Bài soạn Hình học 8 tiết 7: Luyện tập

Bài soạn Hình học 8 tiết 7: Luyện tập

Tiết 7

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

- Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang cho HS .

2.Kĩ năng

- Rèn kĩ năng về hình rõ , chuẩn xác, kí hiệu đủ giả thiết đầu bài trên hình.

- Rèn kĩ năng tính, so sánh độ dài đoạn thẳng, kĩ năng chứng minh.

3.Thái độ : HS có thái độ tích cực luyện tập để rèn luyện chứng minh

II.CHUẨN BỊ:

- GV: - Thước thẳng, conpa, bảng phụ, bút dạ, SGK, SBT.

- HS : - Thước thẳng, compa, SGK,SBT.

III.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC .

 

doc 2 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Hình học 8 tiết 7: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/9/2010 Ngày dạy: 14/9/2010
Tiết 7
Luyện tập
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức 
- Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang cho HS .
2.Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng về hình rõ , chuẩn xác, kí hiệu đủ giả thiết đầu bài trên hình.
- Rèn kĩ năng tính, so sánh độ dài đoạn thẳng, kĩ năng chứng minh.
3.Thái độ : HS có thái độ tích cực luyện tập để rèn luyện chứng minh 
II.Chuẩn bị:
- GV: - Thước thẳng, conpa, bảng phụ, bút dạ, SGK, SBT.
- HS : - Thước thẳng, compa, SGK,SBT.
III.Tiến trình dạy- học .
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng 
Hoạt động 1
 Kiểm tra ( 6phút )
1.ổn định lớp 
Nhắc nhở học sinh lấy sách vở và dụng cụ học tập để chuẩn bị cho tiết học luyện tập 
2.Kiểm tra 
GV : Nêu câu hỏi sau cho cả lớp 
So sánh đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang về định nghĩa và tính 
chất?
HS : Lên bảng trả lời như nội dung trong bảng và vẽ hình minh hoạ
( Treo bảng phụ có vẽ sẵn hình minh họa )
Hoạt động 2
Luyện tập bài tập cho hình vẽ sẵn ( 12phút )
Bài 1 : Cho hình vẽ.
a)Tứ giác BMNI là hình gì ?
b) Nếu góc A = 58o Tính các góc của tứ giác BMNI ?
 Gv: tứ giác BMNI là hình gì? Chứng minh.? 
Hs:Tứ giác BMNI là hình thang cân.
Chứng minh: (HS lên bảng chứng minh )
GV: còn cách nào chứng minh BMNI là hình thang cân nữa không?
HS :chứng minh miệng 
HS: Chứng minh bằng cách sử dụng định nghĩa hình thang cân.(Hai góc kề 1 đáy bằng nhau)
GV: Hãy tính các góc của tứ giác BMNI nếu góc A = 580.
Bài 1 : Chứng minh
a)Ta có :
MN là đường trung bình của tam giác ACD=>MN // DC hay MN // BI(Vì B: D: I: C thẳng hàng).
=>BMNI là hình thang.
+ABC có góc B = 90 0; BN là trung tuyến =>BN = AC /2 (1)
Lại có MI= AC /2 (2)
Từ (1) và (2) =>BN = IM =>BMNI là hình thang cân.
b) Nếu góc A = 580:ABD có góc B = 900 
có : góc BAD = 580 /2 = 290. 
=>góc ADB = 900-290=610
góc MBD = 610.
Do đó góc NID = góc MBD = 610( Theo định nghĩa hình thang cân).
=>góc BMN =góc MNI = 1800-610=1190.
Hoạt động 3
Luyện tập bài tập có kỹ năng vẽ hình ( 20 phút )
Bài 2: ( bài 27/ Tr 80 sgk).
Gv: cho hs suy nghĩ 3'và gọi trình bày miệng câu a 
GV: gợi ý cho hs 2 trường hợp 
-E,K,F không thẳng hàng.
-E,K,F thẳng hàng.
HS: nêu cách làm.
Bài 3( Bài 44 Tr 85 / SBT )
GV: yêu cầu hs nêu gt , kl.
GV; Sau 5 ' gọi hs đại diện 1 nhóm trình bày lời giải.
Gv: kiểm tra các nhóm khác.
HS: làm theo nhóm. trên bảng phụ 5'
Gợi ý : Các em kẻ thêm tố phụ , đó là từ M các em kẻ MM’ vuông góc với B’C’
GV : Cho 1 HS khá lên bảng chứng minh 
Bài 2:(bài 27/ Tr 80 sgk).
a) EK là đường trung bình ADC =>EK =DC/2.
FK là đường trung bình của ACB =>KF= AB/2.
b)E,K,F không thẳng hàng có EF EF< (AB+DC)/2(1)
E,K,F thẳng hàng EF = EK+KF => EF =(AB+DC)/2 (2)
Từ (1) và (2) =>đpcm.
Bài 3 ( Bài 44 tr 85 SBT)
 ABC
 GT BM =MC ; OA=OM
 d qua O
 AA', BB', CC'd
 KL 
 Chứng minh 
kẻ MM’ vuông góc với B’C’
Ta có : MM’ là đường trung bình của hình thang BB’C’C ,nên : 
Mà : MM’ = AA’
Nên : (đpcm) 
Hoạt động 4
Củng cố ( 5phút )
GV: đưa bài tập lên bảng phụ kiểm tra.
HS: nêu câu trả lời: 
1) Đ 
2) S
Các câu sau đúng hay sai:
1) Đường thẳng đi qua trung điểm 1 cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ 2 thì đi qua trung điểm cạnh thứ 3.
2) Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng độ dài hai đáy 
IV.Hướng dẫn về nhà ( 2 phút )
- Ôn lại địng nghĩa và các định lý đường trung bình của hình thang.
- Ôn lại các bài toán dựng hình đã biết.
- BTVN: 37. 38, 41, 42 (Tr 84/SBT.)

Tài liệu đính kèm:

  • docHINH 8-TIET 7.doc