Bài soạn học thêm Ngữ văn 8

Bài soạn học thêm Ngữ văn 8

 Tuần 1+2

 Dạy : ÔN TẬP TUẦN 1+2 .

I. Mục tiêu .

 + Giúp học sinh khái quát lại những kiến thức cơ bản về văn bản ,tiếng việt và tập làm văn ở 2 tuần đầu .

 + Rèn kỹ năng tìm hiểu bố cục văn bản , hiểu về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .Biết sử dụng trường từ vựng vào các bài làm tập làm văn .

 + Giáo dục ý thức tự giác học bài và làm bài tập ,bổ sung cho kiến thức đã học .

 II . Nội dung và phương pháp .

1. Tổ chức .

2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài .

3. Bài Mới .

 TUẦN I .

1. Văn bản “ Tôi đi học – Thanh Tịnh ”.

 Hỏi :

 Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật Tôi kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên . Những kỷ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào . Đáp :

 - Những yếu tố gợi kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên là : Nhìn thấy bầu trời cuối thu ,lá rụng ,đám mây bàng bạc, cảm giác nao nức ,tưng bừng rộn rã .

 - Kỷ niệm được diễn tả theo trình tự .

 + Hiện tại nhớ về dĩ vãng .

 + Những kỷ niệm trên đường tới trường

 + Lúc ở sân trường ,lúc vào lớp học .

 + Ngồi trong lớp học .

 Hỏi :

 Tìm những hình ảnh ,chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp ,cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ đi đến trường tới trường, khi nghe gọi tên,khi rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp ,khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên .

 

