Câu 1: Nước diễn ra cuộc cách mạng tư sản đầu tiên là:
A. Anh B. Pháp. C. Đức. D. Hà Lan.
Câu 2: Kinh tế ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ phát triển theo con đường:
A. Phong kiến. C. Xã hội chủ nghĩa.
B. Tư bản chủ nghĩa. D. Cộng sản chủ nghĩa.
Câu 3: Xe tăng, lần đầu tiên được Anh sử dụng trong cuộc chiến tranh nào?
A. Chiến tranh thuốc phiện (1840 - 1842).
B. Chiến tranh Anh-Bô-ơ (1899 - 1902).
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
D. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Câu 4: Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Dương (1918 - 1939) đấu tranh chống kẻ thù là:
A. Thực dân Hà Lan. C. Thực dân Pháp.
B. Thực dân Anh. D. Phát xít Nhật.
ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian: 45 phút I.TRẮC NGHIỆM(3,0 điểm). Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất(2,0 điểm) 1. Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là gì? A. Tạo điều kiện cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển. B. Là cơ sở kĩ thuật, vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí. C. Tạo điều kiện cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển. D. Tạo điều kiện cho lĩnh vực quân sự phát triển. 2. Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên là gì? A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh. B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật. C. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lí của thần học. D. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này, thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển. 3. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi - pay (Ấn Độ) diễn ra trong thời gian nào? A. Từ năm 1857 đến năm 1858 B. Từ năm 1858 đến năm 1859 C. Từ năm 1857 đến năm 1859 D. Từ năm 1856 đến năm 1858 4. Đảng Quốc Đại là đảng của giai cấp nào? A. Giai cấp tư sản B. Giai cấp vô sản C. Giai cấp phong kiến D. Giai cấp nông dân 5. Tại sao không phải một nước mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc? A. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp. B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông. C. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh. D. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh. 6. Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc thực dân Anh đã làm gì ? A. Khuất phục triều đình Mãn Thanh B. Tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện C. Tiến hàng chiến tranh với các nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật Bản D. Cấu kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc 7. Trong cải cách giáo dục, nội dung nào được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản? A. Nội dung về giáo lí của các tôn giáo B. Nội dung về pháp luật C. Nội dung về công nghiệp hóa và hiện đại hóa D. Nội dung về khoa học kĩ thuật 8. Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trên những lĩnh vực nào? A. Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự B. Kinh tế, chính trị, xã hội C. Kinh tế, chính trị, văn hóa D. Văn hóa, giáo dục, quân sự Câu 2:Nối thời gian ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B (1,0 điểm) Cột A Cột B 1. Năm 1863-1866 A. Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành đấu tranh vũ trang. 2. Năm 1896-1898 B. Các tổ chức công đoàn ở In-đô-nê-xi-a được thành lập. 3. Năm 1884 -1913 C. Cách mạng bùng nổ, nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời nhưng sau đó bị đế quốc Mĩ thôn tính. 4. Năm 1905 D. Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo. E. Phong trào nông dân Yên Thế II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: Nêu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX? (2 điểm) Câu 2: Nhận xét tính chất và ý nghĩa cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911? (2 điểm) Câu 3: Tình hình Nhật Bản sau cuộc Duy Tân Minh Trị? Qua cuộc Duy Tân Minh Trị em rút ra được bài học gì cho bản thân? (3 điểm) ĐÁP ÁN I.TRẮC NGHIỆM Nội dung Điểm (3,0 điểm) Câu 1: 1 2 3 4 5 6 7 8 B D C A B B D A (Trả lời đúng mỗi câu 0,25 điểm) 2 điểm Câu 2: 1 2 3 4 D C E B (Trả lời đúng mỗi câu 0,25 điểm) 1 điểm II. TỰ LUẬN Nội dung (7,0 điểm) Câu 1 (2 điểm) - Công nghiệp: Kĩ thuật luyện kim, sản xuất gang, sắt thép,.đặc biệt là sự ra đời của động cơ hơi nước. - Giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng. Năm 1807, một kĩ sư người Mĩ là Phơn-tơn chế tạo tàu thủy chạy bằng hơi nước. Năm 1802, đầu máy xe lửa xuất hiện ở Anh. Máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ. - Nông nghiệp: Sử dụng phân bón hóa học, máy kéo, máy đập, máy gặt đập. - Quân sự: Nhiều vũ khí mới được sản xuất: Đại bác, súng trường, chiến hạm, ngư lôi, khí cầu. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2 (2 điểm) - CM Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa dân quốc, tạo điều kiện cho nề kinh tế tư bản phát triển. - CMTS còn nhiều hạn chế. Đây là cuộc CMTS không triệt để vì nó không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. 1 điểm 1 điểm Câu 3 (3 điểm) - Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp. Giữ được độc lập và trở thành một đế quốc hùng mạnh ở châu Á. - Nêu được bài học: Dám thay đổi, luôn tìm tòi cái mới, tiếp thu có chọn lọc, vai trò của giáo dục, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với công cuộc xây dựng đất nước, - Đưa ra được lập luận hợp lí với luận điểm đưa ra, ví dụ cụ thể. 1 điểm 1 điểm 1 điểm ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm) Hãy khoanh tròn vào vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 4 Câu 1: Giai cấp tư sản và vô sản là hai giai cấp chính của xã hội. A. Chiếm hữu nô lệ B. Nguyên thủy B. Phong kiến D.Tư bản chủ nghĩa Câu 2: Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là. A. Cách mạng tư sản Hà Lan B. Cách mạng tư sản Anh B. Cách mạng tư sản Bắc Mĩ C. Cách mạng tư sản Pháp Câu 3: Sắp xếp các sự kiện lịch sử dưới đây theo trình tự thời gian về những thành tựu của cách mạng công nghiệp Anh từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX 1. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước 2. Giêm Ha- gri- vơ sáng chế ra máy Gien – ni 3. Ac- crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước A. 1-2-3 B.2-3-1 C.2-1-3 D.3-2-1 Câu 4: Nhà khoa học nào đã nói; ”Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu” ? A. A-tôn-xtôi B.M-Sô-lô-khốp B. A- Nô – ben D.A-Anh-xtanh Câu 5: Hoàn thành thông tin trong bảng niên biểu sau Thời gian Sự kiện 1911 1914 -1918 1917 1939-1945 II.Tự luận ( 6 điểm). Câu 1: (3 điểm). Nước Nga năm 1917 có mấy cuộc cách mạng ? Đó là cuộc cách mạng nào ? Vì sao ? Câu 2 : (3 điểm). Trình bày nội dung chủ yếu và tác dụng của chính sách mới ? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ 8 I. Trắc nghiệm (4,0 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án D A C B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5. Hoàn thành thông tin trong bảng niên biểu sau (Mỗi sự kiện đúng được 0,5 đ) Thời gian Sự kiện 1911 Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc 1914 - 1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất 1917 Cách mạng tháng Mười Nga 1939 - 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai II. Tự luận (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 3,0 điểm * Nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng. 0,25 * Đó là cuộc cách mạng tháng Hai và cuộc cách mạng tháng Mười 0,25 * Vì: - Vào đầu thế kỉ XX, ở Nga lúc này tồn tại nhiều mâu thuẫn : giữa nông dân nga với chế độ phong kiến Nga hoàng ; giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ; giữa dân tộc Nga với các dân tộc trong đế quốc Nga. - Cách mạng tháng Hai năm 1917 tuy đã lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: hai chính quyền song song tồn tại Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. - Trước tình hình đó, Lênin và Đảng Bônsêvích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Trong lúc đó, chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân. Đó là cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. 0,5 1,0 1,0 Câu 2 3,0 điểm * Nội dung chủ yếu của Chính sách mới: - 1932 tổng thống Ru-dơ-ven đề ra chính sách mới. - Giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi các ngành kinh tế - tài chính. - Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. - Tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội. * Tác dụng: - Cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ. - Giải quyết những khó khăn cho người lao động, góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản. 