
 HS nghiên cứu bảng, trao đổi nhóm nêu được :
+ Vận động viên luyện tập TDTT có cơ tim phát triển, sức co cơ lớn, đẩy nhiều máu (hiệu xuất làm việc của tim cao hơn).
- Nêu kết luận.
1. Biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại cho tim mạch
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
	+ Không sử dụng các chất kích thích có hại : rượu, thuốc lá, hêrôin...
	+ Cần kiểm tra sức khoẻ định kì hàng năm để phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch để điều trị kịp thời.
	+ Khi bị sốc, hoặc tress cần điều chỉnh cơ thể theo lời bác sĩ.
	+ Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch : thương hàn, bạch cầu, .. và điều trị kịp thời các chứng bệnh như cúm cúm, thấp khớp...
	+ Hạn chế ăn thức ăn hại cho tim mạch như : mỡ động vật...
2. Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch
- Tập TDTT thường xuyên, đều đặn vừa sức kết hợp với xoa bóp ngoài da.
3. Kiểm tra đánh giá
- HS trả lời câu 1, 4 SGK.
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 3, 4 SGK.
- Làm bài tập 2 : Chỉ số nhịp tim/ phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm.
Trạng thái
Nhịp tim
(Số lần/ phút)
ý nghĩa
Lúc nghỉ ngơi
40-60
- Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn.
Lúc hoạt động gắng sức
180-240
- Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên.
Giải thích : ở các vận động viên lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/ phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ O2 cho cơ thể vì mỗi lần đập tim bơm để được nhiều máu hơn, nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.
- Đọc mục :  Em có biết 
- Chuẩn bị thực hành theo nhóm theo bài 19 (SGK).
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 20 Bài 19: Thực hành 
 Sơ cứu cầm máu
A. mục tiêu.
1. Kiến thức :
- HS phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch hay mao mạch.
2. Kỹ năng :
- Rèn kĩ năng băng bó vết thương. Biết cách làm garô và nắm được những qui định khi đặt garô.
3. Thái độ :
- Yêu thích môn học, biết áp dụng vào trong thực tế.
B. chuẩn bị.
- GV: Chuẩn bị 1 cuộn băng, 2 miếng gạc, 1 cuộn bông, dây cao su hoặc dây vải, 1 miếng vải mềm (10x30cm).
- HS : Chuẩn bị theo nhóm (1 bàn) như của GV.
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và kiểm tra bài cũ (câu 1, 4 SGK).
2. Bài mới
VB: Cơ thể người trung bình có mấy lít máu?
- Máu có vai trò gì với hoạt động sống của cơ thể?
- GV: Nếu mát 1/2 lượng máu cơ thể thì cơ thể sẽ chết vì vậy khi bị thương chảy máu cần được sử lí kịp thời và đúng cách.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dạng chảy máu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, thảo luận để hoàn thành bảng :
- HS tự xử lí, liên hệ thực tế, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng.
 Tiểu kết :
Các dạng chảy máu
Biểu hiện
1. Chảy máu mao mạch
- Máu chảy ít, chậm.
2. Chảy máu tĩnh mạch
- Máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn.
3. Chảy máu động mạch
- Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia.
Hoạt động 2: Tập băng bó vết thương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào ?
- GV lưu ý HS 1 số điểm, yêu cầu các nhóm tiến hành.
- GV kiểm tra mẫu băng của các tổ : yêu cầu mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp, không quá chặt, không quá lỏng.
- Khi bị chảy máu ở động mạch, cần tiến hành như thế nào ?
- Lưu ý HS về vị trí dây garô cách vết thương không quá gần (> 5cm), không quá xa.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành.
- GV kiểm tra, đánh giá mẫu.
+ Mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp không quá chăt hay quá lỏng.
+ Vị trí dây garô.
- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK.
- 1 HS trình bày cách băng bó vết thương ở lòng bàn tay như thông tin SGK : 4 bước.
- Mỗi nhóm tiến hành thực hành dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- Mỗi tổ chọn người mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu.
- Các nhóm nghiên cứu cách băng bó SGK + H 19.1.
- 1 HS trình bày các bước tiến hành,
- Các nhóm tiến hành dưới dự điều khiển của tổ trưởng.
- Mỗi tổ chọn một mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu.
1. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay (chảy máu tĩnh mạch và mao mạch).
- Các bước tiến hành SGK.
+ Lưu ý : Sau khi băng nếu vết thương vẫn chảy máu, phải đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện.
2. Băng bó vết thưởng cổ tay (chảy máu động mạch)
- Các bước tiến hành SGK.
+ Lưu ý :
+ Vết thương chảy máu ở động mạch (tay chân) mới được buộc garô.
+ Cứ 15 phút nới dây garô 1 lần và buộc lại.
+ Vết thương ở vị trí khác chỉ ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía trên.
Hoạt động 3: Thu hoạch
- GV yêu cầu mỗi HS về nhà tự viết báo cáo thực hành theo SGK.
- GV căn cứ vào đáp án + sự chuẩn bị + thái độ học tập của HS để đánh giá, cho điểm.
3. Kiểm tra đánh giá
- GV nhận xét chung về : phần chuẩn bị của HS, ý thức học tập, kết quả 
4. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành báo cáo thu hoạch.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13 - 20.doc