doc 45 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 868Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn học thêm Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài soạn Học thêm .
 Tuần 1+2 
 Dạy : ôn tập tuần 1+2 .
Mục tiêu .
 + Giúp học sinh khái quát lại những kiến thức cơ bản về văn bản ,tiếng việt và tập làm văn ở 2 tuần đầu .
 + Rèn kỹ năng tìm hiểu bố cục văn bản , hiểu về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .Biết sử dụng trường từ vựng vào các bài làm tập làm văn .
 + Giáo dục ý thức tự giác học bài và làm bài tập ,bổ sung cho kiến thức đã học .
 II . Nội dung và phương pháp .
Tổ chức .
Kiểm tra sự chuẩn bị bài .
Bài Mới .
 Tuần I .
Văn bản “ Tôi đi học – Thanh Tịnh ”.
 Hỏi : 
 Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật ‘Tôi ’kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên . Những kỷ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào . Đáp :
 - Những yếu tố gợi kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên là : Nhìn thấy bầu trời cuối thu ,lá rụng ,đám mây bàng bạc, cảm giác nao nức ,tưng bừng rộn rã .
 - Kỷ niệm được diễn tả theo trình tự .
 + Hiện tại nhớ về dĩ vãng .
 + Những kỷ niệm trên đường tới trường
 + Lúc ở sân trường ,lúc vào lớp học .
 + Ngồi trong lớp học .
 Hỏi :
 Tìm những hình ảnh ,chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp ,cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ đi đến trường tới trường, khi nghe gọi tên,khi rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp ,khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên .
 Đáp :
 Thời điểm 
 Hình ảnh , chi tiết .
 Khi đi cùng mẹ trên đường tới trường .
 khi nghe gọi tên .
 Khi rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp
 Khi ngồi trong lớp .
 Câu hỏi :
 Tìm và phân tích những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn .
 Đáp .
 + Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh .
 - Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi ......
 - ý nghĩ ấy ......như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi .
 -Trường Mỹ Lý ...........như cái đình làng Hoà ấp .
 - Cũng như tôi .......Họ như con chim non ...Họ thèm vụng.
 - Chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng.....như đá một quả ban..
 + Hình ảnh so sánh hay ở chỗ :
 Những hình ảnh xuất hiện ở những thời điểm khác nhau ,hầu hết là gắn với cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng để diễn tả tình cảm , chính xác những tâm trạng lo sợ ,hồi hộp,bỡ ngỡ rụt rè của những em bé lần đầu tới lớp .
 Hỏi :
 Nhận xét về đặc trưng nghệ thuật của truyện ngắn này . Sức cuốn hút của tác phẩm,theo em được tạo nên từ đâu ?.
 Đáp .
 + Đặc sắc nghệ thuật của truyện: 
 - Cách miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật : Rất nhẹ nhàng ,tinh tế mà lại vô cùng sâu sắc .
 - Tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm .Đọc truyện người đọc như bị cuốn hút theo cảm xúc nhân vật .
 - Ngôn ngữ giàu hình ảnh gợi cảm .Cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, trong trẻo làm nền cho những thay đổi của diễn biến cảm xúc cuẩ con người .
 + Sức cuốn hút của tác phẩm ; 
 - Ngừơi đọc bị cuốn hút theo cảm xúc của nhân vật để tâm hồn rung lên những nốt nhạc tha thiết dịu dàng,và bất giác như được trở về khoảnh khắc của tuổi thơ .
 luyện tập :
 + Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi”trong truyện ngắn tôi đi học.
 + Viết một bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên .
 2. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .
 Hỏi :
 Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng ,từ ngữ nghĩa hẹp.
 Tìm từ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây .
Từ có nghĩa rộng nhất
 Nhóm từ .
