Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5 đến tiết 8

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5 đến tiết 8

Tiết : 5 + 6 TRONG LÒNG MẸ

 ( Trích: Những ngày thơ ấu )

Ngày soạn: (Nguyên Hồng)

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Hiểu được tính cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé đối với mẹ.

 Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm được chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích nhân vật, khái quát đặc điểm, tính cách qua lời nói, nét mặt, tâm trạng. Cảm thụ những đoạn văn xuôi giàu chất trữ tình, giàu cảm xúc mạnh mẽ.

- Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính, biết ơn cha mẹ, nguồn tình cảm, chỗ dựa tinh thần lớn lao cho con.

 B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:

 GV:.Nghiên cứu bài, soạn bài. Đọc “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng. Chân dung Nguyên Hồng

 HS: Tìm đọc “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng. Đọc vb và trả lời câu hỏi sgk.

 Nhóm HS: Thảo luận, trình bày cảm xúc khi học đoạn trích “Trong lòng mẹ”

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5 đến tiết 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết : 5 + 6 TRONG LÒNG MẸ 
 ( Trích: Những ngày thơ ấu )
Ngày soạn: (Nguyên Hồng)
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Hiểu được tính cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé đối với mẹ.
 Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm được chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích nhân vật, khái quát đặc điểm, tính cách qua lời nói, nét mặt, tâm trạng. Cảm thụ những đoạn văn xuôi giàu chất trữ tình, giàu cảm xúc mạnh mẽ.
- Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính, biết ơn cha mẹ, nguồn tình cảm, chỗ dựa tinh thần lớn lao cho con.
 B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI: 
 GV:.Nghiên cứu bài, soạn bài. Đọc “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng. Chân dung Nguyên Hồng
 HS: Tìm đọc “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng. Đọc vb và trả lời câu hỏi sgk.
 Nhóm HS: Thảo luận, trình bày cảm xúc khi học đoạn trích “Trong lòng mẹ”
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 I. Ổn định:
 II. Kiểm tra bài cũ:
 1. Phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật “tôi”trong truyện ngắn “Tôi đi học”?
 2. Nét đặc sắc nghệ thuật và sức cuốn hút của tác phẩm “Tôi đi học” là gì?
 3. Kiểm tra chéo vở soạn theo bàn.
 III. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Nguyên Hồng là một nhà văn có tuổi thơ cay đắng, sớm thấm thía nỗi cơ cực Những kỷ niệm về tuổi thơ cay đắng ấy đã được nhà văn viết lại trong tập tiểu thuyết tự thuật “Những ngày thơ ấu”. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một trong những chương cảm động nhất viết về tình cảm của cậu bé Hồng đối với mẹ.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
Tiết 1:
I. Đọc – tìm hiểu chung văn bản:
1. Tác giả:
 Nguyên Hồng (1918 – 1982), sống trong xóm lao động nghèo. Ông được coi là nhà văn của những người lao động cùng khổ.
2. Tác phẩm:
“Trong lòng mẹ” trích trong tập hồi ký “Những ngày thơ ấu”(1938)
Tác phẩm gồm 9 chương, “trong lòng mẹ” là chương 4.
II. Đọc – tìm hiểu chú thích:
 * Hồi ký: Là một thể của ký, ở đó người viết kể lại những điều, những chuyện chính mình đã trải qua , đã chứng kiến.
III. Đọc - hiểu văn bản:
1. Bố cục: Chia làm hai phần.
- Từ đầu  hỏi đến chứ” Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và chú bé Hồng.
- Phần còn lại Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.
2. Tâm địa độc ác của người cô:
 Bằng cử chỉ thâm độc tự nhiên, giọng nói ngọt ngào giả dối, nét mặt tươi cười rất kịch, lời lẽ vừa cay nghiệt vừa ngoa ngoắt bà cô đã xúc phạm một cách độc ác về người mẹ kính yêu của chú bé Hồng.
 Người cô là một người đàn bà lạnh lùng, thâm hiểm, hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ, ruột rà. Đại diện cho đạo lý bất nhân của xã hội phong kiến.
Tiết 2
3. Tình yêu mãnh liệt của chú bé 
Hồng đối với người mẹ bất hạnh:
- Những ý nghĩ, cảm xúc của Hồng trong cuộc nói chuyện với người cô: Đau đớn, uất ức, căm giận đến cực điểm, quyết không để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn kia xâm phạm đến.
- Chú bé Hồng vội vã, bối rối, cập rập chạy đuổi theo mẹ trong cảm xúc dỗi hờn mà hạnh phúc. Chú bồng bềnh trôi trong cảm giác vui sướng đến cực điểm khi được ở trong lòng mẹ.
4. Chất trữ tình thấm đượm ở chương “Trong lòng mẹ”
 -Ở tình huống, nội dung chuyện
 - Cảm xúc, giọng điệu, lối văn.
IV. Tổng kết:
 * Ghi nhớ : (sgk trang 21)
V. Luyện tập:
5*: Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng: 
- Phụ nữ và nhi đồng là những con người xuất hiện nhiều trong thế giới nhân vật của ông, dành cho phụ nữ và nhi đồng lòng yêu thương, trân trọng:
+ Diễn tả thấm thía những nỗi cơ cực, tủi nhục của phụ nữ và nhi đồng.
+ Thấu hiểu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của phụ nữ và nhi đồng.
Phương pháp: Đọc, phân tích, nêu vấn đề, thảo luận, bình, luyện tập.
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
HS: - Đọc phần chú thích * trang 18, 19
 - Nêu vài nét về cuụoc đời của nhà văn Nguyên Hồng và tác phẩm.
GV: Cho hs xem ảnh chân dung nhà văn Nguyên Hồng, giới thiệu về tác giả và cuốn “Những ngày thơ ấu” cùng đoạn trích “Trong lòng mẹ”
 Nguyên Hồng quê ở thành phố Nam Định. Sớm thấm thía với nỗi cơ cực và gần gũi với những người nghèo khổ. Ông được coi là nhà văn của những người lao động cùng khổ, lớp người “dưới đáy” xã hội.
 Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
 “Những ngày thơ ấu” là tập hồi ký viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng – nhân vật chính – tác giả còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, đầy những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác của đám thị dân tiểu tư sản khiến cho tình máu mủ ruột thịt cũng trở thành khô héo.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc vb và tìm hiểu chú thích,
HS: - Đọc các chú thích sgk, chú ý các chú thích 5,8, 12, 13,14 và 17
GV: Hướng dẫn hs đọc vb, đọc mẫu một đoạn.
HS: Đọc tiếp theo, thể hiện được những khía cạnh, cảm xúc, tình cảm của chú bé Hồng.
 - Hãy cho biết vb này được viết theo thể loại nào? 
( Tiểu thuyết - tự thuật kết hợp nhuần nhuyễn giữa các kiểu vb kể chuyện, miêu tả, biểu cảm)
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản.
1. Tìm hiểu bố cục.
HS: Theo em, vb này có thể chia làm mấy đoạn? Ranh giới của từng đoạn?
 Bố cục chia làm hai phần:
 + Từ đầu  người ta hỏi đến chứ cuộc đối thoại giữa bà cô cay nghiệt và chú bé Hồng.
 + Phần còn lại Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.
GV diễn giảng: Từ bố cục này rút ra hai vấn đề cơ bản để phân tích về nội dung của đoạn trích: Tâm địa độc ác của người cô và tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh.
2. Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng.
HS: Đọc đoạn “ Từ đầu  đến chứ”, phân tích tâm địa độc ác của bà cô theo trình tự ngày càng lộ rõ.
 - Đọc “Một hôm, cô tôi gọi đến bên cười hỏi: “Hồng mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?”
 + Em có nhận xét gì về thái độ của người cô khi hỏi đứa cháu? Tại sao người cô cười hỏi chứ không phải là lo lắng hỏi, lại càng không phải là âu yếm hỏi?
 + Chú bé đã trả lời như thế nào? Tại sao chú trả lời như thế?
GV bình: Người cô cười hỏi chứ không phải lo lắng hỏi, nghiêm nghị hỏi lại càng không phải âu yếm hỏi. Lẽ thường, câu hỏi đó sẽ được trả lời là có, nhất là đối với chú bé vốn dĩ thiếu thốn một tình thương ấp ủ. Nhưng vốn nhạy cảm, nặng lòng yêu thương và lòng kính mến mẹ, chú bè Hồng lập tức “nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” của người cô. Vì thế chú cuối đầu không đáp.
