Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 10: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 10: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

BÀI 9 GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG

VĂN HOÁ Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

A. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là cộng đồng dân cư, xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

- Ý nghĩa của xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

- Trác nhiệm của học sinh trong việc xây dựng nếp sống văn hóa

 2. Kỉ năng: Thực hiện quy định về nếp sống văn hóa. Tham gia các hoạt động tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa.

 3. Thái độ: Đồng tình, ủng hộ xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư

B. Chuẩn bị: Bảng phụ, Tư liệu, gương tốt.

C. Phương pháp: Thảo luận nhóm, Đàm thoại

D. Kĩ năng sống cơ bản: Tìm kiếm và xử lí thông tin về những biểu hiện của gia đình văn hóa. Kĩ năng tư duy phê phán những biểu hiện có văn hóa và thiếu văn hóa. Kĩ năng tư duy sáng tạo.

III. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 10: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Ngày soạn: 15/10/2011
TIẾT 10 Lớp 8A1: 19/10
BÀI 9 Lớp 8A2: 22/10
GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG
VĂN HOÁ Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
A. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu thế nào là cộng đồng dân cư, xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
- Ý nghĩa của xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
- Trác nhiệm của học sinh trong việc xây dựng nếp sống văn hóa
	2. Kỉ năng: Thực hiện quy định về nếp sống văn hóa. Tham gia các hoạt động tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa.
	3. Thái độ: Đồng tình, ủng hộ xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư
B. Chuẩn bị: Bảng phụ, Tư liệu, gương tốt.
C. Phương pháp: Thảo luận nhóm, Đàm thoại	 
D. Kĩ năng sống cơ bản: Tìm kiếm và xử lí thông tin về những biểu hiện của gia đình văn hóa. Kĩ năng tư duy phê phán những biểu hiện có văn hóa và thiếu văn hóa. Kĩ năng tư duy sáng tạo.
III. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức
2. Bài cũ ( Đã kiểm tra 1 tiết )
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	GV: Liên hệ địa bàn xã Khánh Bình có khu dân cư, hay TT Long Bình cũng có khu dân cư.
	ở thành phố có ngõ, hẻm, khu tập thể...
	Những tập thể sống cùng khu vực lãnh thổ ấy gọi là gì? ( cộng đồng dân cư).
	- Cộng đồng dân cư phải làm gì để xây dựng nếp sống văn hoá?
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 2:
Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề
 HS: đọc phần 1 - đặt vấn đề.
GV:? Nêu những biểu hiện tiêu cực ở mục 1 đã nêu? ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống người dân?
1. Tìm hiểu bài
- Tảo hôn
- Lấy chồng sớm để có người làm.
- Cúng bái khi vật, người chết...
GV: Giải thích hậu quả tảo hôn. Liên hệ thực tế hiện tượng tiêu cực.
* Ảnh hưởng: - Xa gia đình sớm, có em không được đi học, cuộc sống vật chất sớm bị dang dở.
- Là nguyên nhân sinh ra đói nghèo.
- Người nào bị xem là ma thì bị căm ghét, xa lánh...
- HS đọc phần II.
GV: Vì sao làng Hinh được xem là làng văn hoá? Ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống người dân?
- Vệ sinh sạch sẽ, trẻ em đủ tuổi được đến trường. Dùng nước giếng sạch, phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, không có bệnh dịch lây lan, điều kiện giúp đỡ lẫn nhau. Bà con đau ốm đến bệnh xá, an ninh được giữ vững, xoá bỏ phong tục tập quán lạc hậu.
- ảnh hưởng: Người dân yên tâm sản xuất làm ăn kinh tế. Nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.
GV chuyển tiếp:
Hoạt động 3:
Thảo luận tìm biện pháp, ý nghĩa và biểu hiện nếp sống văn hoá
HS:Thải luận nhóm
N1: Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hoá khu dân cư.
N2: Nêu những biện pháp góp phần xây dựng văn hoá ở khu dân cư.
N3: Vì sao cần xây dựng nếp sống...
N4: HS làm gì để góp phần xây dựng...
Đại diện nhóm trình bày. Lớp bổ sung, nhận xét.
 - Có văn hoá: 
+ Giúp nhau làm kinh tế
+ Tham gia xoá đói giảm nghèo
+ Đoàn kết giúp nhau khi khó khăn.
+ Động viên con cháu đi học.
+ Giữ vệ sinh, chống TNXH.
+Sinh đẻ có kế hoạch, sống văn minh...
- Thiếu văn hoá: 
+ Ích kỷ không quan tâm đến cuộc sống người khác.
+ Quán xá rượu chè
+ Vứt rác bừa bãi....
+ Mê tín, tảo hôn
+ Nhẹ dạ, vi phạm ATGT...
GV kết luận, chuyển ý.
Hoạt động 4:
Tìm hiểu nội dung bài học
- GV: Yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài học.
- GV: Thế nào là cộng đồng dân cư?
- HS trình bày.
2. Bài học
a. Thế nào là cộng đồng dân cư
- Là toàn thể những người sinh sống trong toàn khu vực lãnh thổ đơn vị hành chính gắn bó với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình, lợi ích chung.
- GV: Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
- HS trình bày.
b. Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
- Làm cho điều kiện văn hoá ngày càng lành mạnh, phong phú:
+ Giữ gìn an ninh trật tự.
+ Vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi trường.
+ Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng.
+ Bài trừ phong tục, tập quán lạc hậu.
+ Chống mê tín dị đoan, chống tệ nạn ma tuý.
- GV: Ý nghĩa của xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
- HS trình bày.
c. Ý nghĩa:
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng.
- GV: Học sinh phải làm gì?
d. Trách nhiệm của HS:
- Thực hiện tốt và vận động gia đình, hàng xóm
- Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư phù hợp với khả năng.
Hoạt động 5:
Luyện tập
Bài tập 1:
Bài tập 2:
- Diễn tình huống sắm vai.
Bài tập 3.
- Đúng: a, c, d, đ, g, i, k, o.
	4. Dặn dò:
	- Làm bài tập.
	- Chuẩn bị bài 10 TỰ LẬP
	- Đọc nội dung phần ĐVĐ
	- Chuẩn bị bài tập 5 SGK/27.
	- Chuẩn bị phần nội dung bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc