I/MỤC TIÊU:
1/Mục tiêu về kiến thức:
HS cần hệ thống hoá các kiến thức đã học trong chương : Đường trung tuyến trong tam giác vuông , đường trung bình trong tam giác , trong hình thang ,các loại tứ giác đặc biệt .
2/Mục tiêu về kĩ năng:
Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh
3/Mục tiêu về thái độ:
Rèn tính cẩn thận , chính xác , nhanh nhẹn khi chứng minh , tính toán dồng thời rèn luyện tư duy cho HS.
II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
GV:Bộ tứ giác, bảng phụ
HS : Ôn tập các câu hỏi SGK
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tuần 12 Tiết 23: ÔN TẬP CHƯƠNG I I/MỤC TIÊU: 1/Mục tiêu về kiến thức: HS cần hệ thống hoá các kiến thức đã học trong chương : Đường trung tuyến trong tam giác vuông , đường trung bình trong tam giác , trong hình thang ,các loại tứ giác đặc biệt . 2/Mục tiêu về kĩ năng: Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh 3/Mục tiêu về thái độ: Rèn tính cẩn thận , chính xác , nhanh nhẹn khi chứng minh , tính toán dồng thời rèn luyện tư duy cho HS. II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : GV:Bộ tứ giác, bảng phụ HS : Ôn tập các câu hỏi SGK III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết GV : Dưa sơ đồ các loại tứ giác để ôn tập cho HS. Dựa vào đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi a) Ôn tập định nghĩa các hình : _ Định nghĩa tứ giác ABCD _ Định nghĩa hình thang, hình thang vuông _ Định nghĩa hình thang cân _ Định nghĩa hình bình hành _ Định nghĩa hình chữ nhật _ Định nghĩa hình thoi _ Định nghĩa hình vuông Lưu ý : Hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông đều được định nghĩa theo tứ giác. b) Ôn tập về tính chất các hình : ? Nêu tính chất về góc của : Tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành(hình thoi), hình chữ nhật(hình vuông) ? Nêu tính chất về đường chéo của : Hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. ? Trong các tứ giác đã học, hình nào có trục đối xứng? Hình nào có tâm đối xứng ? Nêu cụ thể ? a) Ôn tập định nghĩa các hình : như SGK b) Ôn tập về tính chất các hình : * Tính chất về góc : _ Trong hình thang, hai góc kề một cạnh bên bù nhau. _ Trong hình thang cân, hai góc kề 1 đáy bằng nhau, 2 góc đối bù nhau. _ Hình bình hành có các góc đối bằng nhau, hai góc kề một cạnh bù nhau. _ Hình thoi có các góc đối bằng nhau. *Tính chất về đường chéo của các hình : SGK *Tính chất đối xứng của các hình: _ Hình thang cân có 1 trục đối xứng _ Hình bình hành có tâm đối xứng _ Hình chữ nhật có 1 tâm đối xứng và 2 trục đối xứng _ Hình thoi có 1 tâm đối xứng và có 2 trục đối xứng là hai đường chéo. _ Hình vuông có 4 trục đối xứng (hai trục của hình chữ nhật, hai trục của hình thoi) và 1 tâm đối xứng. Hoạt động 2: Bài tập Bài 1 ( Bảng phụ ) Cho ABC, E là trung điểm của AB, F là trung điểm của AC. a) Biết BC = 8cm. Tính độ dài đoạn thẳng EF b) Biết EF = 5cm. Tính độ dài đoạn thẳng BC GV : Muốn tính độ dài các đoạn thẳng trên ta dựa vào đâu ? GV : Hướng dẫn học sinh làm bài GV : Gọi lần lượt 2HS lên bảng làm bài D. 2cm Bài 2 : ( Bảng phụ ) Cho hình thang ABCD ( AB // CD ), M là trung điểm AD, N là trung điểm BC. a ) Biết AB = 8cm, CD = 12cm. Tính độ dài đoạn thẳng MN b ) Biết MN = 10cm, CD = 14cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB GV : Muốn tính độ dài các đoạn thẳng trên ta dựa vào đâu ? GV : Hướng dẫn học sinh làm bài GV : Gọi lần lượt 2HS lên bảng làm bài Bài 3 : ( Bảng phụ ) Cho ABC vuông tại A, AB = 6cm, AC = 8cm. Kẻ trung tuyến AD. Tíng độ dài đoạn thẳng AD GV : Muốn tính độ dài các đoạn thẳng trên ta dựa vào đâu ? GV : Hướng dẫn học sinh làm bài GV : Gọi 1HS lên bảng làm bài Bài 4: ( Bảng phụ ) Hình thoi có 2 đường chéo bằng 9 cm và 12 cm. Tính cạnh của hình thoi. Þ HS lên bảng làm Bài 1 : a)Xét ABC, có : E là trung điểm của AB F là trung điểm của AC. EF là đường trung bình của ABC ( Đ /n đtb của tam giác ) EF = ( T /c đtb của tam giác ) EF = b) Tương tự tính BC = 14 cm Bài 2 : a)Xét hình thang ABCD, có : M là trung điểm của AD N là trung điểm của BC. MN là đường trung bình của hình thang ABCD ( Đ /n đtb của hình thang ) MN = ( T /c đtb của hình thang) MN = b) Tương tự tính AB = 2 . MN – CD = 2 . 