Bài soạn môn Ngữ văn 8 tiết 52: Chương trình địa phương

Bài soạn môn Ngữ văn 8 tiết 52: Chương trình địa phương

Tiết 52 Chương trình địa phương.

A. Mục tiêu:

 Giúp Hs : _Có một số hiểu biết về nền văn học địa phương: tác giả là người địa phương và tác phẩm viết về địa phương tiêu biểu.

 _Có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học địa phương.

 _Rèn luyện năng lực sưu tầm và tuyển chọn.

B.Phương pháp: Giới thiệu

C. Chuẩn bị:

 +Hs sưu tầm (mỗi hs tối thiểu có được một tác phẩm văn học địa phương).

 +GV chuẩn bị tác phẩm Người không mang họ (Xuân Đức)

D.Tiến trình:.

I.Ôn định:

II K.t bài củ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

III. Bài mới:

 1. Giới thiệu: Quảng Trị là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa.Có nhiều tác phẩm văn học viết về con người và mảnh đất này và chính nơI đây cũng đã sản sinh nhiều nhà thơ nhà văn có tên tuổi.Tìm hiểu văn học địa phương sẽ làm cho tình yêu quê hương trong ta đậm đà hơn, sâu sắc hơn.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 8 tiết 52: Chương trình địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm200
Tiết 52 Chương trình địa phương.
A. Mục tiêu:
 Giúp Hs : _Có một số hiểu biết về nền văn học địa phương: tác giả là người địa phương và tác phẩm viết về địa phương tiêu biểu.
 _Có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học địa phương.
 _Rèn luyện năng lực sưu tầm và tuyển chọn.
B.Phương pháp: Giới thiệu
C. Chuẩn bị:
 +Hs sưu tầm (mỗi hs tối thiểu có được một tác phẩm văn học địa phương).
 +GV chuẩn bị tác phẩm Người không mang họ (Xuân Đức)
D.Tiến trình:.
I.Ôn định:
II K.t bài củ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu: Quảng Trị là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa.Có nhiều tác phẩm văn học viết về con người và mảnh đất này và chính nơI đây cũng đã sản sinh nhiều nhà thơ nhà văn có tên tuổi.Tìm hiểu văn học địa phương sẽ làm cho tình yêu quê hương trong ta đậm đà hơn, sâu sắc hơn.
 2.Đọc_Hiểu:
1.HĐ1:
?Hãy kể tên những nhà thơ, nhà văn là người Quảng Trị mà em biết và cho biết tên một vài tác phẩm của họ ?
2.HĐ2:
2.1 Tóm tắt truyện:
Làng Đơn nhìn ra cánh đồng và con sông Hiền Lương.Khoảng cuối năm 1944,cô tá điền đẹp nhất làng bị tên địa chủ họ Nguyễn hiếp nên mang bầu. Cô may mắn được anh cố nông họ Hoàng thương, lấy làm vợ và sinh ra Lãm.Tuổi thơ của Lãm bình lặng dẫu quê hương có lắm đổi thay.Năm 1954 giặc Pháp rút vào bên kia giới tuyến, làng Đơn giải phóng.
Năm 1955-1956 cải cách ruộng đất, địa chủ Nguyễn bị đấu tố và trốn vào Nam.
Thằng Lãm học hết cấp I thì ở nhà chăn trâu, đi cày. Lãm vẫn nghĩ mình họ Hoàng, hắn chẳng hề biết ông địa chủ Nguyễn. Mẹ Lãm chẳng hề nói với hắn chuyện gì, nhưng người làng Đơn thì bóng gió, úp mở, gọi Lãm là “người không mang họ”.
 Năm 1964 Lãm đã là gã trai cường tráng, một lao động tích cực của HTX nhưng không được vào Đoàn thanh niên vì lí lịch.Lãm xin đi bộ đội cũng bị từ chối. Buồn, cô đơn, u uất, Lãm hay ra sông Hiền Lương vùng vẫy trong ánh chiều tà.Lãm muốn đi khỏi làng nhưng chẳng biết đi đâu. Và một lần hắn bơi qua sông. Lãm vào Nam, đến chợ Đông Hà. Lãm không hề biết cuộc vượt sông của mình có người nhìn thấy và là một sự kiện kinh hoàng của làng Đơn.Tin tức : Lãm vào Nam tìm cha, theo giặc từ làng lên Xã, rồi lên Huyện. Công an về làng điều tra.Ông phó chủ nhiệm HTX, người cố nông họ Hoàng năm nào đành tuyên bố: Lãm không phải là con ông.
 Vào Đông Hà, Lãm đi làm phụ rèn. Hắn khỏe, giỏi việc, thật thà nên nhà chủ rất mến. Một lần nhà chủ bị cướp, dẫu bị đánh, Lãm vẫn gan góc chống cự. Cô chủ mến Lãm. Nhà chủ bỏ nghề chuyễn đi nơi khác. Lãm theo một gánh thuốc mãi võ Sơn Đông. Hắn được truyền nghề, nổi tiếng giỏi võ nhưng rồi bị bỏ rơi. Lãm đi áp tải hàng, làm thuê cho một chủ mới.Kim Chi, con gái duy nhất của ông chủ, có nghề võ gia truyền, là trùm một băng đảng lại thích Lãm.Cô thường gợi ý, mời chào Lãm; hai người gắn bó với nhau.
 Năm 1975, Miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất. Chế độ mới rất nghiêm khắc với những cặn bã của xã hội, Lãm phiêu dạt vào các tỉnh phía Nam rồi trở lại Đông Hà. Hắn trở thành một “đại ca” khét tiếng nhờ có “nghệ” cao cường. Địa bàn làm ăn của băng đảng Lãm từ Huế đến Vinh. Công an truy lùng . Kim Chi tìm được Lãm, trở thành “phó” băng đảng.
 Cô gái con ông thợ rèn năm xưa là cơ sở của Cách mạng, nay là một sĩ quan công an, cố tìm cách đưa Lãm về đường sáng nhưng không được.Kim Chi tinh ma dẫn dắt Lãm lún sâu vào vũng bùn tội lỗi.
 Chuyên án kết thúc. Băng đảng của Lãm bị tiêu diệt, Lãm cố chạy trốn và bị bắn chết.
I.Tác giả và tác phẩm:
_Chế Lan Viên(1920_1989), tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê Triệu Phong.
T.phẩm: Điêu tàn(1938), Anh sáng và phù sa(1960), Những bài thơ đánh giặc(1972)
_Xuân Đức (sinh 1953), Vĩnh Hòa, Vĩnh Linh.
T.phẩm: Cửa gió(T.thuyết 2tập), Người không mang họ( truyện ) , Tổ quốc tôi(kịch)
_HảI Hiền (sinh 1950), tên thật là Võ Văn Trực,quê Vĩnh Long, Vĩnh Linh.
T.phẩm: Nhịp tháng ngày (thơ)
II.Giới thiệu tác phẩm :
*Người không mang họ. (truyện vừa, đã được dựng phim )
IV.Củng cố: 
 ?Câu chuyện gợi cho ta những suy nghĩ gì?
 E.Dặn dò:
 -Tìm đọc: “Người không mang họ”( truyện vừa của Xuân Đức)
 Nhịp tháng ngày (Hải Hiền_thơ)

Tài liệu đính kèm:

  • doc52.doc