 Chất đốt 
Xăng ,dầu hoả , khí ga ,ma dút ,củi ,than ...
 Nghệ thuật 
 Hội hoạ ,âm nhạc ,văn học ,điêu khắc ...
 Món ăn 
 Canh ,nem ,rau xào ,thịt luộc ,tôm rang ,cá rán ..
 Quan sát
 Liếc ,ngắm ,nhòm ,ngó ,lườm ..
 Đánh 
Đấm ,đá ,thụi ,bịch ,tát ..
 Xe cộ 
Xe đạp ,xe máy ,ô tô,xe buýt ,xe lửa .
 Họ hàng 
 cô ,dì ,chú ,bác ,cậu ,mợ..
 3. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản .
 Hỏi :
 Chủ đề của văn bản là gì ? 
 + Là đối tượngvà vấn đề chính mà văn bản biểu đạt .
 ? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở chỗ nào .
 + Văn bản có đối tượng xác định ,
 + Văn bản có tính mạch lạc .
 + Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định .
 Tuần II .
 1 .Văn bản “Trong lòng mẹ” .
 Hỏi :
 Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng .
 Đáp ;
 Tuy là cô của bé Hồng ,nhưng nhân vật người cô ở đây không những không thương cháu mà trái lại ,còn tìm cách gieo rắc vào đầu óc thơ ngây của cháu những điều không hay về mẹ nó để nó khinh thường và ruồng rẫy người mẹ .Cười hỏi mà không hề biết đến nỗi tủi cực của bé Hồng . Giọng nói lúc thì ngọt,lúc thì nghiêm nghị ,lúc thì tỏ sự ngậm ngùi thương xót ,mỗi lời nói của bà ta cố ý khoét sâu vào trái tim đang đau đớn của Hồng . Bà ta tìm cớ xui Hồng vào Thanh Hóa thăm mẹ cốt là để thông báo tin về nguời mẹ “xấu xa”đã có con với người đàn ông khác khi chưa hết tang chồng .
 Qua cuộc trò chuyện với Hồng ,nhân vật bà cô là người đàn bà xấu xa ,xảo quyệt,thâm độc ,là đại diện cho hủ tục phi nhân đạo ,rắp tâm chia rẽ tình cảm mệ con huỷ diệt tình yêu thương của bé Hồng đối với mẹ .
 Hỏi : Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào .
 Trả lời ‘: 
 Hồng đã nhận ra ý đồ đen tối của bà cô “ ý nghĩ cay độc hiện ra trên nét mặt rất kịch”Thấy mẹ bị xúc phạm Hồng cố nén tủi cực,trào dâng nước mắt,vừa uất hận vừa căm phẫn ....
 Chú ngây ngất trong tình cảm của mẹ “ Tôi ngồi trên đệm xe ,đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi,tôi thấy những cảm giác ấy mơn man khắp da thịt...” Những rung động cực điểmcủa bé Hồng rất trẻ thơ đã nói lên tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng với mẹ của mình ,giúp cho chú vượt qua những cay đắng tủi nhục của cuộc sống . 
 2. Trường từ vựng .
 ? Thế nào là trường từ vựng .
 + Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét một nét nghĩa chung . 
 ?Viết một đoạn văn có ít nhất 5 từ cùng trường từ vựng .
 + Học sinh có thể tham khảo các từ ngữ sau :
 - Trường từ vựng “ trường học” : Trường , lớp ,sân trường , vườn thí nghiệm, thầy giáo ,cô giáo ,bạn bè ,bảng ,phấn ,bàn ,ghế ,sách ,vở ,hướng dẫn,dạy ,học,giảng ,kiểm tra ...
 - Trường từ vựng “ môn bóng đá” : Thủ môn ,tiền đạo ,hậu vệ, trung vệ ,trọng tài,trọng tài chính , trọng tài biên ,trợ lý trọng tài,sút ,chuyền bóng ,đá phát bóng, đánh đầu ,lật cánh ... 
 3.Bố cục của văn bản .
 ? Thế nào là bố cục của văn bản .
 + Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề .Văn bản thường có 3 phần : Mở bài ,thân bài ,kết luận. Mỗi phần có nội dung riêng nhưng cácnội dung đó có quan hệ với nhau trong văn bản .
 Phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề sẽ nói trong văn bản . Phần thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề .Phần kết bài tổng kết chủ đề của văn bản đó .
 4 . Củng cố .
 + Nhắc lại nội dung chính 2 tuần đã học .
 + Về nhà đọc lại các nộidung vừa ôn tập .
 5 . Hướng dẫn .
 + Đọc trước những kiến thức cơ bản tuần 3+4 đã học .
 + Tuần sau ôn tập tiếp tuần 3+4 .
 Ngày tháng 10 năm 2007.
 Ký duyệt .
 Tuần 3+4. 	 Ôn tập tuần 3+4	
 Dạy :
 A . Mục tiêu .
 + Giúp học sinh ôn tập kiến thức cơ bản về văn bản “ Tức nước vỡ bờ- trích tỉêu thuyết Tắt đèn củaNgô tất Tố” và đoạn trích “Lão Hạc” trong truyện ngắn lão Hạc . Nắm được cách xây dựng đoạn văn và cách liên kết trong văn bản , hiểuvà sử dụng được từ tượng thanh và từ tượng hình .