10 – 14 = 6 ( cm ) Bài 3 : Xét vuông tại A. Ta có : BC2 = AB2 + AC2 ( định lí Pytago) BC2 = 6 + 8 = 100 BC = = 10( cm ) Xét vuông tại A. Có AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC AM = = = 5 (cm) Bài 4: Ta có AO = AC = 4,5 cm OB = BD = 6 cm Áp dụng định lí PiTaGo trong DAOB ta có : AB2 = AO2 + OB2 AB = Hoạt động 3: Dặn dò *Ôn kĩ lí thuyết. *Xem lại các dạng bài tập. *Tiết sau tiếp tục ôn tập IV/LƯU Ý: Tuần 12 Tiết 24 : ÔN TẬP CHƯƠNG I ( tt ) I/MỤC TIÊU: 1/Mục tiêu về kiến thức: HS cần hệ thống hoá các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương , tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông , đường trung bình trong tam giác , trong hình thang để tính độ dài . 2/Mục tiêu về kĩ năng: Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình. 3/Mục tiêu về thái độ: Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy cho HS. II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : GV:Bộ tứ giác, bảng phụ HS : Ôn tập các câu hỏi SGK III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết Chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất . Câu 1: Cho hình thang cân ABCD ( AB // CD ) có = 110 0 , các góc còn lại của hình thang cân đó là : a/ = 700 , = 110 0 , = 70 0 ; b/ = 70 o , = 1100 , = 110 0 c/ = 110 0 , = 70 0 , = 70 0 ; d/ Cả 3 phần trả lời trên đều sai. Câu 2: Cho tứ giác ABCD. Biết . Số đo của góc D còn lại sẽ bằng: A. 900 B. 1500 C. 1000 D. 800 Câu 3 : Một hình vuông có cạnh bằng 2 cm . Đường chéo của hình vuông đó bằng : A/ 4cm ; B/ cm; C/ 2 ,5 cm ; D . 2cm CÂU 4 : Cho hình thoi có hai đường chéo 5cm và 12 cm thì cạnh của nó là : A/ 11cm ; B/ cm; C/ 61cm ; D . 6 ,5 cm Câu 4 : Điền vào chỗ trống (.) để được phát biểu đúng : a) Tứ giác có hai đường chéo ...là hình bình hành b) Trong tam giác vuông đường trung tuyến .bằng cạnh huyền . c)Hình thoi có hai đường chéo . là hình vuông . Hoạt động 2: Bài tập BT 89 ( SGK/111) ?Đọc đề bài, vẽ hình và tóm tắt GT, KL của bài toán. a) Chứng minh E đối xứng với M qua AB. ? Hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng d khi nào ? Gợi ý : để E đối xứng với M qua AB ta cần chứng minh thêm EM ^ AB ? Có nhận xét gì mối quan hệ giữa DM với AC ? b) Các tứ giác AEMC, AEBM là hình gì ? Vì sao? ? Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa EM và AC? c) Cho BC = 4 cm. Tính chu vi tứ giác AEBM. ? Hãy tính cạnh của hình thoi AEBM ? Từ đó tính chu vi ? d) Tam giác vuông ABC có điều kiện gì thì AEBM là hình vuông ? ? Để hình thoi là hình vuông cần thêm điều kiện gì ? BT 89 ( SGK/111) a) Ta có : DM là đường trung bình của ABC Þ DM // AC và DM = AC Mà AB ^ AC Nên DM ^ DM AB hay AB ^ EM M ED = DM( Vì E đối xứng với M qua D) Vậy E đối xứng với M qua AB b) Tứ giác AEMC có : AC = 2 DM (DM là đường trung bình) EM = 2 DM (D là trung điểm của EM) Þ AC = EM Và EM // AC (do DM // AC) Þ Tứ giác AEMC là hình bình hành. Tứ giác AEBM có : là hình bình hành Mà AB ^ EM (chứng minh trên) Þ Tứ giác AEBM là hình thoi. c) Ta có: BM = BC = 2 cm Vậy chu vi tứ giác AEBM là: 4 . BM = 4.2 = 8cm d) Hình thoi AEBM là hình vuông Û AB = EM Û AB = AC Vậy nếu tam giác vuông ABC có AB = AC thì AEBM là hình vuông. Hoạt động 3: Dặn dò *Ôn kĩ lí thuyết. *Xem lại các dạng bài tập. *Tiết sau kiểm tra 1 tiết. IV/LƯU Ý:
Tài liệu đính kèm: