Giáo án Sinh học khối 8 - Tiết 11: Tiến hoá của hệ vận động vệ sinh hệ vận động

Giáo án Sinh học khối 8 - Tiết 11: Tiến hoá của hệ vận động vệ sinh hệ vận động

I. MỤC TIÊU.

- HS chứng minh được tiến hoá của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương.

- Vận dụng những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống bệnh tật về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.

- Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn hệ vận động để có thân hình cân đối.

II. CHUẨN BỊ.

- Tranh vẽ phóng to H 11.1 đến H 11.5.

- Tranh vẽ bộ xương người và bộ xương tinh tinh.

- Phiếu trắc nghiệm.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Công của cơ là gì? công của cơ được sử dụng vào mục đích gì?

Hãy tính công của cơ khi xách túi gạo 5 kg lên cao 1 m.

? Nguyên nhân sự mỏi cơ? giải thích?

- Cung cấp oxi thiếu.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học khối 8 - Tiết 11: Tiến hoá của hệ vận động vệ sinh hệ vận động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/2008
Ngày giảng : 15/10/2008
Tiết 11: Tiến hoá của hệ vận động
Vệ sinh hệ vận động
I. mục tiêu.
- HS chứng minh được tiến hoá của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương.
- Vận dụng những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống bệnh tật về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.
- Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn hệ vận động để có thân hình cân đối.
II. chuẩn bị.
- Tranh vẽ phóng to H 11.1 đến H 11.5.
- Tranh vẽ bộ xương người và bộ xương tinh tinh.
- Phiếu trắc nghiệm.
III. Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Công của cơ là gì ? công của cơ được sử dụng vào mục đích gì ?
Hãy tính công của cơ khi xách túi gạo 5 kg lên cao 1 m.
? Nguyên nhân sự mỏi cơ ? giải thích ?
- Cung cấp oxi thiếu.
- Năng lượng thiếu.
- Axit lactic bị tích tụ trong cơ, đầu độc cơ.
3. Bài mới
I: Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV treo tranh bộ xương người và tinh tinh, yêu cầu HS quan sát từ H 11.1 đến 11.3 và làm bài tập ở bảng 11.
- GV treo bảng phụ 11 yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng điền.
- GV nhận xét đánh giá, đưa ra đáp án.
- HS quan sát các tranh, so sánh sự khác nhaugiữa bộ xương người và thú.
- Trao đổi nhóm hoàn thànhbảng 11.
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bảng 11- Sự khác nhau giữa bộ xương người và xương thú
Các phần so sánh
Bộ xương người
Bộ xương thú
- Tỉ lệ sọ/mặt
- Lồi cằm xương mặt
- Lớn
- Phát triển
- Nhỏ
- Không có
- Cột sống
- Lồng ngực
- Cong ở 4 chỗ
- Nở sang 2 bên
- Cong hình cung
- Nở theo chiều lưng bụng
- Xương chậu
- Xương đùi
- Xương bàn chân
- Xương gót
- Nở rộng
- Phát triển, khoẻ
- Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm.
- Lớn, phát triển về phía sau.
- Hẹp
- Bình thường
- Xương ngón dài, bàn chân phảng.
- Nhỏ
- Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân ?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm hoàn để nêu được các đặc điểm: cột sống, lồng ngực, sự phân hoá tay và chân, đặc điểm về khớp tay và chân.
 Kết luận: 
- Bộ xương người cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động.
Hoạt động 2: Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 11.4, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi :
- Hệ cơ ở người tiến hoá so với hệ cơ thú như thế nào ?
- GV nhận xét, đánh giá giúp HS rút ra kết luận.
- Cá nhân nghiên cứu SGK, quan sát hình vẽ, trao đổi nhóm để thống nhất ý kiến.
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.
- Rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Cơ nét mặt biểu hiện tình cảm của con người.
- Cơ vận động lưỡi phát triển.
- Cơ tay: phân hoá thành nhiều nhóm cơ nhỏ phụ trách các phần khác nhau. Tay cử động linh hoạt, đặc điệt là ngón cái.
- Cơ chân lớn, khoẻ, có thể gập, duỗi.
Hoạt động 3: Vệ sinh hệ vận động
- Yêu cầu HS quan sát H 11.5, trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:
- Để xương và cơ phát triển cân đối, chúng ta cần làm gì?
- Để chống cong vẹo cột sống, trong lao động và học tập cần chú ý những điểm gì ?
- GV nhận xét và giúp HS tự rút ra kết luận.
- Cá nhân quan sát H 11.5
- Liên hệ thực tế, trao đổi nhóm để trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Rút ra kết luận.
Kết luận: 
Để cơ và xương phát triển cân đối cần:
	+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
	+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.
	+ Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
	+ Chống cong, vẹo cột sống cần chú ý: mang vác đều 2 tay, tư thế làm việc, ngồi học ngay ngắn không nghiêng vẹo.
4. Kiểm tra đánh giá
	- HS làm bài tập trắc nghiệm
Khoanh tròn vào dấu “- ” các đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật.
	- Xương sọ lớn hơn xương mặt.
	- Cột sống cong hình cung.
	- Lồng ngực nở theo chiều lưng – bụng.
	- Cơ nét mặt phân hoá.
	- Cơ nhai phát triển.
	- Khớp cổ tay kém linh động.
	- Khớp chậu- đùi có cấu tạo hình cầu, hố khớp sâu.
	- Xương bàn chân xếp trên một mặt phẳng.
	- Ngón cái nằm đối diện với 4 ngón kia.
5. Hướng dẫn về nhà
	- Học và trả lời câu 1, 2, 3 SGK Tr 39.
	- Nhắc HS chuẩn bị thực hành như SGK.
Rút kinh nghiệm: .......................................................................
........................................................................
........................................................................
	 ........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 11.doc