Bài soạn Đại số Lớp 8 - Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn

Bài soạn Đại số Lớp 8 - Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn

- Ở lớp dưới ta đã giải nhiều bài toán tìm x, nhiều bài toán đố. Ví dụ: (SGK trang 4)

- GV đặt vấn đề như SGK

- GV giới thiệu chương (sơ lược mục tiêu và nội dung chủ yếu của chương), và ghi bảng tựa chương, bài

Hoạt động 2 : Phương trình một ẩn (15’)

- Ghi bảng bài toán : “Tìm x biết 2x +5 = 3(x –1) +2”

Giới thiệu : đây là một phương trình với ẩn số x. Gồm hai vế : vế trái là 2x+5, vế phải là 3(x-1) +2. Hai vế của pt này cùng chứa một biến x, đó là phương trình một ẩn.

- GV giới thiệu dạng tổng quát

- Hãy cho ví dụ khác, chỉ ra vế trái, vế phải của phương trình ?

- Nêu ?1 cho HS thực hiện

- Cho HS thực hiện tiếp ?2

- Khi x = 6, giá trị 2 vế của pt bằng nhau, ta nói x = 6 thoả mãn hay nghiệm đúng pt đã cho x = 6 là một nghiệm của pt.

- Yêu cầu HS làm tiếp ?3

- Gọi hai HS lên bảng

- Từ ?3 , GV giới thiệu chú ý :

* Hệ thức x = m cũng là một pt, phương trình này có 1 nghiệm duy nhất là m (m là một số )

* Một phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm?

- GV giới thiệu và cho ví dụ

 

doc 48 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Đại số Lớp 8 - Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan :/../ 
Ngày dạy :/../.
PPCT : 41 Tuần :. 
Chương III : PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN 
§1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I/ MỤC TIÊU :
- Kiến thức : HS hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như : vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình. HS hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết để diễn đạt bài giải phương trình.
- HS bước đầu hiểu khái niệm hai phương trình tương đương.
- HS hiểu khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân, 
- Kĩ năng : biết cách kiểm tra một giá trị của ẩn có phải là nghiệm của pt hay không.
- Thái độ : Cẩn thận; chính xác; khoa học.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước thẳng, bảng phụ (ghi ?4, bài tập 4) 
- HS : Xem lại các bài toán dạng tìm x; bảng phụ.
- Phương pháp : Đặt vấn đề – Đàm thoại.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu chương (3’)
Chương III : PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN.
§1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
- Ở lớp dưới ta đã giải nhiều bài toán tìm x, nhiều bài toán đố. Ví dụ: (SGK trang 4) 
- GV đặt vấn đề như SGK 
- GV giới thiệu chương (sơ lược mục tiêu và nội dung chủ yếu của chương), và ghi bảng tựa chương, bài 
- HS đọc SGK trang 4 
- HS nghe, ghi vào vở tựa bài mới. 
Hoạt động 2 : Phương trình một ẩn (15’)
1. Phương trình một ẩn :
+ Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x. 
Ví du : 3x -5= x là pt với ẩn x 
 2t – 1 = 3(2 – t) + 5 là pt với ẩn t. 
+ Giá trị của ẩn x thoã mãn (hay nghiệm đúng) phương trình gọi là nghiệm của phương trình đó. 
Chú ý: 
a) Hệ thức x = m cũng là một phương trình với nghiệm duy nhất là m. 
b) Một ptrình có thể có 1, 2, 3 nghiệm cũng có thể không có nghiệm (vô nghiệm) hoặc có vô số nghiệm. 
Ví dụ : pt x2 = 1 có 2 nghiệm là x = 1 và x = -1
pt x2 = -1 vô nghiệm 
- Ghi bảng bài toán : “Tìm x biết 2x +5 = 3(x –1) +2” 
Giới thiệu : đây là một phương trình với ẩn số x. Gồm hai vế : vế trái là 2x+5, vế phải là 3(x-1) +2. Hai vế của pt này cùng chứa một biến x, đó là phương trình một ẩn. 
- GV giới thiệu dạng tổng quát 
- Hãy cho ví dụ khác, chỉ ra vế trái, vế phải của phương trình ? 
- Nêu ?1 cho HS thực hiện 
- Cho HS thực hiện tiếp ?2 
- Khi x = 6, giá trị 2 vế của pt bằng nhau, ta nói x = 6 thoả mãn hay nghiệm đúng pt đã cho x = 6 là một nghiệm của pt. 
- Yêu cầu HS làm tiếp ?3 
- Gọi hai HS lên bảng 
- Từ ?3 , GV giới thiệu chú ý : 
* Hệ thức x = m cũng là một pt, phương trình này có 1 nghiệm duy nhất là m (m là một số ) 
* Một phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm? 
- GV giới thiệu và cho ví dụ
- HS nghe GV giới thiệu 
- Nhắc lại khái niệm tổng quát của pt và ghi vào vở 
- HS cho ví dụ  
- Đứng tại chỗ nêu ví dụ phương trình ẩn y, ẩn u  
- HS tính : 
VT = 2.6 +5 = 17 
VP = 3(6 –1) +2 = 17
- Nhận xét : khi x = 6, giá trị hai vế của pt bằng nhau. 
- HS thực hiện ?3 vào vở 
- 2 HS làm ở bảng 
a) x = -2 
VT = 2(-2 +2) – 7 = -7 
VP = 3 – (–2) = 5 
Þ x = -2 không thoã mãn ptrình 
b) x = 2 
VT = 2(2+2) –7 = 1
VP = 3 –2 = 1 
Þ x = 2 thoả mãn ptrình 
- HS ghi ví dụ vào tập 
Hoạt động 3 : Giải phương trình (8’)
2. Giải phương trình : 
Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm (hay tập nghiệm) của phương trình đó. 
Tập nghiệm của pt kí hiệu là S 
Vd : ptrình x = 2 có S = {2} 
 Ptrình vô nghiệm có S = F 
- GV giới thiệu tập nghiệm và ký hiệu tập nghiệm của ptr. 
- Nêu ?4 Cho HS ôn tập cách ghi một tập hợp số. 
- Giới thiệu các cách diễn đạt 1 số là nghiệm của 1 ptrình: “là nghiệm”, “thoả mãn”, “nghiệm đúng” phương trình. 
- Chú ý nghe 
- HS lên bảng điền vào chỗ trống 
S = {2} 
S = F 
- HS tập diễn đạt số 2 là nghiệm của pt x = 2 bằng nhiều cách 
Hoạt động 4 : Phương trình tương đương (5’)
3. Phương trình tương đương: 
Hai ptrình tương đương là hai phương trình có cùng một tập nghiệm.
Kí hiệu pt tương đương là Û 
Ví dụ: x + 1 = 0 Û x = -1 
- Cho HS tìm tập nghiệm của hai ptrình x +1 = 0 và x = -1 
Nhận xét? 
- Chúng là hai ptr tương đương.
- Vậy thế nào là hai ptr tđương? 
- Giới thiệu kí hiệu hai phương trình tương đương “Û” và cách phát biểu cụ thể  
- HS : ptrình x+1 = 0 có 
S = {-1} 
Ptrình x = -1 có S = {-1} 
- Nxét : hai pt có cùng tập nghiệm 
- HS phát biểu định nghĩa hai pt tương đương. 
- Phát biểu lại: Hai pt tđương là 2 pt mà mỗi nghiệm của pt này cũng là nghiệm của pt kia và ngược lại. 
Hoạt động 5 : Củng cố (12’)
Bài 1 trang 6 SGK 
Với mỗi phương trình sau hãy xét xem x = -1 có là nghiệm của nó không ?
a) 4x – 1 = 3x – 2 
b) x + 1 = 2(x – 3)
c) 2(x + 1) + 3 = 2 – x 
Bài 2 trang 6 SGK 
Trong các giá trị t = -1, t = 0, t = 1, giá trị nào là nghiệm của phương trình ?
(t + 2)2 = 3t + 4
Bài 1 trang 6 SGK 
- Treo bảng phụ ghi đề bài 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài
- Cả lớp cùng làm bài 
- Cho HS khác nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài làm 
Bài 2 trang 6 SGK 
- Treo bảng phụ ghi đề bài 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài 
- Cả lớp cùng làm bài 
- Cho HS khác nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài làm 
- HS đọc đề bài 
- 3 HS lên bảng làm bài 
a) 4x – 1 = 3x – 2 
VT = 4.(-1) – 1 = -5
VP = 3.(-1) – 2 = -5
=> x= -1 là nghiệm của phương trình
b) x + 1 = 2(x – 3)
VT = -1 +1 = 0 
VP = 2(-1 – 3) = -4
Þ x=-1 không là nghiệm của ptrình
c) 2(x + 1) + 3 = 2 – x 
VT = 2(-1+1) +3 = 3
VP = 2 – (-1) = 3 
Þ x= -1 là nghiệm của phương trình
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
- HS đọc đề bài 
- 3 HS lên bảng làm bài 
- HS1 : t = -1 
VT = (-1+ 2)2 = 1
VP = 3(-1) +4 = 1 
=> t = -1 là nghiệm của phương trình
- HS 2 : t = 0
VT = (0 + 2)2 = 4
VP = 3.0 + 4 = 4
=> t = 0 là nghiệm của phương trình
- HS 3: t = 1
VT = (1 + 2)2 = 9 
VP = 3.1+4 = 7
=> t =1 không là nghiệm của ptrình
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
Hoạt động 6 : Dặn dò (2’)
Bài 3 trang 6 SGK 
Bài 4 trang 7 SGK 
Bài 5 trang 7 SGK 
Bài 3 trang 6 SGK 
* Phương trình nghiệm đúng với mọi x 
Bài 4 trang 7 SGK 
* Làm tương tự bài 2
Bài 5 trang 7 SGK 
* Tìm nghiệm của mỗi phương trình sau đó so sánh 
- Học bài : nắm vững định nghĩa , khái niệm
- Tiết sau học bài mới 
§2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
- HS tìm tập nghiệm của phương trình 
- HS xem lại cách giải bài 2
- HS xem lại phần phương trình tương đương
- HS nghe dặn và ghi chú vào vở 
IV/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Ngày sọan :/../ 
Ngày dạy :/../.
PPCT : 42 Tuần :. 
§2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
I/ MỤC TIÊU :
- Kiến thức : HS nắm được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn
- HS nắm qui tắc chuyển vế,qui tắc nhân với một số khác 0 và vận dụng thành thạo chúng giải các phương trình bậc nhất
- HS nắm vững cách giải phương trình bậc nhất một ẩn , nắm dạng tổng quát để đưa phương trình về dạng này
- Kĩ năng : Vận dụng được qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân.
- Thái độ : Cẩn thận; chính xác; khoa học. 
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Bảng phụ (ghi ?1, Vd2, ?3) 
- HS : Ôn tập qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân; bảng phụ 
- Phương pháp : Nêu vấn đề – Đàm thoại. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5’)
1/ Thế nào là hai phương trình tương đương? Cho ví dụ? (5đ) 
2/ Cho hai phương trình : 
 x – 2 = 0 và x(x –2) = 0 
Hai phương trình này có tương đương hay không? Vì sao? (5đ) 
- Treo bảng phụ ghi đề 
- Gọi một HS lên bảng. 
- Cả lớp theo dõi, trả lời vào nháp câu 2 
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS 
- Gọi HS lớp nhận xét 
- GV đánh giá, cho điểm. 
- HS đọc đề bài 
- Một HS lên bảng trả lời
“Hai ptrình x –2 = 0 và x(x –2) = 0 không tương đương vì x = 0 thoả mãn pt x(x-2) = 0 nhưng không thoả mãn ptình x-2 = 0
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới (1’)
§2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI 
- Trong đẳng thức số ta đã làm quen với hai qui tắc chuyển vế và nhân với một số . Hôm nay chúng ta tìm hiểu xem qui tắc của phương trình bậc nhất có giống như vậy hay không ?
- HS ghi vào vở tựa bài mới. 
Hoạt động 3 : Phương trình bậc nhất một ẩn (5’)
1/ Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn :
(SGK trang 7)
Vd: ptr 2x -1 = 0 có a =2; b = -1 
 Ptr –2 + y = 0 có a = 1; b = -2 
- GV giới thiệu ptrình bậc nhất một ẩn như SGK 
- Nêu ví dụ và yêu cầu HS xác định hệ số a, b của mỗi ptrình
- HS lặp lại định nghiã phương trình bậc nhất một ẩn, ghi vào vở. 
- Xác định hệ số a, b của ví dụ: 
Ptr 2x – 1 = 0 có a = 2; b = -1
Ptr –2 + y = 0 có a = 1; b = -2 
Hoạt động 4 : Hai qui tắc biến đổi phương trình (10’)
2/ Hai qui tắc biến đổi phương trình : 
a) Qui tắc chuyển vế : 
 (SGK trang 8) 
Ví du : x –2 = 0 Û x = 2 
b) Quy tắc nhân với một số : 
(SGK trang 8)
Ví dụ: = - 1 Û x = -2 
 2x = 6 Û x = 6 : 2
 x = 3 
- Để giải phương trình, ta thường dùng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân với một số 
- Yêu cầu HS phát biểu qui tắc chuyển vế trong đẳng thức số ?
- Tương tự thế nào là qui tắc chuyển vế trong phương trình ? 
- Cho x – 2 = 0. Hãy tìm x? 
- Ta đã áp dụng qui tắc nào? 
- Hãy phát biểu qui tắc? 
- Cho HS thực hiện ?1 
- Cho HS khác nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài làm 
- Phát biểu qui tắc nhân với một số trong đẳng thức số ?
- Phát biểu tương tự đối với phương trình ?
- Nhân cả hai vế cho a cũng có thể chia cả hai vế cho 1/a. Phát biểu tương tự 
- Cho HS thực hiện ?2 
- Gọi 2 HS lên bảng 
- Cho HS khác nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài làm 
- HS nghe giới thiệu 
- HS phát biểu 
- HS phát biểu tương tự 
- HS lưu ý, suy nghĩ
Trả lời x = 2 
- Ap dụng qui tắc chuyển vế
- HS phát biểu qui tắc. 
- HS thực hiện tại chỗ ?1 và trả lời 
a) x -4 = 0 Û x = 4
b) ¾ + x = 0 Û x = - ¾ 
c) 0.5 – x = 0 Û x = 0.5 
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập
- HS phát biểu 
- HS phát biểu tương tự 
- HS phát biểu tương tự
- Thực hiện ?2, hai HS làm ở bảng: 
a) x/2 =-1 Û x = -2
b) 0.1. x = 1.5 Û 0,1x.10 = 1,5.10 
 Û x = 15 
c) – 2.5. x = 10 Û x = 10 : (-2,5) 
 Û x = -4 
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
Hoạt động 5 : Cách giải pt bậc nhất một ẩn (10’)
3/ Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn : 
Phương trình ax + b = 0 (với a ¹ 0) được giải như sau: 
ax+b = 0 Û ax = -b Û x = -b/a
Phương trình bậc nhất ax+b = 0 luôn có một nghiệm duy nhất là x = -b/a
Ví dụ : -0.5.x + 2.4 = 0
 Û -0.5 x = -2.4 
 Û x = (- 2.4) : (-0.5)
 Û x = 4.8
- Ap dụng qui tắc trên vào việc giải phương trình, ta được các pt tương đương với pt đã cho. 
- Cho HS đọc hai ví dụ SGK
- Hướng dẫn HS giải pt bậc nhất một ẩn dạng tổng quát
- Phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu nghiệm? 
- Cho HS thực hiện ?3 
- Gọi HS lên bảng làm 
- Cho HS khác nhận xét 
- GV chốt lại cách làm
- HS đọc hai ví dụ trang 9 sgk ...  hỏi ôn tập. 
- Phương pháp : Vấn đáp – Hoạt động nhóm. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5’)
1. Nêu dạng tổng quát của ptrình bậc nhất một ẩn ? Công thức tính nghiệm của phương trình đó? 
2. Thế nào là 2 phương trình tương đương ?Cho ví dụ. 
3. Xét xem cặp phương trình sau tương đương không ? 
x –1 = 0 (1) và x2 – 1 = 0 (2) 
- Treo bảng phụ ghi đề kiểm tra - Gọi HS lên bảng 
- Cả lớp làm vào vở bài tập 
- Kiểm tra vở bài tập vài HS 
- Cho HS nhận xét câu trả lời 
- Đánh giá cho điểm 
- Hai HS lên bảng làm bài
1/ Phát biểu SGK trang 7,8
2/ Phát biểu SGK trang 6
3/ x –1 = 0 có S = {1}
x2 – 1 = 0 có S = {1; -1}
Nên hai phương trình không tương đương 
- Nhận xét bài làm trên bảng 
- Tự sửa sai (nếu có) 
Hoạt động 2 : Giải phương trình bậc nhất (12’)
Câu hỏi 3 : (sgk) 
Câu hỏi 4 : (sgk) 
Bài 50 trang 33 SGK 
Giải các phương trình : 
a) 3-4x(25-2x)= 8x2 +x-300
b) 
- GV nêu câu hỏi 3 sgk , gọi HS trả lời. 
- Đưa câu hỏi 4 lên bảng phụ, gọi một HS lên bảng. 
- Ghi bảng bài tập 50.
- Cho 2HS lên bảng giải 
- Cho HS nhận xét bài làm 
- Yêu cầu HS nêu lại các bước giải phương trình trên. 
- Tl: Với đk a ¹ 0 thì phương trình ax+b = 0 là 1 phương trình bậc nhất. 
- Một HS lên bảng chọn câu trả lời : 
 x Luôn có nghiệm duy nhất. 
- HS nhận dạng phương trình 
- Hai HS cùng giải ở bảng: 
a) 3-4x(25-2x)= 8x2 +x-300
Û 3 –100x + 8x2 = 8x2 +x -300
Û – 100x – x = – 300 – 3 
Û –101x = –303 Û x = 3 
b) 
Û 
Û 8-24x –4 –6x = 140 –30x –15 
Û –30x + 30x = -4 +140 –15 
Û 0x = 121 
Vậy phương trình vô nghiệm. 
- HS khác nhận xét 
- HS nêu lại các bước giải
Hoạt động 3 : Giải phương trình tích (15’)
Bài 51 trang 33 SGK
Giải các phương trình sau bằng cách đưa về ptrình tích : 
a)(2x+1)(3x-2)=(5x-8)(2x+1) 
c) (x+1)2 = 4(x2 – 2x +1) 
Bài 53 trang 33 SGK
Giải phương trình : 
Bài 51 trang 33 SGK
- Dạng tổng quát của phương trình tích ? Cách giải ? 
Ghi bảng bài tập 51(a,c) 
- Cho HS nêu định hướng giải 
- Gọi 2 HS giải ở bảng 
- Hướng dẫn : 
a) Chuyển vế rồi đặt 2x+1 làm nhân tử chung. 
c) Chuyển vế, áp dụng hằng đẳng thức. 
- Cho HS nhận xét bài làm ở bảng. 
- Quan sát phương trình, em có nhận xét gì? 
- Vậy ta hãy cộng thêm 1 vào mỗi phân thức, sau đó biến đổi phương trình về dạng phương trình tích ? 
- GV hướng dẫn HS thực hiện.
- Gọi HS lên bảng giải tiếp. 
- Cho HS nhận xét ở bảng. 
- Dạng tổng quát : A(x).B(x) = 0 
Û A(x) = 0 hoặc B(x) = 0 
HS lên bảng giải : 
a) 2x+1)(3x-2)=(5x-8)(2x+1)
Û (2x+1)(3x-2) –(5x-8)(2x+1) = 0 
Û (2x +1)(3x –2 -5x + 8) = 0 
Û (2x+1)(–2x +6) = 0 
Û 2x+1= 0 hoặc –2x +6 = 0 
Û x = -1/2 hoặc x = 3 
S = {-1/2 ; 3}
c) (x+1)2 = 4(x2 – 2x +1)
Û (x+1)2 –4(x –1)2 = 0 
Û (3x –1)(3 –x) = 0 
Û x = 3 hoặc x = 1/3 
- HS nhận xét : ở mỗi phân thức, tổng của tử và mẫu dều bằng x+10. 
- HS thực hiện theo hướng dẫn của:
Û (x+10).= 0 
Û x + 10 = 0 Û x = -10
Hoạt động 4 : Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu (12’)
Bài 52 trang 33 SGK
Giải các phương trình : 
a) 
b) 
- Ghi bảng đề bài 52 
- Nêu câu hỏi 5, gọi HS trả lời 
- Yêu cầu HS làm vào phiếu học tập (2HS giải ở bảng phụ) 
- Theo dõi, giúp HS yếu làm bài 
- Cho HS lớp nhận xét ở bảng. 
- GV nhận xét, cho điểm nếu được. 
- HS nhận dạng bài tập
- Trả lời câu hỏi : chú ý làm 2 bước bước 1 và bước 4. 
- HS cùng dãy giải một bài : 
a) ĐKXĐ : x ¹ 3/2 và x ¹ 0
Þ x – 3 = 10x – 15 
Û x = 4/3 (tmđk) vậy S = {4/3}
b) ĐKXĐ : x ¹ 2 và x ¹ 0 
Þ x2 + 2x – x + 2 = 2 
Û x2 + x = 0 Û x(x+1) = 0 
Û x = 0 (loại) hoặc x = -1 (tmđk)
Vậy S = {-1}
Hoạt động 5 : Dặn dò (1’)
- Xem lại các bài đã giải. 
- Làm bài tập còn lại sgk trang 33 . Xem trước các bài toán bằng cách lập phương trình 
- HS nghe dặn và ghi chú vào vở bài tập 
IV/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Ngày sọan :/../ 
Ngày dạy :/../.
PPCT : 55 Tuần :. 
 ÔN TẬP CHƯƠNG III (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU : 
- Kiến thức : Giúp HS ôn tập lại các kiến thức đã học về phtrình và giải bài toán bằng cách lập ph trình.
- Kĩ năng : Củng cố và nâng cao kĩ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình. 
- Thái độ : Cẩn thận; chính xác; khoa học.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước kẻ; bảng phụ (ghi đề kiểm tra, bài tập) 
- HS : Ôn tập chương III; thuộc các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. 
- Phương pháp : Vấn đáp – Hoạt động nhóm. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (10’)
1/ Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình (4đ)
2/ Bài toán : Tổng của 2 số bằng 80, hiệu của chúng bằng 14. Tìm hai số đó? (6đ) 
- Treo bảng phụ ghi đề bài 
- Gọi 1 HS lên bảng trả bài và phân giải toán. 
- Cả lớp làm vào vở
- Kiểm vở bài làm ở nhà của HS 
- Cho HS lớp nhận xét ở bảng 
- GV đánh giá và cho điểm 
- Một HS lên bảng trả lời, trình bày bài giải
Gọi x là số bé. 
Số lớn là x + 14
Ta có phương trình : 
 x + (x+14) = 80 
Giải phương trình được x = 33 
Tlời: Số bé là 33; Số lớn là 33+ 14 = 47. 
- Nhận xét bài làm ở bảng.
- HS sửa bài vào tập 
Hoạt động 2 : Ôn tập (34’)
Bài 54 trang 31 SGK
Ca nô
v(km/h)
t(h)
s(km)
Xuôi
Ngược
Giải
· Gọi x (km) là khoảng cách AB. Đk : x > 0 
Thời gian xuôi dòng là 4(h) 
Vtốc ca nô xuôi dòng là x/4 
Thời gian ngược dòng : 5(h). Vận tốc ca nô ngược dòng là x/5 (km/h)
Vtốc dòng nước là 2(km/h)
Ta có phương trình: 
· 
Û 5x – 4x = 4.20
Û x = 80
· x = 80 thoả mãn đk của ẩn. Vậy khoảng cách AB là80 km
Bài 54 trang 31 SGK
- Đưa đề bài lên bảng phụ. 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS lập bảng phân tích đề :
- Trong bài toán ca nô đi (xuôi và ngược dòng) như thế nào ? 
- Yêu cầu HS điền vào các ô trong bảng 
- Chọn ẩn số ? Điều kiện của x ? 
- Lập phương trình và giải ? 
(cho HS thực hiện theo nhóm) 
- Gọi đại diện của 2 nhóm bất kỳ trình bày bài giải (bảng phụ) ở bảng. 
- Cho HS lớp nhận xét và hoàn chỉnh bài ở bảng 
- GV nhận xét và hoàn chỉnh cuối cùng 
- Một HS đọc to đề bài (sgk) 
- Ca nô xuôi dòng 4(h), ngược dòng 5(h) 
- Một HS điền lên bảng 
v(km/h)
t(h)
s(km)
Xuôi 
x/4 
4
x
Ngược 
x/5
5
x
- HS hợp tác theo nhóm lập phương trình và giải 
- Đại diện nhóm trình bày bài giải ở bảng. 
- HS các nhóm khác nhận xét 
- HS đối chiếu, sửa chữa, bổ sung bài giải của mình 
Bài tập (tt)
Một môtô đi từ A đến B với vận tốc 30km/h. Lúc về đi với vận tốc 24km/h, do đó thời gian về lâu hơn tgian đi là 30’. Tính quãng đường AB.
v(km/h)
t(h)
s(km)
Đi 
Về 
Giải
· Gọi x (km) là quãng đường AB. Đk : x > 0 
Thời gian đi là x/30 (h) 
Thời gian về là x/24(h). 
Tgian về hơn tg đi 30’= ½(h)
Ta có phương trình : 
· 
Û 5x – 4x = 120 Û x = 120
· x = 120 thoả mãn 
Vậy qđường AB dài 120 km
- Đưa đề bài lên bảng phụ. 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hdẫn HS lập bảng phân tích đề 
- Trong bài toán có mấy cđộng? 
- Được chia làm những trường hợp nào? 
- Yêu cầu HS điền vào các ô trong bảng 
- Chọn ẩn số ? Điều kiện của x? 
- Lập phương trình và giải ? 
(cho HS thực hiện trên phiếu học tập) 
- Thu và chấm điểm một vài phiếu của HS.
- Gọi 2 HS giải ở bảng phụ trình bày bài giải (bảng phụ) ở bảng. 
- Cho HS lớp nhận xét và hoàn chỉnh bài ở bảng 
- GV nhận xét và hoàn chỉnh cuối cùng. Đánh giá cho điểm.
- Một HS đọc đề bài (sgk) 
- Một chuyển động: môtô.
- Hai trường hợp : đi và về. 
- Một HS điền lên bảng 
V
(km/h)
t(h)
S
(km)
Đi 
30
x/30
x
Về 
24
x/24
x
- HS làm bài trên phiếu học tập (2HS làm trên bảng phụ) 
- Hai HS trình bày bài giải ở bảng. 
- HS nhận xét bài làm của bạn ở bảng phụ. 
- HS đối chiếu, sửa chữa, bổ sung bài giải của mình 
Bài tập (tt) 
Lớp 8A có 40 HS. Trong một buổi lao động, lớp được chia thành 2 nhóm : Nhóm I làm cỏ, nhóm II quét dọn. Do yêu cầu công việc, nhóm I nhiều hơn nhóm II là 8 người. Hỏi mỗi nhóm có bao nhiêu HS ? 
- Treo bảng phụ ghi đề bài tập 
- Yêu cầu HS đọc và tóm tắt đề 
- Nếu gọi x là số HS của nhóm I thì điều kiện của x là gì? 
- Vì bài dễ nên GV cho HS tự giải 
- GV chấm bài 5 HS giải nhanh nhất và 5 HS bất kì. 
- Cho HS có bài giải đúng trình bài nhanh bài giải. 
- HS đọc đề bài, tóm tắt: 
 Nhóm I + Nhóm II = 40 
 Nhóm I – Nhóm II = 8 
Tlời: x nguyên, 8 < x < 40 
- HS làm việc cá nhân, tự giải vào vở 
- HS nộp vở bài làm theo yêu cầu của GV. 
- Đối chiếu kết quả, tự sửa sai (nếu có) 
Hoạt động 3 : Dặn dò (1’)
- Xem (hoặc giải) lại, hoàn chỉnh các bài đã giải.
- Ôn tập kỹ lý thuyết của chương III . Chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết 
- HS nghe dặn và ghi chú vào vở 
IV/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Ngày sọan :/../ 
Ngày dạy :/../.
PPCT : 56 Tuần :. 
KIỂM TRA CHƯƠNG III
I/ MỤC TIÊU :
- Đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức đã học ở Chương III .
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Đề kiểm tra 
- HS : Ôn tập kiến thức của chương I. 
- Phương pháp : HS tự lực cá nhân 
III/ ĐỀ KIỂM TRA : 
Ổn định, kiểm tra sỉ số . 
Phát đề kiểm tra : 
A. TRẮC NGHIỆM : (3đ)
	Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau : 
Câu 1. Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất có một ẩn số 
x – 1 = x + 2
(x – 1)(x + 2) = 0
ax + b = 0 (a, b là các số thực).
2x + 1 = 3x + 5
Câu 2. Phương trình x2 = -4 
Có một nghiệm x = 2.
Có một nghiệm x = -2
Có hai nghiệm x = 2 và x = -2.
Vô nghiệm.
Câu 3. Phương trình 2x + k = x – 1 nhận x = 2 là nghiệm khi :
k = 3.
k = -3.
k = 0.
k = 1.
Câu 4. Phương trình (x – 3)(5 – 2x) = 0 có tập nghiệm S là :
{3}

Câu 5. Điều kiện xác định của phương trình là 
x ≠ 3
x ≠ -2
x ≠ 3 và x ≠ -2.
x ≠ 0.
Câu 6. x = 1 là nghiệm của phương trình :
A. 3x + 5 = 2x + 3
	B. 2(x – 1) = x – 1
	C. -4x + 5 = -5x – 6
	D. x + 1 = 2(x + 7)
B. TỰ LUẬN (7đ)
Bài 1 (4đ): Giải các phương trình sau :
	a) (x – 2)2 – 4(x + 3) = x(x – 4)
	b) (x + 3)2 – 25 = 0
	c) 
Bài 2 (3đ) : Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 20km/h; lúc quay về với vận tốc 15km/h nên thời gian về nhiều hơn thời gian đi là 10 phút. Tính quãng đường AB.
ĐÁP ÁN ĐẠI SỐ 8 - PPCT : 56
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
	- Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
1
2
3
4
5
6
D
D
B
C
C
B
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1 (4 điểm)
a) (x – 2)2 – 4(x + 3) = x(x – 4)
Û x2 – 4x + 4 – 4x – 12 = x2 – 4x
Û - 4x = 8
Û x = -2
(1đ)
0.5
0.25
0.25
b) (x + 3)2 – 25 = 0
Û (x + 3)2 – 52 = 0
Û (x – 2)(x + 8) = 0
Û x – 2 = 0 hoặc x + 8 = 0
Û x = 2 hoặc x = -8
(1.25đ)
0.5
0.25
0.25
0.25
c) 
- ĐKXĐ : x ≠ 2 và x ≠ 3
(1.75đ)
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
Bài 2 (3 điểm)
- Gọi x (km) là quãng đường AB (Điều kiện x > 0)
- Thời gian đi từ A đến B là 
- Thời gian đi từ B về A là 
Ta có phương trình :
Û 4x – 3x = 10
Û x = 10 (TMĐK) (Tính đúng x = 10 được 0.25đ; đối chiếu ĐK được 0.25đ)
Trả lời : Quãng đường AB dài 10Km.
0.5
0.25
0.25
1
0.25
0.5
0.25

Tài liệu đính kèm:

  • docDS8 Chuong III Phuong trinh bac nhat mot an CKTKN.doc