Kế hoạch giảng dạy môn Toán lớp 9

Kế hoạch giảng dạy môn Toán lớp 9

I. Đặc điểm tình hình

1) Thuận lợi.

- Đa số các em có tương đối đầy đủ SGK phục vụ cho công tác học tập.

- Khối 9 được nhà trường đặc biệt quan tâm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo thường xuyên nhằm phục vụ cho xét tuyển tốt nghiệp và thi tuyển vào THPT.

 - GV được đào tạo chuẩn chương trình CĐ sư phạm đung chuyên nghành.

 2) Khó khăn:

- Đa số học sinh trên địa ban đều là dân tộc thiểu số, đời sống của nhân dân trên địa bàn còn nghèo nên việc quan tâm chuyện học hành của con emchưa đúng mức.

- HS chưa có ý thức trong việc chuẩn bị bài học ở nhà vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc truyền kiến thụ kiến thức của Gv cho Học sinh.

- Bên cạnh đó chất lượng học sinh không đồng đều giữa các lớp, số học sinh hổng kiến thức ở nhưng lớp dưới quá nặng, cho nên khó cho việc giáo viên truyền thụ kiến thức.

- Là năm học thứ hai thực hiện hai không nên GV cần phải tăng cường thời gian sức lực nhằm nâng cao chất lượng thực của HS.

 

doc 22 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1671Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn Toán lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giảng dạy môn toán lớp 9
Phần I . Kế hoạch chung
I. Đặc điểm tình hình 
1) Thuận lợi.
- Đa số các em có tương đối đầy đủ SGK phục vụ cho công tác học tập.
- Khối 9 được nhà trường đặc biệt quan tâm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo thường xuyên nhằm phục vụ cho xét tuyển tốt nghiệp và thi tuyển vào THPT. 
 - GV được đào tạo chuẩn chương trình CĐ sư phạm đung chuyên nghành.
 2) Khó khăn: 
- Đa số học sinh trên địa ban đều là dân tộc thiểu số, đời sống của nhân dân trên địa bàn còn nghèo nên việc quan tâm chuyện học hành của con emchưa đúng mức.
- HS chưa có ý thức trong việc chuẩn bị bài học ở nhà vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc truyền kiến thụ kiến thức của Gv cho Học sinh. 
- Bên cạnh đó chất lượng học sinh không đồng đều giữa các lớp, số học sinh hổng kiến thức ở nhưng lớp dưới quá nặng, cho nên khó cho việc giáo viên truyền thụ kiến thức.
- Là năm học thứ hai thực hiện hai không nên GV cần phải tăng cường thời gian sức lực nhằm nâng cao chất lượng thực của HS.
 3) Đặc điểm môn học:
- Đối với bộ môn toán là một môn học khó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức liên thông không được hổng. Toán 9 là lớp cuối cấp đòi hỏi tính tư duy của học sinh rất lớn.
II. Cấu trúc chương trình:
Đại số: cả năm 70 tiết
Học kỳ I: 19 tuần (40 tiết).
Học kỳ II: 18 tuần (30 tiết)
Chương I: Căn bậc hai. Căn bậc ba:18 tiết (Lý thuyết+Luyện tập: 15, ôn tập chương: 2, Thực hành: 1,Kiểm tra: 1).
Chương II: Hàm số bậc nhất: 11 tiết (Lý thuyết+Luyện tập: 9, ôn tập chương: 1, kiểm tra: 1)
Chương III: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn: 17 tiết (Lý thuyết+Luyện tập: 10, ôn tập: 3, kiểm tra: 3, trả bài KT: 1).
Chương IV:Hàm số y=ax2(a0)-phương trình bậc hai 1 ẩn: 24 tiết (Lý thuyết+Luyện tập: 16, ôn tập: 5, thực hành:1, Kiểm tra:1, trả bài KT: 1)
Hình học: cả năm 70 tiết.
Học kỳ I: 32 tiết.
Học kỳ II: 38 tiết.
Chương I: Hệ thức lương trong tam giác vuông: 19 tiết ( Lý thuyết+Luyện tập: 14, ôn tập: 2, thực hành: 2, kiểm tra:1)
Chương II: Đường tròn: 17 tiết (Lý thuyết+Luyện tập: 14, ôn tập: 2, kiểm tra: 1)
Chương III: Góc với đường tròn: 21tiết (Lý thuyết+Luyện tập: 19, ôn tập: 1, kiểm tra: 1)
Chương IV:Hình trụ, hình nón, hình cầu: 13 tiết (Lý thuyết+Luyện tập: 6, ôn tập: 5, kiểm tra: 2)
III. Yêu cầu bộ môn:
1) Kiến thức:
Phần đại số:
- Nắm được đ/n, kí hiệu căn bậc hai số học, biết dùng kiến thức này c/m một số tính chất phép khai phương.
- Biết liên hệ phép khai phương và phép bình phương, biết dùng liên hệ này tính toán đơn giản và tìm một số nếu biết bình phương hoặc căn bậc hai của nó.
- Nắm được liên hệ thứ tự với phép bình phương và dùng liên hệ này so sánh các số 
- Nắm được liên hệ giữa phép khai phương với phép nhân hoặc phép chia
- HS nắm được các kiến thức cơ bản về hàm số bậc nhất y = ax + b (a), TXĐ, Sự biến thiên, đồ thị , ý nghĩa của hệ số a và b. Điều kiện để hai đường thẳng y =ax+ b và y = a’x + b’ 
( a;a’) song song,cắt nhau, trùng nhau.
- Nắm vững khái niệm “góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a) và trục Ox, khái niệm hệ số góc và ý nghĩa của nó.
-HS nắm được các phương pháp giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn cùng các ứng dụng trong việc giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
- HS nắm vững t/c hàm số y = ax2 (a) và đồ thị của nó. Biết dùng t/c của hàm số để suy ra hình dạng đồ thị và ngược lại.
- Vẽ thành thạo đồ thị hàm số y = ax2 (a) trong những trường hợp mà việc tính toán tọa độ của một số điểm không quá phức tạp.
- Nắm vững quy tắc giải phương trình bậc hai dạng khuyết b, khuyết c và dạng tổng quát. Mặc dù có thể dùng công thức nghiệm để giải mọi phương trình bậc hai song cách giải riêng cho hai dạng phương trình đặc biệt trên đơn giản.
- Nắm vững hệ thức Viét và ứng dụng của chúng vào nhẩm nghiệm phương trình bậc hai đặc biệt trường hợp a + b + c = 0 và a - b + c = 0 , biết tìm hai số khi biết tổng , tích của chúng. Nhẩm nghiệm phương trình đơn giản như: x2 – 5x + 6 = 0; x2 + 6x + 8 = 0.
Phần hình học:
 Học sinh cần 
- Nắm vững công thức, định nghĩa tỉ số số lượng của góc nhọn.
- Hiểu và nắm vững hệ thức giữa cạnh và góc; đường cao; h/c cạnh, góc vuông trên cạnh huyền.
- Hiểu cấu tạo bảng lượng giác. Nắm vững cách sử dụng bảng lượng giác hoặc MTBT tìm tỷ số lượng giác của góc nhọn cho trước và ngược lại tìm 1 góc nhọn khi biết tỷ số lượng giác của nó. 
- Biết lập tỷ số lượng giác 1 góc nhọn một cách thành thạo.
- Sử dụng thành thạo bảng lượng giác hoặc MTBT để tính các tỷ số lượng giác hoặc tính góc.
- Biết vận dụng linh hoạt các hệ thức trong tam giác vuông để tính một số yếu tố (cạnh, góc) hoặc giải tam giác vuông.
- Biết giải thích kết quả trong các hoạt động thực tiễn nêu trong chương.
- Học sinh nắm được các tính chất trong 1 đường tròn (sự xác định 1 đường tròn, tính chất đối xứng, liên hệ giữa đường kính và dây cung, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây), vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, vị trí tương đối 2 đường tròn, đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp và bàng tiếp tam giác.
- Học sinh tiếp tục tập dược quan sát, dự đoán, phân tích tìm lời giải, phát hiện các tính chất, nhận biết quan hệ hình học trong thực tiễn.
- Góc ở tâm, góc nội tiếp, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, góc có đỉnh bên trong đường tròn, góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn.
- Liên quan với góc nội tiếp, có quỹ tích cung chứa góc, điều kiện để 1 tứ giác nội tiếp được đường tròn, các đa giác đều nội, ngoại tiếp đường tròn.
- Công thức tính độ dài đường tròn, cung tròn, diện tích hình tròn, hình quạt tròn.
- Học sinh thành thạo trong việc định nghĩa khái niệm và chứg minh hình học.
- Cách tạo thành hình trụ, hình nón, hình nón cụt, hình cầu từ đó nắm được yếu tố của chúng.
- Đáy của hình trụ, hình nón, hình nón cụt.
- Đường sinh của hình trụ, hình nón.
- Trục chiều cao hình trụ, hình nón, hình cầu. 
- Tâm bán kính, đường kính của hình cầu.
- Nắm vững công thức, được thưa nhận tính diện tích xung quanh , diện tích hình trụ, hình nón, hình nón cụt, diện tích mặt cầu, thể tích hình cầu.
2) Kỹ năng:
-HS có kĩ năng dùng liên hệ này tính toán hay biến đổi đơn giản.
- Biết cách xác định điều kiện có nghĩa của căn thức bậc hai và có kĩ năng thực hiện trong trường hợp không phức tạp.
- Có kĩ năng biến đổi biểu thức chứa căn bậc hai, sử dụng kĩ năng đó trong tính toán, rút gọn, so sánh, giải toán về biểu thức chứa căn bậc hai. Biết sử dụng bảng số, máy tính để tìm căn bậc hai của một số.
- Có một số hiểu biết đơn giản về căn bậc ba.
- Kĩ năng : HS vẽ thành thạo đồ thị hàm số y = ax + b (a) với a,b chủ yếu là số hữu tỉ .Xác định được tọa độ giao điểm của hai đường thẳng cắt nhau, biết áp dụng định lí Pitago để tính khoảng cách giữa hai điểm trên mặt phẳng tọa độ, tính góc tạo bởi đường thẳng y=ax + b (a)và trục Ox .
- HS có kỹ năng vận dụng thành thạo các phương pháp giải hệ phương trình.
- HS có kỹ năng sử dụng và vận dụng thành thạo hệ thức và hệ quả của hệ thức viét.
- có kỹ năng vận dụng linh hoạt các hệ thức trong tam giác vuông để tính một số yếu tố (cạnh, góc) hoặc giải tam giác vuông.
- Học sinh được rèn luyện kỹ năng vẽ hình đo đạc, biết vận dụng kiến thức về đường tròn trong bài tập, tính toán, chứng minh.
- Rèn kỹ năng quan soát, dự đoán, rèn luyện tính cẩn thận chính xác.
3) Thái độ:
- Nghiêm túc học tập, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, biết liên hẹ tính thực tiễn cảu toán học
IV. Kế hoạch thực hiện:
1)Kiểm tra đánh giá:
- GV đưa ra các câu hỏi rõ ràng dễ hiểu phù hợp với nội dung của bài dạy, bài tập, đưa ra các biệp pháp tạo điều kiện giải thích, gợi mở cho HS.
- Thường xuyên kiểm tra bài cũ ở nhà của học sinh và kiểm tra quá trình ghi chép và làm bài tập ở nhà nhằm mục đích giúp cho học sinh có tính tự giác khả năng tự làm bài và học bài.
- Đánh giá đúng thực chất chất lượng của học sinh để từ đó có định hướng bồi dưỡng cho học sinh.
- kiểm tra và nhắc nhở học sinh luôn mang theo đầy đủ đồ dùng học tập mà GV đã quy định.
2) Đăng ký chất lượng:
 Loại khá: 10%, Loại TB: 70%, Loại Yếu: 20%
3) Biện pháp thực hiện:
 a) Đối với giáo viên
 - Đề ra nội quy đối với lớp về từng mặt hoạt động: Đạo đức, học tập và các hoạt động khác, áp dụng đúng cho từng đối tượng học sinh.
 - Có những hình thức khen thưởng và động viên kịp thời đối với những em có ý thức học tập tốt, đạt nhiều điểm cao trong học tập. Tạo điều kiện cho các em hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập (những em học khá hỗ trợ các em học TB và dưới trung bình).
 - Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên - liên tục đối với các em có lực học Khá, phụ đạo kịp thời cho các em còn yếu.
 - Không ngừng đầu tư, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với các đối tượng (Theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh).
b)Đối với trò:
 - Phải có kỷ luật cao trong các giờ học.
 - Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Tập chung thảo luận nghiêm túc nhằm nâng cao việc tiếp thu bài giảng của thầy.
 - Học bài và làm đầy đủ bài tập ở nhà, thường xuyên trao đổi những kiến thức với nhau, tao điều kiện giúp đỡ nhau cùng tién bộ.
 - Mua sắm đầy đủ SGK, sách tham khảo và các trang thiết bị phục vụ cho học tập.
 - Đội ngũ cán bộ lớp phải thực sự gương mẫu chấp hành nội quy trường lớp, cố gắng không ngừng về mọi mặt (Nhất là học tập), có kế hoạch phân công lẫn nhau kèm cặp các bạn còn yếu.
 - Thường xuyên tiếp xúc với các thầy cô trực tiếp giảng dạy các bộ môn của lớp để được giải đáp những vướng mắc về kiến thức đã và đang học tập.
V. Kế hoạch cụ thể
a : Phần Đại số
Tiết
Nội dung
Kiến thức trọng tâm
Phương pháp
Đồ dùng dạy học
 1
Căn bậc hai
 Học sinh nắm được định nghĩa, kí hiệu về căn bậc hai số học của số không âm.
Biết được liên hệ của phép khai phương với quan hệ thứ tự và dùng liên hệ này để so sánh các số
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ,
Máy tính bỏ túi.
2
Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
 H.Sinh biết cách tìm điều kiện xác định (Hay điều kiện có nghĩa) của . Biết cách chứng minh định lý = ẵaẵ và biết vận dụng hằng đẳng thức = ẵAẵđể rút gọn biểu thức. 
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ,
Máy tính bỏ túi.
3
Luyện tập
 H.Sinh rèn kỹ năng tìm điều kiện của x để căn thức có nghĩa, biết áp dụng hằng đẳng thức ẵAẵ để rút gọn biểu thức.
 H.Sinh được luyện tập về phép khai phương để tính giá trị biểu thức số, phân tích đa thức thành nhân tử, giải phương trình
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ,
Máy tính bỏ túi.
4
Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
 H.Sinh nắm được nội dung và cách chứng minh định lý về liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương.
 Có kỹ năng dùng cá quy tắc khai phương một tích và nhân các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thức.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ,
Máy tính bỏ tú ...  về tính toán và chứng minh.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
31
Vị trí tương đối của hai đương ftròn
H.sinh nắm được ba vị trí tương đối của 2 đ.tròn, tính chất của 2 đ.tròn tiếp xúc nhau (tiếp điểm nằm trên đường nối tâm), tính chất của 2 đ.tròn cắt nhau (hai giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm).
Biết vận dụng tính chất 2 đ.tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
32
Vị trí tương đối của hai đ.tròn 
(Tiếp theo)
H.sinh nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của 2 đ.tròn ứng với từng vị trí tương đối của 2 đ.tròn. 
Hiểu được k.niệm t.tuyến chung của 2 đ.tròn.
Biết vẽ 2 đ.tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong.
Biết vẽ t.tuyến chung của 2 đ.tròn .
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
33
Luyện tập
Củng cố các kiến thức về vị trí tương đối của 2 đ.tròn, tính chất của đường nối tâm, t.tuyến chung của 2 đ.tròn.
Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích, CM thông qua các bài tập.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
34
Ôn tập chương II
H.Học 
(tiết 1)
H.sinh được ôn tập các kiến thức đã học về tính chất đối xứng của đ.tròn, liên hệ giữa dây và k.cách từ tâm đến dây, về vị trí tx của đ.thẳng và đ.tròn, của 2 đ.tròn.
Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
35
Ôn tập chương II
H.Học
 (tiết 2)
Tiếp tục ôn tập và củng cố các kiến thức đã học ở chương 2 hình học.
Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập về tính toán và chứng minh, trắc nghiệm.
Rèn luyện kỹ năng vẽ hình phân tích b.toán, trình bày bài toán.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
36
Kiểm tra chương II
 Kiểm tra việc nắm các kiến thức cơ bản trong chương. Đánh giá và phân loại được học sinh. 
Rèn tính cẩn thận, chính xác khi giải toán, khả năng làm việc độc lập.
Chuẩn bị bài kiểm tra phô tô.
37
Góc ở tâm, Số đo Cung
Nhận biết được góc ở tâm, có thể chỉ ra hai cung tương ứng trong đó có 1 cung bị chắn, thành thạo cách đo góc ở tâm bằng thước đo góc, hiểu và vận dụng được định lý về cộng 2 cung, biết phân chia trường hợp để tiến hành chứng minh.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
38
Luyện tập
Củng cố các kiến thức về góc ở tâm, so sánh 2 cung trên 1 đ.tròn, cách cộng 2 cung.
Ren kỹ năng CM, lập luận có căn cứ hợp lôgíc, biết đo vẽ cẩn thận.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
39
Liên hệ giữa Cung và Dây
Biết sử dụng các cụm từ "Cung căng dây" và "Dây căng cung" phát biểu được định lý 1 và 2 , chứng minh được đ.lý 1, hiểu được vì sao đ.lý 1 và 2 chỉ phát biểu với các cung nhỏ trong một đường tròn hay hai đ.tròn trùng nhau.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
40
Luyện tập
Cũng cố kiến thức về mối liên hệ giữa cung và dây, rèn luyện khả năng phân tích chứng minh hình học một cách có logic.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước, com pa
41
Góc nội tiếp
H.sinh cần biết được những góc nội tiếp trên 1 đ.tròn và phát biểu được định nghĩa về góc nội tiếp, phát biểu và CM được định lý về số đo của góc nội tiếp.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
42
Luyện tập
Củng cố các kiến thức về sự liên hệ giữa dây và cung, định nghĩa góc nội tiếp và đ.lý về số đo góc nội tiếp, H.sinh biết vẽ hình và CM các bài tập trong SGK-Tr 75-76.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
43
Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Nhận biết góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, phát biểu và CM được định lý về số đo của góc tạo bở tia T.Tuyến và dây cung, biết phân chia các trường hợp để tiến hành CM định lý, phát biểu được đ.lý đảo và CM đ.lý đảo.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
44
Luyện tập
Học sinh được củng cố kiến thức về góc toạ bởi T.tuyến và dây cung, vận dụng được đ.lý về số đo của góc tạo bởi T.tuyến và dây cung trong việc giải bài tập.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
45
Góc có đỉnh ở bên trong đ.tròn. góc có đỉnh ở bên ngoài đ.tròn
H.sinh nhận biết được góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đ.tròn, phát biểu và chứng minh được đ.lý về số đo của góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đ.tròn, CM đúng chặt chẽ, trình bày rõ ràng.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
46
Luyện tập
Củng cố các kiến thức về góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đ.tròn.
Ren kỹ năng lập luận chặt chẽ, trình bày rõ ràng thành thạo, CM các bài tập áp dụng ở SGK -Tr 82-83.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
47 và 48
Cung chứa góc
H.sinh hiểu quỹ tích cung chứa góc, biết vận dụng cặp mệnh đề thuận, đảo của quỹ tích này để giải toán.
Biết trình bày lời giải của 1 bài toán quỹ tích, bao gồm phần thuận, phần đảo và K.luận.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
49
Luyện tập
Củng cố các kiến thức về quỹ tích cung chứa góc, H.sinh biết cách giải 1 bài toán về dựng cung chứa góc trên một đoạn thẳng, vận dụng thành thạo cung chứa góc vào bài toán dựng hình, bước đầu biết trình bày 1 bài toán quỹ tích. 
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
50
Tứ giác nội tiếp
Hiểu được thế nào là tứ giác nội tiếp đường tròn, biết có những tứ giác nội tiếp được và có những tứ giác không nội tiếp được. Sử dụng được tính chất của tứ nội tiếp trong làm toán và thực hành.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
51
Luyện tập
Củng cố các kiến thức về tứ giác nội tiếp , vận dụng và CM thành thạo các bài tập trong SGK-Tr89-90
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
52
Đường tròn ngoại tiếp. đ.tròn nội tiếp
Hiểu được Đ/nghĩa, K/niệm, T/chất của đ.tròn ngoại tiếp (nội tiếp), biết vẽ tâm của đa giác đều từ đó vẽ được đ.tròn ngoại tiếp, đ.tròn nội tiếp, một đa giác đều cho trước.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
53
Độ dài Đ.tròn, Cung tròn
H.sinh nhớ công thức tính độ dài đ.tròn C = 2p.R hoặc C = p.d , biết cách tính độ dài cung tròn, biết được số p là gì, giải được 1 số b.toán thực tế.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
54
Diện tích H.tròn, H.quạt tròn
H.sinh nhớ công tính diện tích hình tròn, bán kính R là :
S = p.R2 , biết cách tính diện tích quạt tròn và vận dụng được công thức vào giải toán.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
55
Luyện tập
Củng cố việc áp dụng công thức tính d.tích h.tròn và quạt tròn vào giải các b.toán cụ thể.
Rèn kỹ năng trình bày bài toán và giải quyết các b.toán thực tế.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, com pa
56
Ôn tập Chương III
Hệ thống hoá các kiến thức của chương, vận dụng kiến thức vào giải toán.
- Rèn kỹ năng vẽ hình và giải toán
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ, thước, com pa
57
Kiểm tra Chương III
K.tra việc nắm kiến thức cơ bản trong chương.
Rèn tính độc lập tự giác.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng
58
Hình trụ diện tích xung quanh và thể tích của H.trụ
H.sinh nhớ lại và khắc sâu k.niệm về H.trụ, nắm chắc và sử dụng thành thạo công thức tính d.tích x.quanh, d.tích toàn phần và thể tích của h.trụ.Sử dụng thành thạo các thuật ngữ mới.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng
59
Luyện tập
H.sinh được củng cố và khắc sâu các kiến thức về hình trụ, nắm chắc và sử dụng thành thạo các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích trong việc giải các bài tập 
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng
60
Hình Nón, H.Nón cụt
H.sinh nhớ lại và khắc sâu khái niệm về h.nón và có k.niệm về hình nón cụt, nắm chắc và sử dụng thành thạo công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình nón, hình nón cụt.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, mô hình
61
Luyện tập
H.sinh đươc củng cố và vận dụng thành thạo công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình nón, hình nón cụt trong việc giải các bài tập.
Rèn kỹ năng vẽ hình và lập luận có căn cứ.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳngmô hình
62
Hình cầu, diện tích mặt cầu và thể tích H.cầu
 H.sinh nhớ lại và nắm chắc các k.niệm của h.cầu: Tâm, bán kính, đường kính, đường tròn lớn, mặt cầu. 
 Vận dụng được công thức tính diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu
Thấy được các ứng dụng của các công thức trên trong thực tế.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, mô hình
63
Luyện tập
H.sinh được củng cố các kiến thức về hình cầu và vận dụng thành thạo công thức tính d.tích mặt cầu và thể tích hình cầu vào các bài toán cụ thể, thấy được mối quan hệ giữa toán học và thực tế.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, mô hình
64
Ôn tập chương IV
Hệ thống hoá các khái niệm về H.trụ, H.nón, H.cầu và các yếu tố trên mỗi hình.
Rèn kỹ năng vận dụng các công thức vào việc giải toán.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, mô hình
65
Ôn tập chương IV
Hệ thống hoá các khái niệm về H.trụ, H.nón, H.cầu và các yếu tố trên mỗi hình.
Rèn kỹ năng vận dụng các công thức vào việc giải toán.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng, MH
66 và 67
Kiểm tra cuối năm
(Hình+Đại)
 Kiển tra đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức cảu học sinh, ren luyện tính tự giác, khả năng vận dụng kiến thức độc lập của học sinh 
Phô tô đề
68 69
70
Ôn tập cuối năm
H.sinh được ôn tập các kiến thức cơ bản đã học, vận dụng thành thạo các kiến thức đó trong việc giải các bài tập .
Rèn kỹ năng vẽ hình, CM lập luận có căn cứ.
Đặt và giải quyết vấn đề; vấn đáp
Bảng phụ.thước thẳng
Phần II: Theo dõi chất lượng Bộ môn Toán 9
Kết quả khảo sát đầu năm học:
Lớp
Tổng số
Khá - Giỏi
Trung bình
Yếu- Kém
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
9A
28
28
100
9B
29
1
3,4
28
96,6
9C
28
28
100
Tổng
85
1
1,2
84
98,8
Kết quả khảo sát giữa học kỳ I:
Lớp
Tổng số
Khá - Giỏi
Trung bình
Yếu- Kém 
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
9A
28
9B
29
9C
28
Tổng
85
Kết quả khảo sát cuối học kỳ I:
Lớp
Tổng số
Khá - Giỏi
Trung bình
Yếu- Kém 
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
9A
28
9B
29
9C
28
Tổng
85
Lớp
Tổng số
Khá - Giỏi
Trung bình
Yếu- Kém 
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
9A
28
9B
29
9C
28
Tổng
85
Kết quả khảo sát giữa học kỳ II:
Kết quả khảo sát cuối năm học:
Lớp
Tổng số
Khá - Giỏi
Trung bình
Yếu- Kém 
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
9A
28
9B
29
9C
28
Tổng
85
Xác nhận tổ CM Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docKHDH toan 20092010.doc