Tiết 8
Đ5. DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀ COMPA
DỰNG HÌNH THANG
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
HS nắm được các bài toán dựng hình cơ bản bằng thước và compa
2.Kĩ năng
- HS biết dùng thước và compa để dựng hình (chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày hai phần, cách dựng và chứng minh.
- HS biết cách dử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác.
3.Thái độ
HS cần có thái độ rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ, khả năng suy luận, có ý thức vận dụng dựng hình vào thức tế.
II. CHUẨN BỊ
- GV: - Thước thẳng có chia khoảng, compa, bảng phụ, bút dạ, thước đo góc.
- HS : - Thước thẳng có chia khoảng, compa, thước đo góc.
Ngày soạn : Ngày giảng: Tiết 8 Đ5. Dựng hình bằng thước và compa dựng hình thang I.Mục tiêu 1.Kiến thức HS nắm được các bài toán dựng hình cơ bản bằng thước và compa 2.Kĩ năng - HS biết dùng thước và compa để dựng hình (chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày hai phần, cách dựng và chứng minh. - HS biết cách dử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác. 3.Thái độ HS cần có thái độ rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ, khả năng suy luận, có ý thức vận dụng dựng hình vào thức tế. II. Chuẩn bị - GV: - Thước thẳng có chia khoảng, compa, bảng phụ, bút dạ, thước đo góc. - HS : - Thước thẳng có chia khoảng, compa, thước đo góc. III.Tiến trình dạy- học Hoạt động của GV và HS Ghi bảng Hoạt động 1: 1.Giới thiệu bài toán dựng hình ( 5phút ) 1.ổn định lớp : GV : Kiểm tra sách vở ,đặc biệt là dụng cụ học tập sẽ sử dụng trong tiết học như : Thước thẳng có chia khoảng, compa .......... 2.Giới thiệu bài GV : Em hãy kể tên các dụng cụ vẽ hình ? HS : trả lời. GV: ta xét các bài toán vẽ hình mà chỉ sử dụng 2 dụng cụ là thước và compa , chúng được gọi là các bài toán dựng hình. GV:Thước thẳng có tác dụng gì? HS1 : Trả lời GV : Compa có tác dụng gì? HS2 : Trả lời 1. bài toán dựng hình Các dụng cụ vẽ hình : - thuớc thẳng - Compa - Êke, thước đo góc - Bài toán dựng hình : Là các bài toán vẽ hình chỉ dùng 2 dụng cụ là thước và compa Hoạt động 2 Các bài toán dựng hình đã biết ( 13phút ) GV: ở lớp 6 và lớp 7 ta đã biết các cách giải toán dựng hình nào với hai dụng cụ là thước và compa HS: Trả lời GV: hướng dẫn hs ôn lại cách dựng các bài toán dựng hình cơ bản ( 7 bài toán ) HS : Quan sát phần mô tả cách dựng ở bảng phụ kết hợp với SGK GV: Nhấn mạnh cho học sinh thấy rằng các bài toán dựng hình cơ bản này rất quan trọng vì nó là cơ sở cho việc giải các bài toán dựng hình trong toàn bộ chương trình hình học ở THCS Ghi bảng : 2.Các bài toán dựng hình đã biết a) Dựng một đoạn thẳng bằng đoạn thẳng cho trước b) Một góc bằng 1 góc cho trước. c) Dựng đường thẳng song song với đường thẳng cho trước. d) Dựng đường trung trực của 1 đoạn thẳng. e) Dựng đường thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho. f) Dựng tia phân giác của một góc g) Dựng tam giác biết 3 yếu tố Hoạt động 3 Dựng hình thang ( 20phút ) GV: Hướng dẫn phần phân tích ; cách dựng; chứng minh và biện luận Trước khi dựng ta nên vẽ phác một hình để thực hiện bước phân tích để tìm ra cách dựng HS :dựng hình vào vở và ghi các bước như đã hướng dẫn. GVchốt lại: Một bài toán dựng hình đầy đủ cần có 4 bước nhưng theo chương trình quy định phải trình bày 2 bước vào bài làm. 1- Cách dựng: nêu thứ tự từng bước dựng đồng thời thể hiện các nét dựng trên hình vẽ. 2- chứng minh: bằng lập lập luận chứng tỏ rằng hình vừa dựng thoả mãn đề bài. bước phân tích làm nháp để tìm hướng dựng hình. GV : Kiểm tra vở của một số em , chú ý rèn và uốn nắn kĩ năng dựng hình 3.Dựng hình thang VD( Tr 82 SGK). Dựng hình thang ABCD biết đáy AB = 3 cm và CD = 4 cm ; cạnh bên AD = 2 cm ; Góc D = 70 0. A B x C D 700 2 3 4 Hoạt động 4 Luyện tập ( 5 phút ) GV : vẽ phác hình lên bảng. GV hỏi: Giả sử hình thang ABCD có AB// DC = 4cm đã dựng được, cho biết tam giác nào dựng được ngay? GV:Đỉnh B được xác định như thế nào? GV: hướng dẫn cho hs về nhà làm Bài 31 tr 83 SGK Dựng hình thang ABCD ( AB // CD) biết AB =AD = 2 cm; AC = DC = 4 cm. Hs:Tam giác ADC dựng dược ngay vì biết 3 cạnh. Hs: Đỉnh B phải nằm trên tiaAx // DC và cách A 2cm ( B cùng phía với C đối với AD) IV.Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) - Ôn lại các dựng hình cơ bản. - Nắm được các bước của 1 bài toán dựng hình. -BTVN:29, 30, 31 , 32 tr83 SGK * Hướng dẫn bài 32/SGK: Dựng tam giác đều , dựng phân giác của một góc ta sẽ tạo được góc 300.
Tài liệu đính kèm: