Bài soạn môn Sinh học 8 - Tiết 55: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người

Bài soạn môn Sinh học 8 - Tiết 55: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người

A/ Mục tiêu:

1.Kiến thức:

 - Phân tích được những đặc điểm giống và khác nhau giữa các PXCĐK ở người với các động vật nói chung và thú nói riêng.

 - Trình bày được vai trò của tiếng nói, chử viết và khả năng tư duy trừu tượng ở người.

2. Rèn khả năng : tư duy suy luận .

3.Giáo dục: ý thức học tập, xây dựng các thói quen, nếp sống văn hóa.

B/ Phương pháp: Trực quan + vấn đáp tìm tòi.

C/ Chuẩn bị: Tranh cung phản xạ, tư liệu về sự hình thành tiếng nói, chữ viết, tranh các vùng các vỏ não.

D/ Tiến trình lên lớp:

I- Ổn định lớp:

II- Kiểm tra bài cũ: Hãy so sánh sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?

 

doc 2 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Sinh học 8 - Tiết 55: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 - TIẾT 55
 HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI
NS : / /2009
ND : / /2009 
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
	- Phân tích được những đặc điểm giống và khác nhau giữa các PXCĐK ở người với các động vật nói chung và thú nói riêng.
	- Trình bày được vai trò của tiếng nói, chử viết và khả năng tư duy trừu tượng ở người.
2. Rèn khả năng : tư duy suy luận .
3.Giáo dục: ý thức học tập, xây dựng các thói quen, nếp sống văn hóa.
B/ Phương pháp: Trực quan + vấn đáp tìm tòi.
C/ Chuẩn bị: Tranh cung phản xạ, tư liệu về sự hình thành tiếng nói, chữ viết, tranh các vùng các vỏ não.
D/ Tiến trình lên lớp:
I- Ổn định lớp:
II- Kiểm tra bài cũ: Hãy so sánh sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?
III- Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
- Thông tin trên cho biết điều gì?
- Lấy ví dụ trong đời sống về sự thành lập phản xạ mới, ức chế phản xạ cũ.
- Sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người, giống và khác động vật những điểm nào?( ở đv: theo bản năng; ở con người được sự điều khiển của hệ thần kinh)
-Gv lấy 1,2 ví dụ mẫu,yc HS lấy ví dụ .
I. Sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người:
 Sự thành lập PXCĐK và ức chế có điều kiện là 2 quá trình thuận nghịch liên hệ mật thiết với nhau, giúp cơ thể thích nghi với đời sống.
Hoạt động 2 T/h Vai trò của tiếng nói và chữ viết 
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin, tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống?
YC HS lấy ví dụ về vai trò của tiếng nói và chữ viết.
II. Vai trò của tiếng nói và ch ữ viết:
- Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra PXCĐK cấp cao.
- Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Hoạt động 3 .T/h Tư duy trừu tượng 
- Phân tích ví dụ: Con gà, con trâu, con cá Có đặc điểm chung, rồi xây dựng khái niệm “động vật”
H: Tư duy trừu tượng là gì ?(SGK)
III. Tư duy trừu tượng:
- Từ những thuộc tính chung của sự vật hiện tượng con người biết khái quát hóa thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ.
- Khả năng khái quát hoá, trừu tượng hóa là cơ sơ sở tư duy trừu tượng.
 IV- Kiểm tra đánh giá:
 	1. Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các PXCĐK trong đời sống con người?.
	2. Vai trò của tiếng nói và chử viết trong đời sống.
V- Dặn dò:
- Học bài theo nội dung SGK, ôn tập toàn bộ chương thần kinh, tìm hiểu các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh.
- Ra về nhớ chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
VI. Phần rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt 55-sinh8.doc