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 ĐỀ 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian: 45 phút Câu 1. (1.5 điểm) Nét mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỉ XX thể hiện như thế nào? Câu 2. (3.0 điểm) Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại diễn ra hai cuộc cách mạng? Câu 3. (2.0 điểm) Lê-nin có vai trò như thế nào trong cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Câu 4. (3.5 điểm) Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào đối với các nước tư bản châu Âu và thế giới. ....................................... Hết ...................................... (Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Đáp án Điểm 1 * Nét mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỉ XX thể hiện: - Phong trào đấu tranh mang đậm ý thức dân tộc, thực hiện mục tiêu đấu tranh vì một nước Ấn Độ độc lập, tự chủ. - Lần đầu tiên công nhân tham gia phong trào dân tộc, thể hiện vai trò ngày càng cao trong phong trào. 0.75 0.75 2 * Ở nước Nga năm 1917 diễn ra hai cuộc cách mạng vì: - Sau cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại. + Chính phủ lâm thời tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. + Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại. - Chính phủ lâm thời tư sản vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, đàn áp nhân dân lao động. - Yêu cầu tất yếu của lịch sử nước Nga lúc bấy giờ là làm cuộc cách mạng vô sản lật đổ chính phủ lâm thời tư sản giành chính quyền về tay nhân dân lao động. 0.5 0.5 0.5 0.75 0.75 3 * Vai trò của Lê-nin trong cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: - Là người sáng lập Đảng Bôn-sê-vích Nga. - Vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn. - Trực tiếp chỉ đạo cách mạng. - Có những quyết định táo bạo, sáng suốt, hành động mau lẹ, đúng thời cơ. 0.5 0.5 0.5 0.5 4 * Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đối với các nước châu Âu và thế giới: - Về kinh tế: + Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa. + Mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. - Xã hội: + Nạn thất nghiệp tăng cao. + Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. - Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở nhiều nước. - Về quan hệ quốc tế: + Xuất hiện hai khối quân sự đối địch nhau. + Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 ĐỀ 4 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian: 45 phút Câu 1 (3,0 điểm): Điền các sự kiện lịch sử thế giới vào các mốc gian sau TT Thời gian Sự kiện 1 8/1566 2 1642-1688 3 1776 4 1/1868 5 1871 6 1914-1918 Câu 2 (4,0 điểm): * Nước Nga năm 1917 có mấy cuộc cách mạng ? ĐÓ là cuộc các mạng nào / Vì sao ? Trình bày ý ngĩa lịch sử ... 1 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 4 Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là vì tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932 Ru – dơ – ven đã thực hiện Chính sách mới. 1 đ Lưu ý: Để khuyến khích khả năng tự học của học sinh, đối với một số bài có sự tìm hiểu nghiên cứu sâu, rộng, khả năng lập luận tốt cần có điểm thưởng dựa trên thang điểm của từng câu. ĐỀ 13 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian: 45 phút Câu 1 (2.0 điểm) Dựa vào những yếu tố nào để khẳng định “Chiến tranh dành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực chất là một cuộc cách mạng tư sản”? Câu 2 (4.0 điểm) Trình bày một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Ácuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ? Câu 3 (4.0 điểm) Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mĩ ? Nội dung và tác dụng của chính sách kinh tế mới của Tổng thống Ru-dơ-ven ? HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN: LỊCH SỬ 8 Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 (2.0) Chiến tranh dành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực chất là một cuộc cách mạng tư sản vì: 2.0 - Mục tiêu của cách mạng là giải quyết mưu thuẩn giữa quan hệ sản xuất phong kiến với lực lượng sản xuất mới TBCN, mở đường cho nền kinh tế TBCN phát triển. 