Bài giảng Ngữ văn 8: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Bài giảng Ngữ văn 8: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Thế nào là tóm tắt VBTS?

Nêu các bước tóm tắt VBTS?

Đáp án kiểm tra bài cũ

- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính)gồm sự việc và nhân vật chính) của văn bản

- Văn bản tóm tắt cần phải trung thành với văn bản được tóm tắt.

- Muốn tóm tắt văn bản, cần:

+ Đọc kĩ văn bản

+ Xác định chủ đè và nội dung cần tóm tắt

+ Sắp xếp các nội dung đó theo một trình tự hợp lí

+ Viết văn bản tóm tắt

 

ppt 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục THạch THấtTrường THCS Yên BìnhGiáo án ngữ văn 8Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Minh HiềnNhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo Bài giảng: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sựCâu hỏi kiểm tra bài cũThế nào là tóm tắt VBTS? Nêu các bước tóm tắt VBTS?Đáp án kiểm tra bài cũ- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính)gồm sự việc và nhân vật chính) của văn bảnVăn bản tóm tắt cần phải trung thành với văn bản được tóm tắt. Muốn tóm tắt văn bản, cần:+ Đọc kĩ văn bản+ Xác định chủ đè và nội dung cần tóm tắt+ Sắp xếp các nội dung đó theo một trình tự hợp lí+ Viết văn bản tóm tắtI. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự1. Ví dụ *Yếu tố tự sự: Tôi đuổi kịp. Mẹ tôi kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi.- Mẹ tôi vẫy tôi.- Tôi oà lên khóc.- Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.- Mẹ lấy vạt áo thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe.- Tôi ngồi trên đệm xe.- Tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.* Yếu tố miêu tả- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.- Mẹ tôi không cõm cõi xơ xác.- Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.- Đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi.* Yếu tố biểu cảm- Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?- Tôi thấy những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.- Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.- Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.* Đoạn văn tự sự không có yếu tố miêu tả, biểu cảm: Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi đuổi kịp. Mẹ tôi kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi. Tôi oà lên khóc. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo. Mẹ lấy vạt áo thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe.Tôi ngồi trên đệm xe. Tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.* Đoạn văn miêu tả, biểu cảm không có yếu tố tự sự:Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại. Mẹ tôi không cõm cõi xơ xác. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi. Tôi thấy những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.2. Kết luận - Trong VBTS thường có sự kết hợp hài hoà các yếu tố kể, tả, biểu cảm. - Các yếu tố MT- BC làm cho việc kể chuyện thêm hấp dẫn, sinh động và sâu sắc hơn.Bài 1*Đoạn trích trong văn bản: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh “Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. không đi.một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng.Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa,Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên run run nhịp bước rộn ràng trong các lớp.”Vì chung quanh làCác cậuBài 2* Hướng dẫn làm bài:- Kể về thời gian, không gian diễn ra cuộc gặp gỡ.- Miêu tả các đặc điểm nổi bật về hình dáng, khuôn mặt, mái tóc...- Kể tả về những hành động của mình và người thân- Những biểu hiện tình cảm của hai người sau khi gặp nhau* Đoạn văn tham khảo: Một buổi sáng đầu đông, tôi và mẹ tôi lên sân bay Nội Bài đón bố. ở ga đến, người đi đón đông nghịt. Ai cũng cố chen vào tận cửa để mong nhìn thấy người thân từ xa. Mọi người xúm xít quanh khu vực hàng rào ngăn cách. Mẹ và tôi đều khiêm tốn về chiều cao nên dù nghển cổ, kiễng chân mãi cũng chỉ toàn nhìn thấy gáy người đứng trước. Tôi rời tay mẹ, luồn qua đám đông, áp sát cửa ra. Mỗi khi có một hành khách đi ra, cả đám đông lại ồn lên tiếng gọi nhau mừng rỡ. Bố tôi kia rồi! Tôi reo lên thật to: “Bố Hùng ơi, con đây!”. Tôi vụt chạy đến, ôm chầm lấy bố. Bố mừng quá, nhấc bổng tôi lên, quay một vòng. Tôi áp má vào khuôn mặt bố. Bố chà chà cái cằm nham nháp râu ria lên mặt tôi và khẽ nói: “Chà chà! Con gái bố lớn quá!”Hướng dẫn học bài ở nhà Học thuộc phần ghi nhớ, nắm được sự kết hợp hài hoà giữa ba yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm; vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự Tập viết đoạn văn, bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảmGiờ học kết thúcKính mời các thầy cô giáo và các em nghỉ

Tài liệu đính kèm:

  • pptMT, BC ( Van 8 Tiet 24).ppt