 + Rèn kỹ năng viết các đoạn văn ,kỹ năng phân tích truyện ngắn .
 + Giáo dục ý thức tự giác làm bài ,ôn bài .
 B . Nội dung và phương Pháp .
 1.Tổ chức .
 8a3.
 8a5 .
 2 . Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
 3. Nội dung bài dạy.
Tuần 3.
Văn bản “ T ức nước” vỡ bờ .
Hỏi :
 Phân tích nhân vật cai lệ . Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và về sự miêu tả của tác giả .
 Đáp :
 + Tìm hiểu cử chỉ, thái độ,hành động và ngôn ngữ của tên cai lệ khi hắn xông vào nhà anh Dậu để thúc sưu .
 -Thái độ hống hách của kẻ chuyên đi bắt bớ ,đánh đập người dân.
 Gõ đầu roi xuống đất ,thét , trợn ngược hai mắt ,quát ,hầm hè,...
 - Ngôn ngữ hách dịch,vôvăn hoá của bọn tay sai ác ôn : “ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ?,...” “Ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à !Trói cổ thằng chồng nó lại ,điệu ra đình kia ;’ “ Tha này ! Tha này !” .
 - Hành động vũ phu của bọn côn đồ : “ đùng đùng ,cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu...” Vừa nói hắn vừa bịch luôn mấy bịch vào ngực chị Dậu” ,sấn đến trói anh Dậu ;” “ tát vào mặt chị một cái đánh bốp” ...
 + Nhận xét về tính cách cai lệ : Không còn mảy may một chút tình người nào cả ,chỉ là một tên tay sai ác ôn ,công cụ đắc lực cho chính quyền thực dân phong kiến lúc bấy giờ,hắn đã hành động như một kẻ vũ phu tàn bạo với người phụ nữ đáng thương và người chồng đau ốm của chị .Với hắn không còn tình người ,không còn nhân tính ,mà chỉ có bắt bớ ,đánh trói người vô tội vạ,để vừa quan thầy và để thoả mãn thú tính của kẻ c huyên đi tìm sự sung sướng trên nỗi đau khổ của người khác .
 Hỏi :
 Phân tích diễn biến tâm lý và nhận xét về tính cách của chị Dậu qua đoạn trích .?
 Đáp :
 + Giai đoạn 1: Chị Dậu thiết tha van xin tên cai lệ .Mặc dù những lời quát tháo, mắng chửi tàn bạo của hai tên tay sai trút xuống đầu, chị Dậu vẫn một mực thiết tha van xin chúng .Chị run run nói với chúng bằng những lời thật nhũn nhặn lễ phép với lối xưng hô như tự hạ mình xuống “ Nhà cháu ..... chư cháu có dám bỏ bễ sưu của nhà nước đâu ? ... Rồi chị lại thiết tha van xin tên cai lệ : “ Khốn nạn ! Nhà cháu đã không có ,dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi .xin ông trông lại” .Đến khi tên này chạy sầm sập đến định trói anh Dậu,chị xám mặt vội vàng đặt con bé xuống đất,chạy đến đỡ tay hắn ,chị vẫn thiết tha van xin...
 Vì sao chị lại nhẫn nhục ,lễ phép thiết tha cố van xin như vậy chỉ có tình yêu thương chồng trong khi chồng đang ốm yếu như vậy .
 Ta càng trân trọng người phụ nữ nông thôn cho dù họ phải sống trong khó khăn quẫn bách ..
 + Giai đoạn 2 :Chị Dậu vùng lên đánh ngã cai lệ .
 Ta thấy việc miêu tả của nhà văn rất chân thực ,phù hợp với sự phát triển tự nhiên và biện chứng của tính cách nhân vật . Hành động của hai tên tay sai càng vũ phu ,thô bạo thì sự phản ứng của chị Dậu càng mạnh mẽ quyết liệt .Điều này được thể hiện sinh động trong ngôn ngữ và hành động của nhân vật. ở lần cự lại đầu tiên,cách xưng hô đã khác trứơc : Tuy vẫn gọilà ông nhưng chị đã xưng tôi một cách ngang hàng ,bình đẳng Đến lần thứ hai thì phản ứng quyêt liệt tiếp theo ,cùng với hành động nghiến hai hàm răng,cách xưng hô đã thay đổi .Chị đã đứng trên cả kẻ thù khi gọi tên cai lệ là mày và tự xưng là bà,bộc lộ rõ sự căm giận và khinh bỉ cao độ ,đồng thời cũng thể hiện sức mậnh của người nông dân bị áp bức đã vùng lên .Và đòn trừng phạt của chị đã diễn ra ngay lập tức,thật nhanh gọn .
 Có gì mâu thuẫn trong tính cách nhân vật chị Dậu ? Hoàn toàn không ,trái lại là sự phát triển tự  ...  tranh lượt lời của người khác . 
 + Nói khi người khác chưa kết thúc lượt lời của người đó .
 + Nói xen vào khi người khác không yêu cầu.
 3. Trong hội thoại , khi nào người nói im lặng mặcdù đến lượt mình ?.
 + Khi muốn biểu thị một thái độ nhất định.
 + Khi không biết nói điều gì .
 + Khi người nói đang ở trong tình trạng phân vân lưỡng lự .
 4. Cha mẹ đang bàn bạc với nhau về vấn đề kinh tế trong gia đình . Người con ngồi gần đó nói xen vào câu chuyện khiến cha mẹ rất bực mình . Trong lĩnh vực hội thoại , hiện tượng người con nói xen vào câu chuyện như trên được gọi là hiện tượng gì ?
 A. Nói leo * B. Cướp lời . C. Nói tranh . D . Nói hỗn. 
 5. Trong một buổi thảo luận ở lớp học , cô giáo yêu cầu học sinh A phát biểu ý kiến về một vấn đề . Học sinh A chưa kịp trình bày ý kiến của mình thì học sinh B đã vội vàng đưa ra những suy nghĩ về vấn đề đó. Trong lĩnh vực hội thoại , hành vi đó của B được gọi là hành vi gì ?.
 A. Nói leo . B. Im lặng . C. Nói tranh * D. Nói hỗn .
 II. Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận .
 1. Các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng như thế nào .?
 + Tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người nghe , người đọc .
 + Thể hiện sinh động , cụ thể vấn đề nghị luận.
 + Giải thích rõ ràng hơn vấn đề nghị luận .
 2. Trong đoạn văn “ Để ghi nhớ công lao người lính An Nam , chẳng phải ......Các anh đã bảo vệ Tổ quốc , thế là tốt . Bây giờ , chúng tôi không cần đến các anh nữa , cút đi !” đó sao ? tác giả bộc lộ tình cảm và thái độ gì ?
 + Bực mình, tức tối . C. Chán nản , thất vọng .
 + Phẫn nộ , bất bình .* D. Đau đớn , xót xa .
 3. Đê thể hiện tình cảm và thái độ đó , tác giả đã sử dụng phương tiện gì ? 
 + Sử dụng câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc .
 + Sử dụng câu nghi vấn để chất vấn thực dân Pháp .
 + Sử dụng câu nghi vấn để vạch rõ nỗi khổ của người dân thuộc địa .
 + Sử dụng câu nghi vấn để thể hiện sự bất bình của mình .*
 4.Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi .
 Bởi vậy , cho đến khi chữ tôi , với cái nghĩa tuyệt đối của nó , xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam , bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu . Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh , chữ bác , chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình !
 Nhưng ngày một ngày hai , nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ . Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương . Mà thật nó tội nghiệp quá ! 
 ( Hoài Thanh , thi nhân Việt nam ).
 a, Tác giả đã kết hợp phương thức biểu đạt nào trong đoạn trích trên ?
 A. Nghị luận +miêu tả . C. Miêu tả + biểu cảm .
 B. Nghị luận + biểu cảm .* D. Nghị luận + tự sự
 b, Cảm xúc chủ yếu của tác gỉa được thể hiện qua đoạn trích là gì ?
Thông cảm với cái tôi .
Khâm phục sức sống mạnh mẽ của cái tôi .*
Bất bình trước cái tôi .
Lo lắng cho số phận cái của cái tôi trên thi đàn việt Nam.
 GV giải thích cái “tôi” trong văn chương thi đàn việt Nam.
 Bài tập thực hành.
 1. Qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác- Bó” và “Ngắm trăng” , em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào ?
 2. Hãy nêu lên những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản “Chiếu dời đô” ( lý Thái Tổ ) , “hịch tướng sỹ” ( Trần Quốc Tuấn ) và “nước Đại việt ta” ( trích Cáo bình Ngô cuả Nguyễn Trãi ). 
 Trả lời :
 1. Hình ảnh Bác Hồ qua hai bài thơ “ Tức cảnh Pác –Bó” và “ Ngắm trăng”.
 Qua hai bài thơ Tức cảnh Pác –Bó và Ngắm trăng chúng ta có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn tuyệt vời của Bác Hồ . Ta bắt gặp ở đây tâm trạng của một con nguời yêu thiên nhiên say đắm , cảm thấy thoải mái vui thích được sống giữa thiên nhiên của đất nước mình . Tâm hồn nghệ sỹ ấy đã bồn chồn náo nức trong một đêm trăng đẹp giữa chốn lao tù : “ Đối thử lương tiêu nại nhược hà” .
 Tuy có tâm hồn nghệ sỹ nhưng Bác Hồ trươcsau vẫn là một chiến sỹ cách mạng vĩ đại . Qua hai bài thơ này của Người , ta thấy toát lên một tinh thần lạc quan , một nghị lực phi thường vượt lên mọi gian khổ vật chất để tìm thấyniềm vui lớn lao chân chính sảng khoái ung dung trong công việc cách mạng . Giữa hang sâu trong rừng vắng , Người vẫn là “ sang” . Bị giam trong ngục , Người vẫn say sưa ngắm trăng .
 Như thế qua hai bài thơ nhỏ đã cho thấy một nhân cách lớn ,một tâm hồn lớn : Bác Hồ vừa là chiến sỹ cách mạng vừa rất nghệ sỹ .
 2.Những nét chung và riêng của ba tác phẩm “ Chiếu dời đô” hịch tướng sỹ và “ Nước Đại Việt ta”.
 Nét chung của ba văn bản trên đều là những áng văn chính luận mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt , gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Cả ba tác phẩm trên đều do những tác giả chói lọi tên tuổi , là những kết tinh của tinh thần ý chí của cả dân tộc trong những thời đại oanh liệt .Cả chiếu dời đô và hịch tướng sỹ và nước Đại Việt ta đều nêu bật ý thức về chủ quyền dân tộc , đều toát lên lời khẳng định nền độc lập dân tộc của dân tộc. 
 Tuy vậy ở mỗi văn bản ít nhiều đều toát lên nội dung yêu nước ấy có những nét riêng .
 Nổi bật ở chiếu dời đô là khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất và khí phách của dân tộc đang trên đà lớn mạnh . Còn ở hịch tướng sỹ nổi bật lên là lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến , quyết thắng kẻ thù xâm lược . Cuối cùng là nước Đại Việt ta nêu bật lên lời tuyên ngôn độc lập . Nước ta là đất nước có chủ quyền có nền văn hiến lâu đời , có lãnh thổ riêng , có phong tục tập quán riêng ,có truyền thống lịch sử , và kẻ thù xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định thất bại.
 GV cho học sinh làm viết thành đoạn văn ngắn nhận xét đánh giá sức viết và nhận thức của học sinh .
 4. Củng cố .
 + Thế nào là vai trong xã hội , thế nào là lượt lời .?
 + Khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì .?
 + Nêu tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận .
 5.Hướng dẫn :
 + Về nhà tập đưa yếu tố biểu cảm vào trong đoạn văn nghị luận .
 + Xem trước bài lựa chọn trật tự từ trong câu văn .
 Ngày tháng 4 năm 2008.
 Ký duỵêt.
 Dạy ; lựa chọn trật tự từ trong câu.
 Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong	 văn nghị luận .
Mục tiêu bài dạy :
 + Nắm chắc tác dụng của việc lựa chọn trật tự tự trong câu để vận dụng khi viết văn . Vận dụng việc lựa chọn từ ngữ để viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả .
 + Giáo dục ý thức tự giác viết câu văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả .
 + Rèn luyện vận dụng lý thuyết vào thực hành.
 II. Nội dung và phương pháp .
 1. Tổ chức :
 8a3.
 8a5.
 2. Kiểm tra. ( Kết hợp khi ôn tập )
 3. Bài mới :
 A. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
 1. Mục đích của việc lựa chọn từ trong câu là gì ?
Thể hiện tài năng của người nói .
Làm cho câu văn trở nên sinh động hơn.
Thể hiện quan niệm của người nói về sự việc được nói đến trong câu.
Làm cho sự việc được nói đến trong câu trở nên dễ hiểu hơn .*
 2. Trong câu thơ “Xanh xanh bãi mía bờ dâu” ( Hoàng Cầm) hiệu quả diễn đạt của trật tự từ như thế nào ?
 *Nhằm nhấn mạnh màu xanh tràn đầy sức sống của bãi mía bờ dâu .
 3.Trật tự của câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian ?
Từ Triệu, Đinh ,Lý , Trần bao đời gây nền độc lập.( Nguyễn Trãi )*
Đám than đã vạc hẳn nửa . ( Tô Hoài )
Tôi mở to đôi mắt ,khẽ reo lên một tiếng thú vị .( Nam Cao ) .
Mày dại quá , cứ vào đi , tao chạy cho tiền tàu. ( Nguyên Hồng ).
