Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

A/ Mục tiêu:

1.Kiến thức:

 - HS trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ.

 - Giải thích được tiêu chuẩn cơ bản của cơ là sự co cơ & nêu được ý nghĩa của sự co cơ.

2.Kĩ năng:

 Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức, thu thập thông tin, khái quát hoá, hoạt động nhóm.

3. Giáo dục : ý thức bảo vệ giữ gìn hệ cơ.

B/ Phương pháp:

Trực quan + hoạt động nhóm.

C/ Chuẩn bị:

1.GV: Tranh phóng H 9.1 SGK, tranh chi tiết về các nhóm cơ, tranh sơ đồ 1 đơn vị cấu trúc của tế bào cơ.

2.HS: Bài cũ

 

doc 2 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 9: Cấu tạo và tính chất của cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28 / 9 / 2010
Ngày dạy : 1 / 10 / 2010 (8B,C) / 10 / 2010 (8A)
TUẦN 5
TIẾT 9:	CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 - HS trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ.
 - Giải thích được tiêu chuẩn cơ bản của cơ là sự co cơ & nêu được ý nghĩa của sự co cơ.
2.Kĩ năng:
 Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức, thu thập thông tin, khái quát hoá, hoạt động nhóm.
3. Giáo dục : ý thức bảo vệ giữ gìn hệ cơ.
B/ Phương pháp: 
Trực quan + hoạt động nhóm.
C/ Chuẩn bị: 
1.GV: Tranh phóng H 9.1 SGK, tranh chi tiết về các nhóm cơ, tranh sơ đồ 1 đơn vị cấu trúc của tế bào cơ.
2.HS: Bài cũ
D/ Tiến trình lên lớp:
	I- Ổn định lớp:
	II- Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu tạo và chức năng của xương đùi. Thành phần hoá học và tính chất của xương?
	III.Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV yêu cầu HS n/c thông tin, quan sát H9.1,trao đổi nhóm: 
-Bắp cơ có cấu tạo như thế nào?(SGK) 
-Tế bào cơ có cấu tạo như thế nào?(SGK)
HS: N/c thông tin & H9.1 SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
GV cho HS chỉ trên tranh về cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ.
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ :
1) Cấu tạo bắp cơ:
- Ngoài là màng liên kết, 2 đầu thon có gân, phần bụng phình to.
- Trong có nhiều sợi cơ tập trung thành bó cơ.
2) Tế bào cơ: Nhiều tơ cơ gồm 2 loại :
- Tơ cơ dày : Có các mấu lồi sinh chất gọi là vân tối.
- Tơ cơ mảnh: Trơn gọi là vân sáng.
 Tơ cơ dày & mỏng xếp xen kẽ theo chiều dọc. Đơn vị cấu trúc là giới hạn từ z này đến tấm z kế tiếp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của cơ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV yêu cầu HS n/c thông tin và Qsát H9.2:
-Quan sát TN cho biết cơ co khi nào? (Khi có kích thích)
- Tính chất của cơ là gì? - Ngồi trên ghế để thỏng chân xuống lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng gì xảy ra? (chân đá về phía trước)
- Hãy mô tả cơ chế phản xạ đầu gối để giải thích cơ chế của sự co cơ?( Khi có 1 kích thích tác dụng lên cơ quan thụ cảm làm phát sinh luồng xung thần kinh t/đ lên dây hướng tâm, t/đ lên trung ương thần kinh, phát lệnh theo dây li tâm, t/đ lên cơ làm cho cơ co)
 - Gập cẳng tay vào cánh tay độ lớn của cơ bắp thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?(Cơ lớn hơn bình thường vì tế bào cơ ngắn lại)
HS: Nhìn H9.3 SGK trả lời câu hỏi , kết hợp với việc vận dụng cấu tạo của sợi cơ để giải thích .
II. Tính chất của cơ:
- Tính chất cơ bản của cơ là : co & dãn.
- Cơ chế : - Khi cơ co tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố dày làm tế bào cơ ngắn lại.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động co cơ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
 GV: Quan sát H9.4 em hãy cho biết :
-Sự co cơ có tác dụng gì?( Xương cử động và cơ thể vận động)
- Hãy thử phân tích sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa cơ gấp và cơ duỗi ở cánh tay?( Cơ hai đầu gấp lại, cơ ba đầu duỗi ra)
HS: Qs H 9.4 kết hợp với nội dung 2 trả lời câu hỏi Kết luận chung: Học sinh đọc kết luận cuối bài.
III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ:
- Cơ co giúp xương cử động đó là vận động của cơ thể.
- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ. 
IV- Kiểm tra đánh giá: GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm, hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng.
	1. Bắp cơ điển hình có cấu tạo:
	a) Sợi cơ có vân sáng , vân tối; 
	b) Bó cơ và sợi cơ;
	c) Có màng liên kết bao bọc, 
	d) Gồm nhiều sợi cơ tập trung thành bó cơ;
	e) Cả a,b,b và d;
	g) Chỉ c và d.
	V- Dặn dò: Học sinh trả lời câu hỏi SGK, ôn lại 1 số kiến thức về lực , công cơ học. Ra về nhớ chấp hành đúng luật lệ giao thông.
	VI.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Duyệt ngày: 
	 TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt 9- sinh8.doc