HS: - Tại sao bà cô không chấm dứt câu chuyện ở đây, bà ta muốn gì khi nói rằng mẹ chú đang “phát tài” và nhất là cố ý phát âm hai tiếng em bé ngân dài thật ngọt? 
( chú ý: giọng nói vẫn bình thản, ngọt ngào mà hai con mắt long lanh vẫn chằm chằm nhìn vào chú bé, giọng điệu vừa đa dạng vừa cay nghiệt, lời lẽ thì ngoa ngoắt)
 - Vì sao những lời lẽ của bà ta khiến lòng chú bé “thắt lại”, “nước mắt ròng ròng”?
GV bình: Người cô luôn muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi ác độc đã dàn tính sẵn. Rồi dù chú bé đã im lặng cuối đầu, khoé mắt cay cay, bà vẫn tiếp tục “tấn công”. Cái cử chỉ “liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng” lúc ấy mới giả dối, mới độc ác làm sao!...không chỉ ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ.Quả không gì cay đắng bằng khi vết thương lòng lại bị ngay chính cô mình cứ săm soi, hành hạ.
 Bà ta quả cay nghiệt, cao tay trước chú bé đáng thương và bị động 
HS thảo luận nhóm: Qua cuộc đối thoại, em thấy nhân vật bà cô là người như thế nào?
GV tổng kết lại: Bà cô là một người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ Ý nghĩa tố cáo của hình tượng nhân vật.
3. Phân tích tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh
HS: - Phản ứng tâm lý của chú bé khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm sâu sắc đối với mẹ ? (Đau đớn, uất ức, căm giận dâng lên đến cực điểm.) 
 - Cảm giác sung sướng cực điểm của chú khi gặp lại và nằm trong lòng người mẹ mà chú mong chờ mỏi mắt?
Gợi ý: 
+ Đọc lại đoạn kể về hành động đuổi theo chiếc xe của chú bè Hồng. Em có nhận xét gì về những cử chỉ của chú lúc này? Tại sao chú vội vã, bối rối, lập cập như thế?
 Bộc lộ niềm xúc động, quá nhớ mong và tủi cực khi phải xa mẹ.
+ Đọc lại đoạn kể về việc chú bé Hồng ngồi trong xe với mẹ. Chú bé đã “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Em có cảm nhận gì về những giọt nước mắt lúc này?
GV diễn giảng: Đó là những giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.
+ Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi ở trong lòng mẹ được Nguyên Hồng diễn tả bằng đoạn văn nào? (hs đọc diễn cảm lại đoạn này)
+ Em có nhận xét gì về những hình ảnh này?
*Cảm nhận về hình ảnh người mẹ bằng nhiều giác quan (mắt, mũi, cảm giác), bằng điều kiện giả định ngoại đề.
Bằng cảm hứng đặc biệt say mê, cùn những rung động vô cùng tinh tế. Tạo ra một không gian của ánh sáng màu sắc, của hương thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi. Nó là một hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỷ niệm và ăm ắp tình mẫu tử
4. Chất trữ tình thấm đượm ở chương “Trong lòng mẹ”
HS trao đổi trình bày: Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình?
Gợi ý hs cảm chất trữ tình ở các phương diện sau:
+ Tình huống và nội dung câu chuyện.
+ Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể với bộc lộ cảm xúc.
+ Các hình ảnh so sánh gây ấn tượng, giàu sức gợi cảm
5. Tìm hiểu hồi ký qua văn bản.
HS: Qua vb trích giảng, em hiểu thế nào là hồi ký?
Hồi ký là một thể ký ở đó người viết kể lại những chuyện, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến. 
Hoạt động 4: Tổng kết 
Hướng dẫn trả lời câu hỏi 5*
HS trao đổi, trình bày theo nhóm:
 Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” em hãy chứng minh nhận định trên?
Gợi ý: Chỉ ra tình cảm, cái nhìn của nhà văn qua đoạn trích.
GV tổng kết, bổ sung, nhận xét.
HS: - Qua tìm hiểu vb, em hãy trình bày ngắn gọn nội dung đoạn trích?
HS: Đọc ghi nhớ sgk trang 21.
Vì sao người cô lại độc ác như thế? Cô là người đại diện cho cái đạo lý bất nhân của cái xã hội phong kiến đã vùi dập biết bao số phận người phụ nữ.
 So với những giọt nước mắt trước đó?
Em có cảm nghĩ gì về nhân vật chú bé Hồng? Qua đoạn trích nhà văn muốn nói gì với bạn đọc?
Đây là một chú bé đáng thương và tội nghiệp với những nối đắng cay tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ. Nhà văn muốn lên tiếng kêu gọi con người hãy yêu thương, trân trọng tuổi thơ và phụ nữ.
D. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 1. Củng cố: - Đọc lại ghi nhớ sgk. Trình bày lại nội dung v ... n đại gọi là “Trường từ vựng”. Vậy trường từ vựng là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Thế nào là trường từ vựng:
 Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Ví dụ: Hoạt động của trí tuệ: nghĩ, suy, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán, phân tích, tổng hợp
II. Các bậc của trường từ vựng và tác dụng của cách chuyển trường từ vựng:
1) Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn
2) Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại
3) Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
4) Trong văn thơ cũng như trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.
 * Ghi nhớ : (sgk)
III. Luyện tập:
1. Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”: tôi, thầy tôi, mẹ tôi, cô tôi, anh em tôi.
2. Đặt tên trường từ vựng:
a. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
b. Dụng cụ để đựng
c. Hoạt động của chân
d. Trạng thái tâm lý
e. tính cách
g. Dụng cụ để viết.
4. Khướu giác: mũi, thơm, điếc, thính.
Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính
Phương pháp: Quan sát , phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề, quy nạp, thực hành, luyện tập.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm.
HS: Đọc, quan sát đoạn văn của Nguyên Hồng, nhận xét:
 - Các từ in đậm trong đoạn trích có nét chung nào về nghĩa? (chỉ bộ phận của cơ thể con người)
GV diễn giảng: Nếu tập hợp các từ in đậm thành một nhóm thì chúng ta có một trường từ vựng.
 Vậy cơ sở để hình thành trường là đặc điểm chung về nghĩa. Không có đặc điểm chung về nghĩa thì không có trường
 Từ phân tích trên, em hiểu trường từ vựng là gì?
HS: Đọc ghi nhớ 1 sgk trang 21
BT nhanh: Cho nhóm từ: Cao, thấp, lùn, lêu nghêu, vạm vỡ, gầy nhom, xác ve, .. Nếu dùng nhóm từ trên để tả người thì trường từ vựng của nhóm là gì? (hình dáng con người)
Hoạt động 2: Lưu ý hs một số điều khi tìm hiểu về trường từ vựng.
HS: - Đọc các ví dụ ở phần a 
 - Phân tích các trường nhỏ hơn về mắt, bao gồm: 
 + Bộ phận của mắt: lòng den, lòng trắng, con ngươi
 + Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, tinh anh.
 + Cảm giác về mắt: chói, quáng, hoa, cộm
 + Bệnh về mắt: quáng gà, cận thị, viễn thị
 + Hoạt động của mắt: nhìn, trông, liếc
 Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Đó chính là tính hệ thống của trường.
HS: - Đọc phần b.
 - Từ phân tích ở phần a, cho biết trong một trường từ vựng có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau không? Tại sao?
 Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
HS: - Đọc, phân tích ví dụ ở phần c.
 - Vì sao một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau? (Do hiện tượng nhiều nghĩa của từ)
Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
HS: - Đọc, phân tích ví dụ phần d.
 - Cho biết tác dụng của cách chuyển từ vựng trong văn thơ và trong cuộc sống hàng ngày?
Cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt
GV tổng kết , tóm tắt lại 4 điều cần lưu ý.
HS thảo luận: Phân biệt trường từ vựng và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập.
1. HS nêu yêu cầu. Làm miệng: Tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”
2. HS đọc đề, xác định yêu cầu, làm miệng.
4. HS lên bảng trình bày nhận xét
5*. Hướng dẫn làm vở bài tập, chấm 5 em.
Chú ý: lưới, lạnh, tấn công đều là những từ nhiều nghĩa
6. Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào
 * Tác giả đã chuyển những từ in đậm từ trường “quân sự” sang trường “nông nghiệp”
Tích hợp vb “Trong lòng mẹ”với bài tập làm văn với bài “Bố cục của văn bản” học ở tiết sau.
Tích hợp với hiện tượng nhiều nghĩa của từ đã học ở lớp 6
 Cấp độ khái quát nghĩa của từ là một tập hợp các từ có quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng hay hẹp, trong đó các từ phải cùng từ loại.
D. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 1. Củng cố: - Thế nào là trường trường từ vựng? Các bậc của trường từ vựng? 
 - Trong một trường từ vựng có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau không?
 BTTN: 1) Thế nào là trường từ vựng?
 A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm. 
 B. Là tập hợp tất cả các từ cùng loại
 C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa 
 D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt..)
 2) Những từ: trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào?
 A. Hoạt động kinh tế B. Hoạt động chính trị C. Hoạt động văn hoá D. Hoạt động xã hội
 2. Hướng dẫn tự học:
 * Bài vừa học: TRƯỜNG TỪ VỰNG
 - Nắm được thế nào là trường từ vựng? Lưu ý một số khía cạnh khác về trường từ vựng
 * Bài sắp học: BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN.
 - Đọc bài văn “Người thầy đạo cao đức trọng” và trả lời câu hỏi sgk Bố cục của vb?
 - Cách sắp xếp bố trí nội dung phần thân bài của văn bản?
E. KIỂM TRA:
Tiết : 8 BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
Ngày soạn: 
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài
- Kỹ năng: Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của con người. 
- Thái độ: Ý thức trình bày văn bản phải có bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
 B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI: 
 GV: Soạn bài trước, bảng phụ và hệ thống câu hỏi gợi dẫn.
 HS: Đọc kỹ bài, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
 Nhóm HS: Thảo luận.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 I. Ổn định:
 II. Kiểm tra bài cũ:
 1. Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
 2. Tính thống nhất về chủ đề văn bản được thể hiện ở những phương diện nào?
 3. Kiểm tra chéo vở bài tập theo bàn?
 III. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: HS nhắc lại bố cục của một bài văn gồm mấy phần? Phần nào là phần chính? Bài học hôm nay sẽ nhằm ôn lại bố cục của vb, đồng thời đi sâu tìm hiểu cách sắp xếp, tổ chức nội dung phần thân bài - phần chính của văn bản.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Bố cục của văn bản:
 - Bố cục của vb là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục 3 phần: 
 + Mở bài: Nêu ra chủ đề của vb
 + Thân bài: Thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề.
 + Kết bài: Tổng kết chủ đề vb
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản:
 - Nội dung phần thân bài thường được trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu vb, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết.
 - Nhìn chung nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
Ghi nhớ : (sgk trang 25)
III. Luyện tập:
1. Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau: 
a) Trình bày theo thứ tự không gian: nhìn xa - đến gần - đến tận nơi – đi xa dần.
b) Trình bày ý theo trình tự thời gian: Về chiều, lúc hoàng hôn.
c) Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
Phương pháp: Quan sát, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề, thảo luận, luyện tập. 
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức bố cục ba phần của vb
HS: Đọc, quan sát vb “Người thầy đạo cao đức trọng”
 - Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó? ( Gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài)
- Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong vb trên?
 + Phần 1: Giới thiệu về ông Chu Văn An
 + Phần 2: Công lao, uy tín và tính cách của ông
 + Phần 3: Tình cảm của mội người đối với ông.
- Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong vb trên?
(Luôn gắn nó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau, phần sau là sự nối tiếp của phần trước)
Từ việc phân tích trên, hãy cho biết một cách khái quát: - Bố cục của vb gồm mấy phần?
 - Nhiệm vụ của từng phần là gì?
 - Các phần của vb quan hệ với nhau như thế nào?
GV diễn giảng Bố cục của văn bản là gì?
HS: Đọc điểm 1 ghi nhớ sgk trang 25
Hoạt động 2: Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài
GV chuyển ý: Trong ba phần của vb, phần mở bài, kết bài thường ngắn gọn, được tổ chức tương đối ổn định. Thân bài là phần phức tạp nhất, được tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số cách thức sắp xếp nội dung phần thân bài.
* Bước 1: Phân tích cách sắp xếp nội dung phần thân bài trong “Tôi đi học”
HS: Phần thân bài của vb “Tôi đi học” kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
Sắp xếp theo sự hồi tưởng những ký niệm về buổi tựu trường đầu tiên. Cảm xúc được sắp xếp theo thứ tự thời gian : trên đường đến trường, khi bước vào lớp học.
 Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc
* Bước 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng ở đoạn trích “Trong lòng mẹ”
HS: Văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng cảu cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến tâm trạng của cậu bé trong phần thân bài? 
 Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ những cổ tục đã đày đoạ mẹ, và khi nghe bà cô cố tình bịa chuyện nói xấu mẹ mình
 Niềm vui sướng cực độ của cậu bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.
* Bước 3: Sắp xếp trình tự trong miêu tả.
HS: Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh, em sẽ lần lượt miêu theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết?
 Có thể sắp xếp theo trình tự không gian (tả phong cảnh), chỉnh thể - bộ phận (tả người, vật, con vật) hoặc tình cảm, cảm xúc (tả người)
* Bước 4: Chỉ ra hai nhóm sự việc về Chu Văn An
HS: Phần thân bài của vb “Người thầy đạo cao đức trọng” nêu các sự việc thể hiện chủ đề người thầy cao đức trọng. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy?
 Các sự việc nói về Chu Văn An là người tài cao.
 Các sự việc nói về Chu Văn An là người đạo đức, được học trò kính trọng.
* Bước 5: Khái quát quy tắc sắp xếp phần thân bài.
 Từ kết quả phân tích trên, hs thảo luận:
- Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào những yếu tố nào?
- Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo những trình tự nào?
Gv tổng kết ý kiến HS đọc ghi nhớ sgk trang 25.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
 - Hướng dẫn hs làm bài 1 trang 26; bài 2,3 làm ở nhà
Việc sắp xếp nội dung phần thân bài thường phù hợp với sự phát triền của sự việc hay mạch cảm xúc, suy luận
D. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 1. Củng cố: -Đọc ghi nhớ sgk. Nắm được bố cục của vb? Cách sắp xếp bố trí nội dung phần thân bài
 2. Hướng dẫn tự học:
 * Bài vừa học: BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
 - Nắm được bố cục của văn bản, nhiệm vụ của từng phần: mở bài, thân bài, kết bài?
 - Cách bố trí sắp xếp nội dung của phần thân bài trong vb? Làm bài tập 2,3 trang 27
 * Bài sắp học: Văn bản TỨC NƯỚC VỠ BỜ.
 - Đọc vb, phần chú thích *, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Tìm đọc “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố)
 - Trả lời câu hỏi phần đọc - hiểu vb P/t nhân vật cai lệ và diễn biến tâm lý hành động chị Dậu
E. KIỂM TRA

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2(2).doc