 4.Trật tự của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến ?.
Sen tàn cúc lại nở hoa .( Nguyễn Du ).*
Những buổi trưa hè nắng to ( Tô Hoài ).
Lác đác bên sông chợ mấy nhà .( Bà huyện Thanh Quan )
Tràng thở đánh phào một cái , ngực nhẹ hẳn đi . ( Kim Lân ).
 5. Trong câu văn sau : “ Cả tiền phạt , tiền thuốc , tiền lợn , mày phải chịu một trăm bạc trắng”. ( Tô Hoài) . hiệu quả diễn đạt của trật tự từ là gì, phân tích ?
Thu hút sự chú ý của người đọc vào cụm từ Cả tiền phạt tiền thuốc...
Nhấn mạnh việc liệt kê các loại tiền mà ngừơi nghe phải đóng.*
Bộc lộ sự quan tâm của người nói đối với người nghe. 
Gồm ý A, B.*
 6. Nêu hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong các câu văn sau :
Hắt hiu lau xám , đậm đà lòng son.
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Hắn ho khẽ một tiếng , bước từng bước dài ra sân.
Trong tay đủ cả quản bút, lọ mực , giấy trắng và giấy thấm.
 Trả lời :
Nhấn mạnh đặc điểm sự vật nói tới trong câu.
Tạo nhịp điệu mềm mại uyển chuyển cho câu nói .
thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. 
Thể hiện thứ bậc quan trọng của sự vật nói đến.
 B. Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận . 
 1. Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì ?
Giúp cho bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.
Giúp cho việc trình bày luận điểm ,luận cứ chặt chẽ hơn.
Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng , cụ thể , sinh động hơn .*
Cả A, B, C đều sai .
2. Đọc đoạn văn sau đây trả lời câu hỏi .?
 “ Huống gì thành Đại la, kinh đô cũ của Cao Vương.............. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước , cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời .
 ( Lý công Uẩn – Chiếu dời đô).
Luận điểm được trình bày trong đoạn văn là gì ?
Trong đoạn văn trên câu nào là câu chủ đề ?
Những thuận lợi của thành Đại la được nêu ở các khía cạnh nào ?
Tác dụng của việc miêu tả thành Đại la ?
Trả lời :
Luận điểm : Thành Đại La có nhiều thuận lợi , xứng đáng trở thành kinh đô bậc nhất .
Câu chủ đề : Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước , cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời .
Những thuận lợi của thành Đại La được nêu ở các khía cạnh : Vị trí địa lí , điạ thế sông núi , sự thuận tiện trong giao lưu và phát triển về mọi mặt.
Tác dụng của việc miêu tả những thuận lợi của thành Đại la: Thuyết phục người đọc bằngcách giúp họ hình dung chi tiết những thuận lợi nhiều mặt của thành Đại la. 
3. Đọc đoạn văn bài tập 1 trang 116. chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong và yếu tố miêu tả cho biết tác dụng của các yếu tố này .
 * Trong đoạn văn nghị luận được dẫn về thơ văn Hồ chủ tịch .Tác giả đã khéo léo sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả nhuần nhuyễn . Yếu tố tự sự nhằm làm sáng tỏ hoàn cảnh ra của bài thơ và tầm trạng nhà thơ lúc đó. Còn yếu tố miêu tả nhằm giúp người đọc hình dung cụ thể hơn cảnh đêm trăng và cảm xúc của thi sỹ – Người tù . Qua đó người đọc cảm nhận rõ nét hơn chiều sâu của tâm tư . Với bao nhiêu tình cảm dào dạt trước đêm trăng , trước cảnh đêm, trước cái đẹp được chứa đựng trong sự lặng im .
 4. Củng cố >
 + Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
 + Nêu tác dụng của yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả trong văn nghị luận .
 5. Hướng dẫn :
 + Học kỹ lý thuyết , vận dụng viết câu văn đoạn văn có tác dụng trật tự từ hợp lý ,
 Dạy : luyện tập : Lựa chọn trật tự từ 
 và đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
Mục tiêu bài học :
 + Luyện tập cách lựa chọn trật tự từ để viết câu văn phù hợp với mục đích diễn đạt , chọn cách đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận . 

Tài liệu đính kèm:

  • docday them van 8.doc