0.5 - Muốn hoàn thành mục tiêu trên nhân dân Bắc Mĩ đã đấu tranh xóa bỏ nền thống trị của thực Anh , giành độc lập dân tộc ở Bắc Mĩ. 0.5 - Động lực của cách mạng: nhân dân lao động (nô lệ, nông dân, công nhân....) - Lực lượng lãnh đạo là giai cấp tư sản. 0.5 - Kết quả: cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Bắc Mĩ đã mở đường cho CNTB phát triển tại đây. 0.5 2 (4.0) Trình bày một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 4.0 - In- đô- nê- si-a nhiều tổ chức yêu nước của tri thức tư sản tiến bộ ra đời, năm 1905 các tổ chức công đoàn được thành lập, tháng 5-1920 Đảng Cộng sản In- đô- nê- si- a ra đời. 1.0 - Phi-lip-pin cuộc cách mạng 1896-1898 dẫn đến sự ra đời của nước cộng hòa Phi-lip-pin. 0.5 - Cam-pu-chia có khởi nghĩa A-cha-xoa ở Takeo (1863-1866), Khởi nghĩa Pu-côm-bô ở Crachê (1866-1867) gây cho Pháp nhiều tổn thất... 0.5 - Lào cuộc khởi nghĩa nhân dân Xavanakhet (1901-1907) dưới sự lảnh đạo của Pha- ca- đuốc, bước đầu thành lập liên minh chống Pháp... 0.5 - Việt Nam có phong trào Cần Vương (1885 -1896) và khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 -1913) 1.0 - Miến Điện năm 1885 kháng chiến chống thực dân Anh. 0.5 3 (4.0) * Vì sao............. Ngay trong thời kì phồn thịnh, nền kinh tế Mĩ đã bộc lộ những hạn chế: nhiều ngành công nghiệp chưa sử dụng hết công suất, sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận, mất cân đối giữa cung và cầu, nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ra... Đó là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) ở Mĩ. 1.0 * Nội dung và tác dụng của chính sách kinh tế mới của Tổng thống Ru-dơ-ven 3.0 - Bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế- tài chính. 1.0 - Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẻ dưới sự kiểm soát của nhà nước. 1.0 -Nhà nước tăng cường vai trò trong việc cải cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội. Nhờ vậy mà giải quyết phần nào khó khăn cho người lao động, cứu nguy cho CNTB Mĩ. 1.0 ĐỀ 14 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian: 45 phút Câu 1: ( 3 điểm) Nếu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Câu 2: (3 điểm) Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ? Câu 3: (4 điểm) Nêu nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai? Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau? HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 8 Câu 1: ( 3 điểm) Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: + Đối với nước Nga: Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền xây dựng chế độ xã hội mới- chế độ XHCN trên một đất nước rộng lớn + Đối với thế giới: Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Câu 2: ( 3 điểm) Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ mạnh mẽ bởi vì: Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc phải gánh chịu nhiều tai hoại bởi chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân sau chiến tranh. Đặc biệt là tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, quan trọng nhất là vai trò của giai cấp công nhân và đảng cộng sản ở các nước này Câu 3: ( 4 điểm) - Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai: ( 2 điểm) + Mâu thuẩn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất + Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đào sâu mâu thuẩn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mỹ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện đê phát xít Đức, Ý, Nhật châm ngòi lữa chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai - Những điểm giống và khác nhau về nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai: ( 2 điểm) + Giống nhau: cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẩn giữa các nước đế quốc về vấn đề phân chia thị trường và thuộc địa. + Khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẩn giữa các nước đế quốc với Liên Xô – Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới ĐỀ 15 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm) Câu 1. Lý do quan trọng nhất khiến Đông Nam Á trở thành đối tượng để thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược A. có vị trí chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên thiên nhiên. B. đáp ứng nhu cầu về thị trường của các nước đế quốc. C. chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. D. Đông Nam Á có nền kinh tế chậm phát triển, lạc hậu. Câu 2. Hầu hết các nước trong khu vực đã bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ngoại trừ A. In đô nê xi a. B. Xiêm. C. Ma lai xi a. D. Phi líp pin. Câu 3. Vì sao Lê nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”. A. Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn. B. Nước Anh dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản. C. Nước Anh giàu tài nguyên thiên nhiên. D. Nước Anh có nhiều công ti độc quyền về công nghiệp. Câu 4. Tính đến năm 1914 hệ thống thuộc điạ của Anh là A. 20 triệu km vuông, dân số 300 triệu người. B. 25 triệu km vuông, dân số 350 triệu người. C. 30 triệu km vuông, dân số 380 triệu người. D. 33 triệu km vuông, dân số 400 triệu người Câu 5. Cuối thế kỉ XIX – đầu TK XX các cuộc chiến tranh đế quốc diễn ra vì A. tranh giành thuộc địa. B. sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc. C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa. D. tranh giành quyền sở hữu các công ti độc quyền lớn. Câu 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra A. từ năm 1914 đến năm 1919. B. từ năm 1913 đến năm 1917. C. từ năm 1913 đến năm 1918. D. từ năm 1914 đến năm 1918. Câu 7. Nhận xét về tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Là một cuộc nội chiến giữa các nước đế quốc. B. Một cuộc chiến tranh cách mạng. C. Một cuộc chiến tranh giải phóng. D. Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, phản động. Câu 8. “Đế quốc trẻ” là tên gọi của các nước đế quốc nào? A. Anh, Mĩ. B. Đức, Mĩ. C. Anh, Pháp. D. Đức, Pháp. Câu 9. Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là A. công nhân và tư sản dân tộc. B. công nhân, nông dân, trí thức yêu nước. C. học sinh yêu nước ở Bắc Kinh. D. nông dân ở các vùng nông thôn ở Trung Quốc. Câu 10. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giai đoạn 1918 – 1939 chịu tác động trực tiếp bởi A. thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga. B. sự kết thúc của CTTG thứ nhất. C. phong trào cách mạng Trung Quốc. D. chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc. Câu 11. Từ năm 1940, phong trào độc lập dân tộc ở ĐNA có điểm chung là A. đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. B. đều nhằm chống lại ách thống trị của thực dân phương Tây. C. đều giành được những thắng lợi có ý nghĩa quyết định D. đều chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật. Câu 12. Nội dung của phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Ấn độ giai đoạn 1918 – 1939? A. Đấu tranh đòi quyền tự trị cho Ấn Độ. B. Đấu tranh lật đổ ách thống trị thực dân.. C. Đấu tranh đồi Anh cho người Ấn Độ tham gia vào các hội đồng thưôc địa. D. Đấu tranh đòi quyền độc lập, tấy chay hàng hóa Anh, phát triển kinh tế dân tộc. Câu 13. Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai khi A. Đức đánh chiếm một loạt các nước châu Âu. B. Đức tấn công Liên Xô. C. Nhật tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng. D. Nhật chiến Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương. Câu 14. Khối phát xít hình thành sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới gồm các nước nào? A. Anh – Pháp - Mĩ . B. Đức – Ý – Nhật. C. Anh – Pháp - Nga. D. Anh – Pháp – Đức – Mĩ. Câu 15. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai là A. Liên Xô tham gia chiến tranh. B. Mĩ tham gia chiến tranh. C. Hồng Quân Liên Xô phản công quân Đức tại Xtalingrat. D. Hồng Quân Liên Xô phản công quân Đức tại vòng cung Cuốc-xco. Câu 16. Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến. B. Quy mô của hai cuộc chiến tranh thế giới như nhau. C. Hậu quả chiến tranh nặng nề như nhau. D. Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước tư bản. B. PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 1. Trình bày nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? (2 điểm) II. ĐÁP ÁN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ/án A B A D A D D B B D D D C B C D B. PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 1. Trình bày nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? (2 điểm) Điểm * Nguyên nhân: - Mâu thuẫn về quyền lợi thị trường, thuộc địa giữa các nước đế quốc. - Khủng hoảng kinh tế thế giớià chủ nghĩa phát xít ra đời, gây chiến tranh chia lại thế giới. - Chính sách thoả hiệp của Anh, Pháp, Mĩ. * Kết cục: - Phát xít Đức , Italia, Nhật Bản sụp đổ. - Nhân loại chịu hậu quả thảm khốc. - Chiến tranh lớn nhất, thảm khốc nhất. - Biến đổi căn bản tình hình thế giới. 1 đ 1 đ
Tài liệu đính kèm: