Bài dự thi tìm hiểu về nhân vật lịch sử “Nnữ anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng”

Bài dự thi tìm hiểu về nhân vật lịch sử “Nnữ anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng”

KỈ NIỆM KHÓ QUÊN

Từ thuở nhỏ, tôi rất mê đọc sách. Tôi có thể nhịn những bữa sáng đề dành số tiền ít ỏi đó mua những cuốn sách mà tôi thường ước mơ. Tôi đã biết danh anh hùng Phan Thị Ràng qua những trang văn của nhà văn Anh Đức và rất khâm phục chị. Tôi luôn ước mơ sau này mình trở thành cô giáo dạy văn để có thể thả hồn mình trên những trang văn, có thể trải lòng, đồng cảm với nhưng nhân vật văn học. Tôi luôn mơ ước mình có thể đặt chân đến xứ Hòn để tận mắt chứng kiến những kì tích vẻ vang về người con gái gan dạ, dũng cảm Điều đó thật khó vì điều kiện xa xôi cách trở, vì trăm ngàn lí do của cuộc sống hay vì sự tất bật của cuộc sống hiện đại cứ cuốn hút con người vào vòng xoáy vô hình

Rồi một ngày tôi được nhà trường giao nhiệm vụ đưa các em học sinh tham dự kì thi “ Văn hay chữ tốt ” cấp huyện. Các em đề nghị sau khi thi xong cho các em thăm Hòn Đất. Lí do gì mà từ chối các em đây ? ! 11 giờ trưa xe xuất phát tiến vào hang Hòn. Con đường trải nhựa nhỏ, hai bên là cánh đồng ngập trắng nước (vì đang là mùa nước lũ) xa xa những dãy núi xanh ngút ngàn đang quyện cùng sương mây. Cảnh sắc tuyệt đẹp. Các em hoc sinh cứ khen mãi.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi tìm hiểu về nhân vật lịch sử “Nnữ anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ 
“ NỮ ANH HÙNG LIỆT SĨ PHAN THỊ RÀNG ”
KỈ NIỆM KHÓ QUÊN
Từ thuở nhỏ, tôi rất mê đọc sách. Tôi có thể nhịn những bữa sáng đề dành số tiền ít ỏi đó mua những cuốn sách mà tôi thường ước mơ. Tôi đã biết danh anh hùng Phan Thị Ràng qua những trang văn của nhà văn Anh Đức và rất khâm phục chị. Tôi luôn ước mơ sau này mình trở thành cô giáo dạy văn để có thể thả hồn mình trên những trang văn, có thể trải lòng, đồng cảm với nhưng nhân vật văn học. Tôi luôn mơ ước mình có thể đặt chân đến xứ Hòn để tận mắt chứng kiến những kì tích vẻ vang về người con gái gan dạ, dũng cảm  Điều đó thật khó vì điều kiện xa xôi cách trở, vì trăm ngàn lí do của cuộc sống hay vì sự tất bật của cuộc sống hiện đại cứ cuốn hút con người vào vòng xoáy vô hình  
Rồi một ngày tôi được nhà trường giao nhiệm vụ đưa các em học sinh tham dự kì thi “ Văn hay chữ tốt ” cấp huyện. Các em đề nghị sau khi thi xong cho các em thăm Hòn Đất. Lí do gì mà từ chối các em đây ? ! 11 giờ trưa xe xuất phát tiến vào hang Hòn. Con đường trải nhựa nhỏ, hai bên là cánh đồng ngập trắng nước (vì đang là mùa nước lũ) xa xa những dãy núi xanh ngút ngàn đang quyện cùng sương mây. Cảnh sắc tuyệt đẹp. Các em hoc sinh cứ khen mãi. 
Lần đầu tiên tôi đến nơi này, được thắp một nén hương lên ngôi mộ nữ anh hùng, tôi vô cùng xúc động, tôi khẽ đọc dòng chữ khắc trước bia đá: Liệt sĩ Phan Thị Ràng. Bí danh: Tư Phùng. Quê quán: Tri Tôn, An Giang  Bỗng có em học sinh thắc mắc: Cô ơi, sao bảo là thăm mộ chị Sứ ? Ở đây đâu có ghi gì về chi Sứ đâu ? Tôi khá bất ngờ với câu hỏi. Đúng rồi, trong chương trình Ngữ văn THCS mà các em được học chưa có tiết học nào nói về chị Sứ, chưa có bài nào nói về tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức cả. Một tác phẩm văn học nổi tiếng đã được chuyển thành phim rất hay với sự đạo diễn của Hồng Sến Tôi cho các em ngồi nghỉ chân,uống nước ngay các phiến đá xung quanh mộ anh hùng Phan Thị Ràng và giải thích ngắn gọn: Tên thật của chị là Phan Thị Ràng. Chị là con thứ 3 trong gia đình. Theo mọi người kể rằng tóc của chị rất dài, chị hay ra bờ suối chải tóc soi gương, khi chải chị thường chải mái tóc phồng lên ở phía trước nên mọi người gọi chị là chị Tư Phùng. Còn chị Sứ là tên nhân vật chính trong tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức. Tác phẩm này được xây dựng dựa trên nguyên mẫu nhân vật chị Phan Thị Ràng và cuộc chiến tranh của quân dân Hòn Đất trong những năm chống Mĩ cứu nước Nhân vật ở đời thường khi được đưa vào văn học được mọi người nhớ bằng tên trong tác phẩm. Và có thể nói từ đó mọi người vẫn quen gọi chị là chị Sứ.
Sau đó cô trò chúng tôi được ghé thăm suối luơn, được chui vào hang Hòn, được xem các hiện vật trong phòng trưng bày và đặc biệt hơn được thăm Đài truyền hình trên đỉnh Hòn Me 
2 giờ chiều, xe rời Thị trấn Hòn Đất đưa các em trở về nhà. Các em thấm mệt nên đã ngủ. Riêng tôi, tôi không hề chợp mắt vì cứ ray rứt về câu hỏi của em học sinh khi nãy. Tôi đã xứng đáng là cô giáo dạy văn chưa ? Tôi đã truyền tình yêu quê hương đất nước cho các em như thế đã đủ chưa khi một Nữ liệt sĩ anh hùng ngay tại quê hương mình các em lại chưa biết rõ ? Tâm trí tôi rối bời  Phải rồi, ngày mai tiết dạy đầu tuần của tôi tôi dành hết thời gian để nói về chị Sứ và tác phẩm Hòn Đất, để các em thêm tự hào và yêu quê hương mình hơn. Ngày mai tôi sẽ làm một điều khác hoàn toàn ngoài chương trình chính khóa 
Bình Giang chiều tháng 10 năm 2012.
Người viết
Phạm Thị Hương Giang
Giáo viên Ngữ văn
Trường THCS Bình Giang,
huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Tôi là người con gái gốc Bắc. Nói như bạn bè tôi thì chỉ có cái gốc là Bắc thôi còn tất cả là miền Nam hết. Tôi sinh ra vào năm một ngàn chín trăm bảy hai. Năm mà Mỹ dùng máy bay ném bom ác liệt ở miền Bắc. Tôi vừa ra đời thì cả nhà phải chạy giặc. Mẹ phải ẵm tôi trốn xuống hầm Đó là theo lời mẹ kể chứ trong kí ức trẻ thơ tôi không nhớ gì cả, tôi không hề nhớ gì về chiến tranh. Khi lớn lên, nhờ những giờ học môn lịch sử tôi mới biết đó là năm được coi là trận Điện Biên Phủ trên không. Gia đình tôi chuyển hẳn vào miền Nam theo diện kinh tế mới năm một ngàn chín trăm tám mươi mốt. Và tôi coi Hòn Đất là quê hương, tôi luôn tự hào khoe với mọi người đó là mảnh đất anh hùng. Gia đình tôi sinh sống cách xa thị trấn khoảng 30 km, xa hang Hòn khoảng 40 km.
Hai mươi mốt tuổi, tôi bước vào nghề nuôi dạy trẻ với lòng tin yêu cuộc sống, với sức trẻ và tuổi thanh xuân. Mỗi khi nghĩ đến xứ Hòn tôi như thấy mình có lỗi vì chưa bao giờ tôi được đặt chân đến mảnh đất ấy. Tôi chỉ biết tên của chị Sứ và những chiến công hiển hách qua những trang văn của nhà văn Anh Đức. Như một duyên kì ngộ tôi nhận quyết định công tác đầu tiên tại Trường Mẫu Giáo Thổ Sơn. Vậy là nhất định sẽ có ngày thật gần mình sẽ đến thăm mộ Chị Sứ. Mình sẽ thắp nén hương nói lời xin lỗi.Và ngày đó cũng đến  Sau khi kính cẩn thắp nén hương lên ngôi mộ người con gái kiên trung của xứ Hòn. Tôi đọc bản tóm tắt tiểu sử cùng những hoạt động của chị tôi càng khâm phục chị hơn. Hai mốt tuổi chị đã hy sinh vì đất nước. Hai mốt tuổi tôi nhận công tác ở vùng sâu, vùng xa, đường mòn đất đỏ mùa nắng bụi mù; mùa mưa lầy lội. Trường nằm cạnh dưới chân núi, lợp bằng các tấm tôn đã cũ, vách che lá. Nước ngọt lại vô cùng khan hiếm. Trẻ ở đây thường lên bảy tuổi tức là đủ tuổi vào lớp một mới tới trường. Đa số các em là người dân tộc Khơmer. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, quần áo lấm lem, tóc cháy nắng, đỏ hoe Tôi tự hỏi mình sẽ làm gì để hòa nhập với mảnh đất nơi đây ? Mình có bám trụ ở mảnh đất này không ? Bao câu hỏi cứ hiện ra trong đầu tôi, bao khó khăn đang ở trước mặt. Mảnh đất nơi đây hình như có nhiều khó khăn hơn những gì mà tôi đã đọc trong tác phẩm Hòn Đất của Nhà văn Anh Đức. Nhưng tôi biết ở đây có một con người đã dũng cảm hy sinh để bảo vệ cuộc sống bình yên. Bao trang văn hiện về  Tôi như có thêm sức mạnh và thầm cảm ơn người đã đi trước làm gương cho bao thế hệ. Với lòng yêu nghề mến trẻ cùng sự giúp đỡ của anh chị em trong cơ quan tôi đã vượt qua mọi khó khăn của công việc và cuộc sống.
Giờ đây tôi đã có chồng và hai thiên thần nhỏ, đã chuyển công tác về gần gia đình nhưng mỗi dịp lễ hội cả gia đình tôi thường về thăm mảnh đất anh hùng, nơi có người con gái đã yên nghỉ để mọi người hôm nay có cuộc sống thanh bình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTRUYEN NGAN Ki niem kho quen.doc