Bài kiểm tra môn: Ngữ văn (tiếng việt) lớp 8 (tiết 57 – tuần 15)

Bài kiểm tra môn: Ngữ văn (tiếng việt) lớp 8 (tiết 57 – tuần 15)

BÀI LÀM

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất (Nếu sai gạch chéo vào phần đã khoanh tròn và chọn đáp án khác – chỉ được sửa sai một lần)- Mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu 1 : Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến ?

A. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?

B. Thôi im đi anh bạn Xan – chô.

C. Anh không kết bạn với nó à ?

D. Bác nghỉ, tôi về đây ạ !

Câu 2 : Câu văn : “Khi trời hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.” Thuộc loại câu gì ?

A. Câu đặc biệt C. Câu đơn

B. Câu rút gọn D. Câu ghép

Câu 3 : Trong các câu sau, câu nào sử dụng biện pháp nói quá ?

A. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

B. Nó có thể biến khúc cây thành một khúc cá.

C. Nó sáng tác một trăm bài thơ trong vòng một giờ.

D. Lỗ tai của nó cực thính nhạy, có thể nghe tiếng động nhỏ xa hàng dặm đường.

Câu 4 : Trong các từ sau, từ nào có nghĩa khái quát hơn so với các từ còn lại ?

A. Lớp C. Bàn ghế

B. Trường D. Người bạn

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn: Ngữ văn (tiếng việt) lớp 8 (tiết 57 – tuần 15)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS . BÀI KIỂM TRA 
Họ và tên học sinh :  MÔN : Ngữ Văn (Tiếng Việt)
Lớp : 8/	 Thời gian : 45 phút 
Học kỳ 1 – Năm học : 2009 – 2010 (Tiết 57 – Tuần : 15)
 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY CÔ GIÁO
BÀI LÀM
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất (Nếu sai gạch chéo vào phần đã khoanh tròn và chọn đáp án khác – chỉ được sửa sai một lần)- Mỗi câu được 0,25 điểm.
Câu 1 : Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến ?
A. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?
B. Thôi im đi anh bạn Xan – chô.
C. Anh không kết bạn với nó à ?
D. Bác nghỉ, tôi về đây ạ !
Câu 2 : Câu văn : “Khi trời hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.” Thuộc loại câu gì ?
A. Câu đặc biệt 	C. Câu đơn
B. Câu rút gọn 	D. Câu ghép
Câu 3 : Trong các câu sau, câu nào sử dụng biện pháp nói quá ?
A. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. 
B. Nó có thể biến khúc cây thành một khúc cá.
C. Nó sáng tác một trăm bài thơ trong vòng một giờ.
D. Lỗ tai của nó cực thính nhạy, có thể nghe tiếng động nhỏ xa hàng dặm đường.
Câu 4 : Trong các từ sau, từ nào có nghĩa khái quát hơn so với các từ còn lại ?
A. Lớp	C. Bàn ghế
B. Trường 	D. Người bạn
Câu 5 : Trong những nhận định sau, nhận định nào không đúng ?
A. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
B. Cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật và khả năng diễn đạt.
C. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
D. Trường từ vựng là tập hợp những từ cùng một từ loại và ít nhất có một nét chung về nghĩa
Câu 6 : Định nghĩa nào nêu đúng bản chất của cách nói giảm nói tránh ?
A. Là biện pháp tu từ nhằm gây ấn tượng mạnh.
B. Là biện pháp tu từ dùng cách nói thẳng nhằm gây sự chú ý.
C. Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt uyển chuyển, tế nhị, tránh gây cảm giác thô tục.
D. Là biện pháp tu từ nhằm nói lái sang vấn đề khác.
Câu 7 (1 điểm) : Chọn điền các trợ từ : Chỉ là, thực ra, chính, đến (đến là) thích hợp vào mỗi chỗ trống của mỗi câu sau đây ?
A. Đó // là chuyện vặt. 
B. /../ tôi không có ý từ chối. 
C. Lũ trẻ con xóm này /./ nghịch.
D. /.../ tôi cũng không biết nó đi đâu.
Câu 8 : Thêm vế thứ 2 vào câu sau để tạo thành câu ghép có quan hệ ý nghĩa tương phản?
“Tuy rét vẫn kéo dài .”
Câu 9 : Trong câu sau : “Làng tôi ngôi làng cạnh dòng sông Mã có ngôi đình cổ kính được xây dựng từ thế kỷ XIX”
Có thể đặt dấu ngoặc đơn trong cụm từ nào ?
A. Làng tôi 	C. Ngôi làng cạnh dòng sông Mã
B. Ngôi làng 	D. Dòng sông Mã
II/ TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1 : Xếp các từ sau vào mô hình để có trường từ vựng “Ca Huế” (Theo bài “Ca Huế trên sông Hương” – Sách Ngữ văn 7)
Điệu Bắc, ca công, giọng ca, tên nhạc cụ, trang phục, cách chơi đàn, làn điệu, nhạc cụ, điệu Nam, nữ, nam.
Nam
Điệu Bắc
Ca Huế
Nhạc cụ
Câu 2 : Câu ghép là gì? Các quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế của câu ghép? Lấy 1 ví dụ về câu ghép có quan hệ tăng tiến; 1 ví dụ về câu ghép có quan hệ điều kiện.
.
.
.
.
.
Ví dụ :
.
.
Câu 3 : Đặt dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép vào các cụm từ trong câu sau cho phù hợp ?
Trong bài Sông núi nước Nam Lý Thường Kiệt và Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi được coi là những bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam thời phong kiến.
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA
MÔN : Ngữ Văn (Tiếng Việt)
Thời gian : 45 phút
Học kỳ 1 – Năm học : 2009 – 2010
Tiết 57 – Tuần : 15
 I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3 điểm) – trả lời đúng 1 câu được 0,25 điểm
 Câu 1 : B 	Câu 7: Các từ cần điền (1 điểm)
 Câu 2 : C 	(A. Chỉ là; B. thực ra; C. đến là; D. chính)
 Câu 3 : A 	Câu 8 : Có thể thêm
 Câu 4 : B 	- Nhưng mùa xuân đã đến.
 Câu 5 : D 	- nhưng mọi người vẫn ra đồng	
 Câu 6 : C 	Câu 9 : C
Nam
 II/ TỰ LUẬN : (7 điểm)
Trang phục
Câu 1 : (3 điểm) Mô hình cần làm .
Nữ
Ca công
Giọng ca
Điệu Bắc
Làn điệu
Ca Huế
Điệu Nam
Tên nhạc cụ
Nhạc cụ
Cách chơi
 Câu 2 : Câu ghép là câu có từ hai hay nhiều cụm chủ – vị đứng tách rời, biệt lập với nhau. Mỗi cụm chủ – vị tạo thành một vế câu.
- Các quan hệ thường gặp trong câu ghép là : Nguyên nhân, điều kiện, tăng tiến, tương phản, ..
Câu 3 : Các dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép cần đặt vào các cụm từ trong câu: 
 Trong bài “Sông núi nước Nam” (Lý Thường Kiệt) và “Bình Ngô đại cáo”(Nguyễn Trãi) được coi là những bản “Tuyên ngôn độc lập” của dân tộc Việt Nam thời phong kiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docKT tieng Viet 1 tiet HKI.doc