Tiết 63
HÌNH CHÓP ĐỀU VÀ HÌNH CHÓP CỤT ĐỀU
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- HS có khái niệm về hình chóp, hình chóp đều, chóp cụt đều (đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, trung đoạn, đường cao)
- Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy
2.Kĩ năng
- Biết cách vẽ hình chóp tứ giác đều
- Củng cố khái niệm đường thẳng vuông góc mặt phẳng
3.Thái độ
HS cần có túnh cẩn thận khi vẽ hình không gian
II.CHUẨN BỊ :
GV:
Mô hình hình chóp, hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều,
hình chóp cụt đều – hình khai triển
Ngày soạn: 13/4/2011 Ngày giảng :14/4/2011 Tiết 63 Hình chóp đều và hình chóp cụt đều I. Mục tiêu 1.Kiến thức - HS có khái niệm về hình chóp, hình chóp đều, chóp cụt đều (đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, trung đoạn, đường cao) - Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy 2.Kĩ năng - Biết cách vẽ hình chóp tứ giác đều - Củng cố khái niệm đường thẳng vuông góc mặt phẳng 3.Thái độ HS cần có túnh cẩn thận khi vẽ hình không gian II.Chuẩn bị : GV: Mô hình hình chóp, hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều, hình chóp cụt đều – hình khai triển HS: Thước III.Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV và HS Ghi bảng Hoạt động 1: Hình chóp (10/) 1.ổn định : GV nhắc nhở học sinh nhanh chóng ổn định trật tự chuẩn bị cho giờ học 2.Giới thiệu bài GV đưa mô hình hình chóp và giới thiệu : Mặt đáy là đa giác, mặt bên là tam giác có chung 1 đỉnh, đỉnh chung gọi là đỉnh của hình chóp HS: nghe GV giới thiệu GV : So sánh 2 khái niệm 2 hình HS : quan sát trả lời GV : So sánh hình chóp và hình lăng t rụ đứng GV đưa hình vẽ và yêu cầu HS vẽ vào vở GV : yêu cầu HS đọc tên đỉnh, đường cao, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy GV giới thiệu cách gọi tên, kí hiệu hình chóp theo đa giác đáy VD : chóp S. ABCD 1.Hình chóp S A D H B C Đỉnh : S - Cạnh bên : SA, SB, SC, SD - Đường cao : SH - Mặt bên : SAB, SBC, SCD, SDA - Mặt đáy : ABCD Hoạt động 2 : Hình chóp đều (15/) GV đưa mô hình giới thiệu hình chóp đều là hình có mặt đáy là đa giác đều, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh HS: nghe giới thiệu - GV cho hs quan sát mô hình hình chóp tứ giác đều, tam giác đều và yêu cầu hs nhận xét mặt đáy, mặt bên HS quan sát mô hình và nêu nhận xét - GV đưa hình 117/ SGK lên màn hình cho hs quan sát => nêu cách vẽ ? Sau đó hướng dẫn hs vẽ theo các bước : +) Vẽ đáy là hình vuông (vẽ hình không gian : vẽ hình bình hành) +) Vẽ 2 đường chéo đáy tứ giác – vẽ đường cao : từ giao 2 đường chéo +) Trên đường cao lấy 1 điểm S (đó là đỉnh hình chóp) – nối S với các đỉnh hình vuông đáy +) Lấy I là trung điểm BC – nối SI : SI là trung đoạn của hình chóp ? Trung đoạn có vuông góc với mặt phẳng đáy không ? HS : trung đoạn chỉ vuông góc với 1 cạnh đáy chóp không vuông góc với mặt phẳng đáy 2 hs lên bảng làm ? - Cho HS quan sát hình khai triển của chóp tam giác đều và làm ? / SGK 2. Hình chóp đều a) Định nghĩa: Hình chóp đều là hình chóp có đáy là đa giác đều và các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh b) C ác yếu tố của hình chóp đều SH : đường cao (vuông góc với mặt phẳng đáy ) SI : đường cao của mặt bên ( SH BC ) gọi là Trung đoạn S SA , SB : cạnh bên SBC : mặt bên S : đỉnh ABCD : mặt đáy D C H I A B Hoạt động 3 : Hình chóp cụt đều (6/) GV cho hs quan sát mô hình hình chóp cụt đều Cho hs quan sát hình vẽ SGK và hỏi ? Đáy chóp cụt - đặc điểm mặt đáy ? Mặt bên là hình gì ? HS : Mặt đáy là các đa giác đều nằm trên 2 mặt phẳng song song - Mặt bên là các hình thang cân 3. Hình chóp cụt đều Các mặt bên là các hình thang cân bằng nhau Ví dụ : MNCB là hình thang cân Hoạt động 4 : Củng cố – hướng dẫn về nhà GV Cho hs làm bài tập 36/SGK Yêu cầu hs quan sát hình trên bảng phụ rồi điền vào ô . GV: Đối với chóp tam giác đều thì số mặt bên là ? số cạnh đáy là ? số cạnh là ? số mặt là ? HS : Trả lời sau đó lên điền vào bảng GV : Cũng hỏi HS tương tự như vậy đối với các hình chóp tứ giác đều .ngũ giác đều và chóp lục giác đều * HD về nhà - Làm bài tập 37, 38, 39 / SGK HD hs làm bài 38: - Cắt gấp hình như hình 123 / SGK để học bài sau - HS làm theo hướng dẫn của GV Bài 36 (SGK/TR118) Bài 37 : Hãy xét sự đúng sai trong các phát biểu sau a) Hình chóp đều có đáy là hình thoi và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy ( S) b) Hình chóp đều có đáy là hình chữ nhật và chânn đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy(S)
Tài liệu đính kèm: