500 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức

500 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức

1. Trong lịch sử dựng nước của dân tộc ta, nhà nước đầu tiên được thành lập là nhà nước nào ?

a. Âu Việt

b. Lạc Việt

c. Văn Lang

d. Âu Lạc

2. Truyền thuyết "Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương" ra đời trong triều đại nào ?

a. Hùng Vương

b. An Dương Vương

c. Mai Hắc Đế

d. Hai Bà Trưng

3. Người dựng nên nước Âu Lạc là ai ?

a. Đinh Bộ Lĩnh

b. Lí Bí

c. Thục Phán

d. Hùng Vương

 

doc 53 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1100Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "500 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
1. Trong lịch sử dựng nước của dân tộc ta, nhà nước đầu tiên được thành lập là nhà nước nào ?
a. Âu Việt
b. Lạc Việt
c. Văn Lang
d. Âu Lạc
2. Truyền thuyết "Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương" ra đời trong triều đại nào ?
a. Hùng Vương
b. An Dương Vương
c. Mai Hắc Đế
d. Hai Bà Trưng
3. Người dựng nên nước Âu Lạc là ai ?
a. Đinh Bộ Lĩnh
b. Lí Bí
c. Thục Phán
d. Hùng Vương
4. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) nhằm chống lại triều đại phong kiến nào ?
a. Phong kiến nhà Tấn
b. Phong kiến nhà Ngô
c. Phong kiến nhà Thục
d. Phong kiến nhà Ngụy
5. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do ai lãnh đạo ?
a. Lý Thường Kiệt phá tan quân Tống.
b. Trần Hưng Đạo phá tan quân Nguyên.
c. Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán.
d. Ngô Quyền đánh bại quân Đông Hán.
6. Người có công dẹp nạn cát cứ, thống nhất đất nước vào năm 967 là ai ?
a. Lê Hoàn
b. Lý Công Uẩn
c. Đinh Bộ Lĩnh
d. Lý Thường Kiệt
7. Hoa Lư được chọn làm kinh đô của nước ta từ thời nào ?
a. Lê Hoàn
b. Lý Thái Tổ
c. Lê Thái Tổ
d. Đinh Bộ Lĩnh
8. Nước ta được chính thức mang tên Đại Việt vào thời nào, năm bao nhiêu ?
a. Thời Đinh (968)
b. Thời Tiền Lê (980)
c. Thời Lý (1009)
d. Thời Lý (1054)
9. Nền giáo dục đại học Việt Nam xem như được bắt đầu từ thời điểm nào và với sự kiện gì ?
a. Vào năm 1075, khi nhà Lý mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn nhân tài.
b. Dưới thời Lê Thánh Tông với sự ra đời bộ Luật Hồng Đức.
c. Vào năm 1070, với việc nhà Lý dựng Văn Miếu mở Quốc Tử Giám.
d. Thời Tây Sơn, sau khi lập lại nền thống nhất đất nước.
10. Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ "Nam Quốc Sơn Hà" trong dịp nào ?
a. Kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần 1.
b. Kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần 2.
c. Dời đô về Thăng Long.
d. Nhậm chức phụ quốc Thái Úy, nắm toàn bộ binh quyền trong triều để chống giặc.
11. Câu nói đanh thép "Đầu tôi chưa rớt xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là của ai ?
a. Trần Hưng Đạo
b. Trần Quang Khải
c. Trần Thủ Độ
d. Trần Bình Trọng
12. Tác giả bộ binh pháp nổi tiếng "Binh thư yếu lược" của nước ta là ai ?
a. Lê Lợi
b. Nguyễn Trãi
c. Trần Hưng Đạo
d. Lý Thường Kiệt
13. Trần Bình Trọng là người đã nêu câu nói bất hủ nào ?
a. "Xin bệ hạ hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng"
b. "Bao giờ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây"
c. "Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông"
d. "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc"
14. Tác giả và tên gọi bộ lịch sử dân tộc đầu tiên của nước ta là ai ?
a. Lê Văn Hưu với Đại Việt sử ký toàn thư.
b. Lê Văn Hưu với Đại Việt sử ký.
c. Ngô Sĩ Liên với Đại Việt sử ký toàn thư.
d. Ngô Sĩ Liên với Đại Việt sử ký.
15. Bộ Luật Hồng Đức - một công trình lập pháp lớn của thời hậu Lê - được xây dựng và ban hành dưới thời nào ?
a. Lê Thái Tổ
b. Lê Thái Tông
c. Lê Thánh Tông
d. Lê Nhân Tông
16. Chiến thắng có ý nghĩa lớn lao của nghĩa quân Tây Sơn ở Đàng Trong năm 1875 là chiến thắng gì ?
a. Hạ thành Quy Nhơn
b. Chiếm đất Gia Đinh
c. Đánh bại quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút
d. Giải phóng Quảng Ngãi và Phú Yên
17. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung vào thời điểm nào ?
a. Sau khi đại phá quân Thanh.
b. Khi dừng lại ở Nghệ An để bổ sung lực lượng lên đường ra Bắc.
c. Trước khi kéo quân lên đường ra Bắc.
d. Trong buổi tiệc khao quân ở Tam Điệp trước Tết Nguyên Đán.
18. Tác giả của bộ Thượng Kinh ký sự, nhà y học lỗi lạc của Việt Nam thế ký XVIII là ai ?
a. Tuệ Tĩnh c. Lê Quý Đôn
b. Ngô Nhân Tĩnh d. Lê Hữu Trác
19. Người làm nên chiến công đốt cháy tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo là ai ?
a. Trương Định c. Thủ Khoa Huân
b. Thiên Hộ Dương d. Nguyễn Trung Trực
20. Danh hiệu Bình Tây Đại Nguyên Soái của Trương Định là do ai đặt ra ?
a. Triều đình phong
b. Nhân dân suy tôn
c. Nguyễn Đình Chiểu phong tặng
d. Kẻ thù kính phục gọi
21. Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai ?
a. Nguyễn Quang Bích
b. Phan Đình Phùng 
c. Đinh Công Tráng
d. Tống Duy Tân
22. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là ai ?
a. Nguyễn Thiện Thuật
b. Hoàng Hoa Thám
c. Nguyễn Quang Bích
d. Phan Đình Phùng
23. Người khởi xướng phong trào đưa thanh niên ra nước ngoài học tập là ai ?
a. Phan Chu Trinh với phong trào Duy Tân.
b. Nguyễn Thái Học với Việt Nam Quốc dân Đảng.
c. Lương Văn Can với Đông kinh Nghĩa thục.
d. Phan Bội Châu với phong trào Đông Du.
24. Đám tang Phan Châu Trinh được tổ chức trọng thể vào năm nào, ở đâu ?
a. Năm 1926 tại Quảng Nam
b. Năm 1925 tại Sài Gòn
c. Năm 1925 tại Quảng Nam
d. Năm 1926 tại Sài Gòn
25. Trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, Nguyễn An Ninh là người đã khởi xướng và tổ chức phong trào gì ?
a. Phong trào Đông Dương đại hội.
b. Tân Việt Cách mạng Đảng.
c. Phong trào Hội kín.
d. Nam đồng thư xã.
26. Nguyễn Thái Học là lãnh tụ của tổ chức nào ?
a. Tâm Tâm xã
b. Tân Việt Cách mạng Đảng
c. Việt Nam Quốc dân Đảng
d. Đại Việt dân xã Đảng
27. Khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay có tên là gì ?
a. Đảng Cộng sản Đông Dương
b. Đảng Cộng sản Việt Nam
c. Đông Dương Cộng sản đảng
d. An Nam Cộng sản Đảng
28. Tham dự hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, có mặt các đại biểu của tổ chức nào ?
a. Cả 3 tổ chức Cộng sản ở 3 miền đất nước : Đông Dương Cộng sản Đảng (ĐDCSĐ), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (ĐDCSLĐ), An Nam Cộng sản Đảng (ANCSĐ).
b. ĐDCSĐ và ĐDCSLĐ
c. ĐDCSĐ và ANCSĐ
d. ĐDCSLĐ và ANCSĐ
29. Nguyên nhân chủ yếu nào làm bùng lên cao trào cách mạng 1930 / 1931 ?
a. Thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân ta.
b. Lòng yêu nước nồng nàn căm thù giặc sâu sắc của mọi tầng lớp đồng bào.
c. Anh hưởng của phong trào Cách mạng thế giới.
d. Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối chính trị đúng đắn.
30. Trong cao trào Cách Mạng 1931 / 1931, chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh được thành lập bằng cách nào ?
a. Do nhân dân bầu cử
b. Ban chấp hành nông hội xã quản lý chính quyền dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng.
c. Chi bộ Đảng tại các địa phương đồng thời nắm chính quyền.
d. Công nhân các nhà máy lân cận về nông thôn quản lý chính quyền.
31. Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức vào thời gian và địa điểm nào ?
a. Tháng 3 / 1935 tại MaCao (Trung Quốc)
b. Tháng 7 / 1935 tại MaCao (Trung Quốc)
c. Tháng 3 / 1935 tại ngoại thành Hà Nội
d. Tháng 7 / 1935 tại ngoại thành Hà Nội
32. Ngay sau đại hội lần thứ I, Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương là ai ?
a. Đ/c Trần Phú
b. Đ/c Hồng Phong
c. Đ/c Hà Huy Tập
d. Đ/c Trường Chinh
33. Trong cao trào cách mạng 1936 - 1939, sự kiện mở đầu cho phong trào đấu tranh rộng lớn của quần chúng là sự kiện gì ?
a. Sự ra đời của ủy ban hành động ở nhiều địa phương.
b. Cuộc đón tiếp của Chính phủ Pháp.
c. Cuộc vận động lập ủy ban trù bị của Đông Dương Đại hội.
d. Việc triệu tập Đông Dương Đại hội.
34. Một tác phẩm chính trị được phổ biến rộng rãi trong cao trào 1936 - 1939 giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lê Nin và chính sách của Đảng là tác phẩm nào ?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp
b. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
c. Đề cương văn hóa Việt Nam
d. Vấn đề dân cày
35. Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược Cách mạng của Đảng ta sau cao trào 1936 - 1939 được đánh dấu bằng sự kiện nào ?
a. Đảng rút vào hoạt động bí mật từ cuối năm 1939.
b. Nhật nhảy vào Đông Dương cùng thực dân Pháp thống trị nước ta
c. Mặt trận Việt Minh được thành lập
d. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6
36. Đảng ta xác định nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ cách mạng 1930 - 1945 là gì ?
a. Giải phóng dân tộc
b. Giải phóng dân tộc và ruộng đất cho nông dân
c. Khởi nghĩa vũ trang
d. Đấu tranh giành quyền dân chủ
37. Mặt trận Việt Minh có tên gọi đầy đủ là gì ?
a. Việt Nam Cách mạng đồng chí hội
b. Việt Nam Cách mệnh đồng minh hội
c. Việt Nam Độc lập đồng minh
d. Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội
38. Đại diện cao nhất của Chính phủ lâm thời vào tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại tại Huế là ai ?
a. Tôn Đức Thắng
b. Nguyễn Lương Bằng
c. Trần Huy Liệu
d. Cù Huy Cận
39. Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa Nam bộ trong Cách mạng tháng 8 năm 1945 là ai ?
a. Thái Văn Lung
b. Trần Văn Giàu
c. Huỳnh Văn Tiểng
d. Phạm Ngọc Thạch.
40. Nam bộ kháng chiến bắt đầu ở Sài Gòn vào ngày tháng năm nào ?
a. 23/11/1940 c. 23/9/1945
b. 23/11/1945 d. 02/9/1945
41. Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào ?
a. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.
b. Cuộc binh biến Đô Lương.
c. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.
d. Cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Hà Nội.
42. Lực lượng vũ trang ra đời từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, sau đó được thống nhất lại với tên gọi là gì ?
a. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
b. Cứu quốc dân
c. Việt Nam giải phóng quân
d. Vệ quốc Đoàn
43. "Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ" câu nói ấy là của ai ?
a. Chỉ thị kháng chiến kiến quốc của Trung ương Đảng
b. Thư của Hồ Chủ Tịch gửi đồng bào Nam bộ
c. Quyết định kháng chiến của xứ ủy Nam bộ
d. Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
44. Hồ Chủ Tịch thay mặt cả nước tặng danh hiệu "Thành đồng Tổ quốc" cho đồng bào Nam bộ vào thời điểm nào ?
a. Vừa bắt đầu kháng chiến (9/1945)
b. Cuối năm 1945
c. Đầu năm 1946
d. Đầu tháng 2 năm 1946
45. Có một tổ chức chính trị đứng trong mặt trận Việt Minh do Đảng Cộng sản Đông Dương vận động thành lập vào giữa năm 1944 nhằm tập hợp lực lượng trí thức, sinh viên học sinh, tư sản dân tộc, tổ chức đó là gì ?
a. Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam
b. Đảng dân chủ Việt Nam
c. Đảng xã hội Việt Nam
d. Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác
46. Tháng 4/1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân được hợp nhất với tên gọi :
a. Vệ quốc đoàn
b. Việt Nam giải phóng quân
c. Việt nam Cứu Quốc quân
d. Quân đội Nhân dân Việt Nam
47. Đại hội Quốc dân chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 được tổ chức tại đâu ?
a. Tân Trào
b. Pắc pó
c. Cao bằng
d. Hà Đông
48. Nơi nào diễn ra cuộc mít ting lớn giành chính quyền tại Hà Nội trong CMTT 1945 ?
a. Quảng trường Ba Đình
b. Dinh Toàn quyền Đông Dương
c. Quảng trường Nhà hát lớn
d. Vườn Bách thảo
49. Lệnh tổng tuyển cử để bầu ra Chính phủ chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đựơc công bố vào thời điểm nào ?
a. Ngay trong tháng 9/1945
b. Tháng 10/1945
c. Tháng 11/1945
d. Tháng 12/1945
50. Sau thành công của cuộc tổng tuyển cử, cuộc họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra vào ngày tháng năm nào ?
a. 10/01/1946
b. 25/02/1946
c. 2/03/1946
d. 15/03/1946 
51. Đồng tiền Việt Nam đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định cho lưu hành trong cả nước lần đầu tiên trong cả nước vào ngày tháng năm nào ?
a. 01/1946
b. 04/1946
c. 11/1946
d. 9/1946
52. Ở miền Nam, với sự giúp đỡ của quân Anh, cuộc gây hấn của quâ ... 51.Trước khi dạy hát cần giới thiệu các nội dung như sau :
a. Xuất xứ, tác giả, tác phẩm
b. Hoàn cảnh sáng tác và tác giả.
c. Quá trình sáng tác.
d. Hai câu b, c đều đúng.
452. Khi hát mẫu người dạy hát cần phải:
a. Hát đúng lời ca, giai điệu, tiết tấu, thể hiện tốt sắc thái tình cảm.
b. Thể hiện tốt sắc thái tình cảm.
c. Thuộc lời ca.
d. Giữ đều nhịp độ.
453. Trong quá trình dạy vị trí người dạy hát cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả giảng dạy. Bạn hãy chọn cho mình một trong những vị trí dưới đây:
a. Nơi mà tất cả đều quan sát được
b. Nơi mà chỉ cần một nhóm quan sát được.
c. Đứng ở giữa chỉ cần 1/2 số người học quan sát được.
d. Cả 3 câu a, b, c đúng.
454. Trước khi dạy từng câu hát một người dạy cần nhắc nhở học sinh :
a. Ngồi thẳng người, không so vai.
b. Không hát theo người dạy.
c. Lấy hơi sau mỗi câu hát, không hát quá to át tiếng người khác.
d. Cả 3 câu a, b, c đúng.
455. Những câu có tiết tấu khó người dạy cần phải hướng dẫn như thế nào để đem lại hiệu quả ?
a. Dạy thật chậm
b. Dạy qua loa
c. Dạy thật nhanh
d. Dạy bình thường
456. Thông qua việc học nhạc nhằm:
a. Giáo dục " văn hóa âm nhạc" cho các em.
b. Khơi gợi khả năng sáng tạo nghệ thuật.
c. Phát triển thẩm mỹ, toàn vẹn nhân cách học sinh.
d. Cả 3 câu a, b, c đúng.
457. Giáo dục âm nhạc là công cụ tích cực tạo cơ sở :
a. Hình thành nhân cách con người
b. Giúp cho mọi người biết hát.
c. Giúp cho thư giãn đầu óc .
d. Hai câu a, b đều đúng.
458. Trong động tác dậm chân tại chỗ, khi có động lệnh "đứng" thì người Đội viên phải:
a. Bước hai bước
b. Bước thêm ba bước
c. Đếm theo nhịp một-hai.
d. Đứng lại ngay
459. Trong động tác đi đều, khi có động lệnh "đứng" thì người Đội viên phải:
a. Bước thêm một nhịp
b. Bước thêm hai bước , rồi kéo chân phải lên
c. Bước thêm một bước rồi kéo chân phải lên
d. Đứng lại ngay
460. Trong động tác chạy đều, khi có động lệnh "đứng" thì người Đội viên phải:
a. Chạy chậm dần thêm 4 bước
b. Chạy chậm dần thêm 3 bước, rồi kéo chân phải lên.
c. Chạy chậm dần thêm 3 nhịp
d. Đứng lại ngay
461. Trình tự động tác quay đằng sau là:
a. Rút chân phải ra sau, hai gót chân làm trụ, xoay hai mũi chân theo chiều kim đồng hồ tạo một góc 180 độ, rút chân phải về.
b. Rút chân phải ra sau, mũi chân trái và gót chân phải làm trụ, xoay theo chiều kim đồng hồ từ trước ra sau, rút chân trái lên.
c. Rút chân trái ra sau, hai gót chân làm trụ, xoay hai mũi chân theo chiều từ phải qua trái tạo một góc 180 độ, rút chân trái về.
d. Rút chân trái ra sau, mũi chân phải và gót chân trái làm trụ, xoay theo chiều từ phải qua trái một góc 360 độ, rút chân phải lên.
462. Trong động tác nào thì "chân trái" bước trước:
a. Tiến-lùi-sang trái
b. Tiến-lùi-đi đều
c. Tiến-đi đều-chạy đều
d. Cả 3 câu a, b, c đúng.
463. Theo nghi thức Đội TNTP.HCM có mấy yêu cầu đối với Đội viên:
a. 6 yêu cầu
b. 7 yêu cầu.
c. 8 yêu cầu
d. 9 yêu cầu
464. Theo nghi thức Đội TNTP.HCM có mấy yêu cầu đối với chỉ huy:
a. 4 yêu cầu
b. 5 yêu cầu.
c. 6 yêu cầu
d. 7 yêu cầu
465. Khi thắt khăn quàng xong thì :
a. Đuôi khăn bên trái dài hơn bên phải
a. b.Đuôi khăn bên phải dài hơn bên trái.
b. Cả hai đuôi khăn đều bằng nhau
c. Tất cả đều sai
466. Trong động tác vác cờ thì:
a. Tay trái nắm đốc cán cờ đưa thẳng ra trước nghiêng với mặt đất góc khoảng 45 độ
b. Tay phải nắm đốc cán cờ đưa thẳng ra trước nghiêng với mặt đất góc khoảng 45 độ.
c. Tay trái nắm đốc cán cờ đưa thẳng ra trước, cán cờ ngang song song với mặt đất
d. Tay phải nắm đốc cán cờ đưa thẳng ra trước, cán cờ ngang song song với mặt đất
467. Cờ được kéo hoặc giương khi:
a. Bắt đầu bài trống chào cờ.
b. Bắt đầu hát bài quốc ca
c. Chấm dứt bài trống chào cờ
d. Cả a và b đều đúng
468. Bài trống nào có nhịp trống cái đánh khởi đầu:
a. Chào cờ.
b. Hành tiến
c. Chào mừng
d. Trống đệm quốc ca
469. Động tác chỉ định hàng dọc của người chỉ huy là:
a. Tay phải giơ thẳng lên cao , bàn tay nắm lại.
b. Tay phải giơ thẳng lên cao, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay hướng về phía thân người.
c. Tay trái giơ thẳng lên trời, bàn tay nắm lại.
d. Tay trái giơ thẳng lên cao, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay hướng về phía thân người.
470. Trừ phân đội trưởng, các đội viên còn lại trong lúc điểm số đánh mặt sang bên:
a. Phải
b. Trái.
c. Trái, phải đều được
d. Nhìn thẳng
471. Khẩu lệnh nào sau đây là đúng:
a. Vòng trái, đi đều-bước !
b. Vòng phải, chạy đều-chạy !
c. Vòng phải, đi đều-bước !
d. Vòng bên phải chạy đều-chạy !
472. Đội ngũ vận động thực hiện "vòng sau" sẽ tiến hành theo hướng:
a. Bên phải.
b. Bên trái
c. Trái, phải đều được
d. Đằng sau quay
473. Tiếng trống cái khởi đầu cho bài trống Hành tiến là:
a. 3 tiếng.
b. 4 tiếng.
c. 5 tiếng.
d. Không có.
474. Tiếng trống cái khởi đầu cho bài trống Chào mừng là:
a. 2 tiếng.
b. 3 tiếng.
c. 4 tiếng.
d. Không có.
475. Khi đánh trống Đội, hai tay cầm dùi theo cách sau:
a. Tay trái úp, tay phải mở.
b. Tay trái, tay phải cùng úp.
c. Cả hai tay cùng mở.
d. Tay phải úp, tay trái mở.
476. Động tác chào của Đội viên được sử dụng khi:
a. Báo cáo.
b. Chào cờ.
c. Các nghi lễ, hoạt động Đội.
d. Cả a và b đúng.
477. Đội hình chữ U trong nghi thức Đội dùng để:
a. Nghỉ giải lao.
b. Đốt lửa trại.
c. Sinh hoạt trò chơi.
d. Thực hiện các nghi lễ của Đội.
478. Khi điều khiển (điều động), người chỉ huy đứng ở:
a. Bên trái đội hình.
b. Bên phải đội hình.
c. Vị trí trung tâm.
d. Tất cả đều sai.
479. Tư thế đeo trống con là:
a. Vai phải mang dây đeo, mặt trống nghiêng 45 độ so với mặt đất.
b. Vai trái mang dây đeo, mặt trống nghiêng 45 độ so với mặt đất.
c. Vai phải mang dây đeo, mặt trống ngang song song với mặt đất.
d. Vai trái mang dây đeo, mặt trống nghiêng 90 độ so với mặt đất.
480. Khi triển khai đội hình hàng ngang, người chỉ huy ra hiệu lệnh tập họp bằng:
a. Tay trái.
b. Tay phải.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
481. Động tác chỉ định đội hình tập họp vòng tròn của người chỉ huy là:
a. Hai tay vòng lên đầu, bàn tay mở, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp, ngón giữa hai bàn tay chạm nhau.
b. Hai tay vòng lên đầu, hai nắm tay cùng úp chạm nhau.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
482. Trong đội hình hàng dọc, khẩu lệnh đúng khi so cự ly là:
a. Chi Đội chú ý, cự ly rộng nhìn chuẩn - thẳng.
b. Phân Đội 1 làm chuẩn, cự ly rộng nhìn chuẩn - thẳng.
c. Cự ly rộng, nhìn chuẩn - thẳng.
d. Phân Đội 1 làm chuẩn, nhìn trước -thẳng.
483. Khẩu lệnh đúng khi so cự ly trong đội hình vòng tròn là:
a. Cự ly rộng (hẹp), nhìn tâm - thẳng.
b. Cự ly rộng (hẹp), chỉnh đốn đội hình.
c. Cự ly rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng.
d. Cự ly rộng (hẹp), chỉnh đốn đội ngũ.
484. Động tác vác cờ của Đội viên được thực hiện trong:
a. Lễ diễu hành, khi đưa cờ vào làm lễ chào cờ, Lễ duyệt Đội, Lễ đón 
b. Lễ duyệt Đội, Lễ kết nạp Đội, Hội thi nghi thức và Lễ đón đại biểu.
c. Lễ duyệt Đội, Lễ kết nạp Đội, Đại hội Đội và các sinh hoạt khác.
d. Cả 3 câu a, b, c đúng.
485. Bài trống chào cờ được sử dụng trong:
a. Lễ chào cờ ở trường học.
b. Lễ chào cờ của tổ chức Đội TNTP. HCM
c. Lễ chào cờ của các cơ quan nhà nước.
d. Cả 3 câu a, b, c đúng.
486. Khẩu hiệu của Đội TNTP.HCM có lời hô là:
a. Vì Tổ quốc Việt Nam XHCN, Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Hãy sẵn sàng!
b. Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Sẵn sàng!
c. Vì chủ nghĩa cộng sản, Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Sẵn sàng!
d. Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Hãy sẵn sàng!
487. Lễ chào cờ theo nghi thức Đội có những nét đặc trưng là:
a. Có hát Đội ca và hô đáp khẩu hiệu.
b. Có đánh trống Đội.
c. Có hát Quốc ca.
d. Cả 3 câu a, b, c đúng.
488. Ta hiểu "Tế bào tổ chức là đơn vị tổ chức nhỏ nhất cấu thành và giúp tổ chức tồn tại". Vậy trong tổ chức Đội, tế bào tổ chức là:
a. Phân Đội.
b. Chi Đội.
c. c. Các cấp cơ sở của Đội: Liên Đội, Chi Đội, Phân Đội.
d. Liên Đội
489. Cấp hiệu chỉ huy Đội của Phân Đội là:
a. Phân Đội trưởng: Hai sao một vạch.
b. Phân Đội phó: Một sao một vạch.
c. Ủy viên Phân Đội: Một vạch.
d. Cả a và b đúng.
490. Điều kiện thành lập một Chi Đội mới, ít nhất phải:
a. Có hai Đội viên trở lên.
b. Có ba Đội viện trở lên.
c. Có bốn Đội viên trở lên.
d. Có năm Đội viên trở lên.
491. Trong đội hình diễu hành, khoảng cách giữa hai Chi Đội nối tiếp nhau là:
a. 3m.
b. 4m.
c. 5m.
d. 6m.
492. Ý nghĩa việc tổ chức Đại hội Đội nhằm:
a. Bầu cử Ban chỉ huy Đội để điều hành hoạt động Đội.
b. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động Đội trong năm mới.
c. Là ngày hội lớn của đội viên.
d. Phát huy tinh thần làm chủ và tự quản của Đội, thể hiện ý thức xây dựng Đội vững mạnh.
493. Các hình thức tổ chức Lễ chào cờ là:
a. Cờ được treo sẵn trên lễ đài hoặc trên cột cờ.
b. Cờ được đội viên cầm, đứng trước đơn vị.
c. Kéo cờ.
d. Cả 3 câu a, b, c đúng.
494. Việc thành lập và tổ chức công nhận Chi Đội mới do:
a. Ban chỉ huy Liên Đội quyết định.
b. Hội đồng Đội quận (huyện) quyết định.
c. Tổng phụ trách quyết định.
d. Ban giám hiệu quyết định.
495. Thời điểm tổ chức Đại hội Đội ở trường học thường vào :
a. Đầu năm học.
b. Kỷ niệm ngày thành lập Đội TNTP.Hồ Chí Minh
c. Lúc nào cũng được .
d. Ngày thành lập Đoàn TNCS. Hồ Chí Minh.
496. Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh phải chào kiểu Đội khi :
a. Không đeo khăn quàng
b. Có đeo khăn quàng
c. Có đeo huy hiệu Đội
d. Cả b và c đều đúng .
497. Độ tuổi trưởng thành của đội viên Đội TNTP. Hồ Chí Minh theo quy định là :
a. Đội viên từ 14 tuổi trở lên .
b. Đội viên từ 15 tuổi ( 14 tuổi + 1 ngày ).
c. Đội viên từ 15 tuổi trở lên .
d. Đội viên học lớp 8 và lớp 9 .
498. Trình tự lễ chào cờ của Đội là :
a. Kèn hiệu - Bài trống chào cờ - Quốc ca - Đội ca - Hô đáp khẩu hiệu.
b. Bài trống chào cờ - Kèn hiệu và Quốc ca - Đội ca - Hô đáp khẩu hiệu.
c. Kèn hiệu và Bài trống chào cờ - Quốc ca - Hô đáp khẩu hiệu.
d. Quốc ca - kèn hiệu - Bài trống chào cờ - Đội ca - Hô đáp khẩu hiệu.
499. Người trúng cử Ban chỉ huy Liên đội phải :
a. Được trên 1/2 tổng số phiếu bầu và theo thứ tự từ cao xuống.
b. Được trên 2/3 tổng số phiếu bầu và theo thứ tự từ cao xuống.
c. Được trên 3/4 tổng số phiếu bầu và không theo thứ tự.
d. Được trên 100% tổng số phiếu bầu và không cần thứ tự.
500. Qui định những chức năng của Tổng phụ trách Đội là :
a. Tham mưu cho Hiệu trưởng và Ban chấp hành Đoàn trưòng tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh, đội viên.
b. Vận động, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng tổ chức Đội ngày càng vững mạnh.
c. Giúp cho Đội hoạt động tự quản, giáo dục, bồi dưỡng tập thể đội viên Thiếu niên Tiền phong rèn luyện trở thành những " Con ngoan - Trò giỏi - Bạn tốt - Cháu ngoan Bác Hồ".
d. Cả 3 câu a, b, c đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • doc500 cau hoi trac nghiem kien thuc.doc