Tư liệu giảng dạy Ngữ văn

Tư liệu giảng dạy Ngữ văn

CHIẾU CẦN VƯƠNG

Từ xưa kế sách chống giặc không ngoài ba điều: đánh, giữ, hòa. Đánh thì chưa có cơ hội, giữ thì khó định hẹn được sức, hòa thì họ đòi hỏi không biết chán. Đang lúc thế sự muôn vàn khó khăn như vậy, bất đắc dĩ phải dùng quyền. Thái vương dời sang đất Kỳ, Huyền Tông sang chơi đất Thục, người xưa cũng đều đã có làm.

Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào không nghĩ đến tự cường tự trị. Kẻ phái của Tây ngang bức, hiện tình hình mỗi ngày một quá thêm. Hôm trước chúng tăng thêm binh thuyền đến, buộc theo những điều mình không thể nào làm được, ta chiếu lệ thường tiếp đãi ân cần, chúng không chịu nhận một thứ gì. Người kinh đô náo sợ, sự nguy biến ngay trong chốc lát. Kẻ đại thần lo việc nước chỉ nghĩ đến kế làm cho nước nhà được yên, triều đình được trọng; cúi đầu tuân mệnh hay ngồi để mất cơ hội, sao bằng nhìn thấy chỗ âm mưu biến động của địch mà đối phó trước. Ví bằng việc xảy ra không thể tránh được thì cũng còn có cái việc như ngày nay để lo cho tốt cái lợi sau này, ấy là do thời thế xui nên vậy. Phàm những người đã cùng dự chia mối lo này, tưởng cũng đã dự biết. Biết thì phải dự vào công việc, nghiến răng dựng tóc thề giết hết giặc, nào ai là không có cái lòng như thế? Lẽ nào không có những người gối gươm, đánh chèo, cướp giáo, lăn chum ư? Vả lại bầy tôi đứng ở triều chỉ có theo nghĩa mà thôi, nghĩa đã ở đâu là sống chết ở đấy. Hồ Yển, Triệu Thôi nước Tấn, Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật nhà Đường là người thế nào đời xưa vậy?

 

doc 27 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tư liệu giảng dạy Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾU CẦN VƯƠNG
Từ xưa kế sách chống giặc không ngoài ba điều: đánh, giữ, hòa. Đánh thì chưa có cơ hội, giữ thì khó định hẹn được sức, hòa thì họ đòi hỏi không biết chán. Đang lúc thế sự muôn vàn khó khăn như vậy, bất đắc dĩ phải dùng quyền. Thái vương dời sang đất Kỳ, Huyền Tông sang chơi đất Thục, người xưa cũng đều đã có làm.
Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào không nghĩ đến tự cường tự trị. Kẻ phái của Tây ngang bức, hiện tình hình mỗi ngày một quá thêm. Hôm trước chúng tăng thêm binh thuyền đến, buộc theo những điều mình không thể nào làm được, ta chiếu lệ thường tiếp đãi ân cần, chúng không chịu nhận một thứ gì. Người kinh đô náo sợ, sự nguy biến ngay trong chốc lát. Kẻ đại thần lo việc nước chỉ nghĩ đến kế làm cho nước nhà được yên, triều đình được trọng; cúi đầu tuân mệnh hay ngồi để mất cơ hội, sao bằng nhìn thấy chỗ âm mưu biến động của địch mà đối phó trước. Ví bằng việc xảy ra không thể tránh được thì cũng còn có cái việc như ngày nay để lo cho tốt cái lợi sau này, ấy là do thời thế xui nên vậy. Phàm những người đã cùng dự chia mối lo này, tưởng cũng đã dự biết. Biết thì phải dự vào công việc, nghiến răng dựng tóc thề giết hết giặc, nào ai là không có cái lòng như thế? Lẽ nào không có những người gối gươm, đánh chèo, cướp giáo, lăn chum ư? Vả lại bầy tôi đứng ở triều chỉ có theo nghĩa mà thôi, nghĩa đã ở đâu là sống chết ở đấy. Hồ Yển, Triệu Thôi nước Tấn, Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật nhà Đường là người thế nào đời xưa vậy? 
Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này không thể hết sức giữ được, để đô thành bị hãm, xe từ giá phải dời xa, tội ở mình trẫm cả, thật xấu hổ vô cùng. Nhưng chỉ có luân thường quan hệ với nhau, trăm quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, tất không bỏ trẫm, kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của ra giúp quân nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ gian hiểm, như thế mới phải chứ? Cứu nguy chống đỡ, mở chỗ nguy khốn, giúp nơi bức bách đều không tiếc gì tâm lực, ngõ hầu lòng trời giúp thuận, chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành yên, thu lại được bờ cõi chính là cơ hội này, phúc của tôn xã tức là phúc của thần dân, cùng lo với nhau thì cùng nghỉ với nhau, há chẳng phải tốt lắm ư? Bằng lòng sợ chết nặng hơn lòng yêu vua, nghĩ lo cho nhà hơn lo cho nước, làm quan thì mượn cớ tránh xa, đi lính thì đào ngũ trốn lẩn, người dân không biết trọng nghĩa cứu gấp việc công, kẻ sĩ thì cam bỏ chỗ sáng đi theo vào nơi tối, ví không phải sống thừa ở trên đời thì áo mũ mà là ngựa trâu, ai lỡ làm như thế? Thưởng cũng hậu mà phạt cũng nặng, triều đình sẽ có phép tắc hẳn hoi, chớ để sau này phải hối! Phải nghiêm sợ mà tuân theo!
(Theo: Thơ văn Nguyễn Quang Bích)
MỘT SỐ TRUYỆN KỂ LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
BÀI 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
2. Cách mạng tư sản Anh
a. Những tiền đề cách mạng
¯ “Cừu ăn thịt người”
	Cuối thế kỉ XV, ở nước Anh ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ và giáo hội, đa số nông dân chỉ nhận được phần ruộng đất khô cằn, ít ỏi. Tuy vậy đời sống của họ lại phụ thuộc vào phần ruộng đất này, rời khỏi đồng ruộng là hết kế mưu sinh.
	Lúc bầy giờ ngành len dạ nước Anh đã phát triển mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu lông cừu tăng nhanh, giá lông cừu trở nên đắt đỏ. Thấy nghề nuôi cừu đem lại lợi nhuận béo bở, giới địa chủ, quý tộc tranh nhau đổ xô kinh doanh. Chúng ra sức lấn chiếm ruộng đất công, cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập trang trại nuôi cừu. Việc cướp đoạt ruộng đất đó lan nhanh trong cả nước, trở thành phong trào “rào đất cướp ruộng”
	Hậu quả của phong trào “rào đất cướp ruộng” là hàng vạn nông dân bị mất hết ruộng đất, phải bỏ xóm làng ra đi tìm kế sinh nhai. Họ lang thang khắp nơi, không nhà cửa, chịu đói, chịu rét, cuộc sống vô cùng cơ cực, rất nhiều người phải bỏ xác ở dọc đường, những người sống sót thì trở thành đội quân ăn mày và trộm cắp. Trật tự xã hội bị đảo lộn.
	Để giải quyết tình trạng trên, vua Anh ra đạo luật cấm lang thang, trừng trị dã man những người vi phạm. Điều đó khiến đời sống của nông dân càng them cùng quẫn. Họ vùng lên tiến hành khởi nghĩa chống lại địa chủ, quý tộc. Song các cuộc khởi nghĩa đó đã bị giai cấp thống trị chìm trong biển máu, ở đâu cũng thấy cảnh máu chảy đầu rơi. Trước tình cảnh đó, Tô-mát-Mo-rơ phải thốt lên rằng “cừu vốn dĩ rất hiền lành, chỉ biết ăn cỏ thôi, giờ đây đã trở nên tham lam, hung ác và cả thịt người”
b. Tiến trình cách mạng
 ¯ Vua Sác lơ I
	“ Ông vua trẻ có một vài điều mà ông bố thiếu, cử chỉ bề ngoài đương bệ, quý phái đẹp trai, can đảm cách sống không ai chê trách được. Nhưng chỉ ít lâu sau đó người ta thấy rằng ông ta bám vào những tư tưởng chuyên chế không kém ông bố, lại ngoan cố hơn và kiêu căng hơn. Vừa kiêu kì vừa nhút nhát vừa do dự, vừa hung hăng nhà vua tỏ ra kín đáo và xảo quyệt, không mầy khi giữ lời hứa của mình. Crômwell đã nói về vua Sắc lơ: “Vua thông minh có nhiều năng khiếu nhưng không ai có thể tin được ông ta: đó là tên dối trá được xác định nhất” 
	Sác- lơ I lên ngôi chưa được bao lâu đã nhanh chóng thể hiện là ông vua chuyên quyền độc đoán. Để dễ dàng lộng hành, nhà vua cho giải tán Nghị viện, thi hành một loạt chính sách bạo ngược như: tăng thuế, đặt thêm nhiều thư thuế vô lí, gây chiến tranh với Xcốt-len Khi quần chúng đấu tranh chống lại, Sác-lơ I đã thẳng tay đàn áp, cấu kết với nước ngoài gây ra cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài 7 năm (1642-1648). Tuy nhiên, trước sức mạnh của quần chúng nhân dân, mọi âm mưu và hành động phản trắc của nhà vua đều bị thất bại. Ông ta bị nhân dân Xcốt- len bắt và bị Nghị viện Anh xử tội tử hình.
	Ngày 30/1/1649, Sác-lơ bị quân lính áp giải ra pháp trường. Thấy cái chết đang chờ trước mắt, Sác-lơ I vô cùng run sợ. Y tuyệt vọng ngã khuỵu xuống mặt nhợt nhạt, toàn than run rẩy. Nhìn thấy bộ dạng của y lúc này quần chúng nhân dân vừa sung sướng vừa căm hờn. Nhiều người khóc nấc lên khi thấy những người thân yêu của họ đã bị giết hại bởi bàn tay khát máu của tên hôn quân này.
	Khi tới giờ hành quyết, quan tòa dõng dạc tuyên bố xử chem. Sác-lơ I. Đao phủ vung dao lên, cái đầu nhiều năm đội vương miện của Sác-lơ rơi xuống. Từ đây chế độ phong kiến ở Anh hoàn toàn sụp đổ. 
Bài 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ.
¯ Sự kiện “Chè Bô- xtơn”
	Đêm 16/12/1773, cảng Bô- xtơn đang chìm đắm trong màn đêm tĩnh mịch, ba chiếc tàu chở chè của công ty Đông Ấn Độ nằm dài chờ chuyển chè lên bờ. Bỗng từ ngoài khơi xuất hiện một chiếc thuyền con đang nhẹ nhàng lướt sóng tiến lại. Khi thuyền vừa cập bến, khoảng 50 người mặt mũi hòa trang theo kiểu dân da đỏ, đầu đội mũ cắm lông chim thoăn thoắt trèo lên tàu. Họ nhanh chóng kéo 343 thùng chè ra khỏi tàu rồi ném ùm xuống biển. Sự việc diễn ra quá nhanh khiến cho lính bảo vệ tàu trở tay không kịp. Khi chúng phát hiện ra thì những người đột nhập đã đi rất xa. Họ cười nói râm ran, cởi bỏ mặt nạ, vứt hết mũ lông chim xuống biển. Thì ra họ không phải dân da đỏ mà chính là cư dân Bô-xtơn cải trang, đột kích lên tàu trừng trị bọn chủ chè người Anh.
	Sự kiện “chè Bô-xtơn” đã gây chấn động toàn Bắc Mỹ khiến chính quyền Anh vô cùng tức giận. Tướng Ghê-giơ được cử sang đàn áp đã lập tức ra lệnh phong tỏa cảng Bô-xtơn, cấm các nhà máy, chợ búa hoạt động, thiết lập một hệ thống phòng ngự bao vây Bô-xtơn. Đồng thời thực dân Anh còn tăng thuế và bắt nhân dân Bô-xtơn bồi thường thiệt hại cho 3 chủ tàu chè.
	Nhân dân Bô-xtơn vô cùng căm phẫn đã tích cực chuẩn bị lực lượng chống lại thực dân Anh. Tin Bô-xtơn khởi nghĩa được nhân dân Bắc Mĩ nhiệt tình ủng hộ. Họ hăng hái thành lập các đội quân tình nguyện chiến đấu bảo vệ Bô-xtơn. Ngọn lửa chiến tranh do sự kiện “ chè Bô-xtơn” khơi lên đã lan ra toàn Bắc Mĩ.
¯ Sự ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ
	Trong khi cuộc chiến tranh chống thực dân Anh ở Bắc Mĩ đang diễn ra quyết liệt thì vấn đề độc lập dân tộc càng trở nên cấp thiết. Trước tình hình đó, tháng 6/1776 Đại hội lục địa lần thứ II đã quyết định lập một Ủy ban soạn thảo Tuyên ngôn gồm 5 người và do Tô-mát- Giép- phéc-xơn đứng đầu.
	Tô-mát- Giép-phéc-xơn (1743-1826) là luật sư uyên bác, có tư tưởng độc lập tiến bộ. Ông chủ trương chống lại ách thống trị của thực dân Anh, kiên quyết đòi cho được quyền độc lập cho nhân dân Bắc Mĩ. Tư tưởng tiến bộ đó ngay từ đầu đã được nhân dân đồng tình ủng hộ, song lại vấp phải sự chống đối quyết liệt của những người lãnh đạo bảo thủ. Đến khi Đại hội lục địa lần thứ II chủ trương soạn thảo Tuyên ngôn thì Tô-mát- Giép-phéc-xơn là người đầu tiên được tin tưởng và đảm nhận trọng trách chấp bút. 
	Sau 18 ngày đêm miệt mài làm việc, bản tuyên ngôn độc lập do Tô-mát- Giép-phéc-xơn soạn thảo đã hoàn thành. Ông trình bày bản Tuyên ngôn trước Đại hội vào ngày 4/7/1776. Đa số đại biểu đều nhất trí với những vấn đề cơ bản trong Tuyên ngôn, chỉ có một số thương nhân miền Bắc và chủ nô miền Nam kiên quyết chống đối điều khoản thủ tiêu chế độ nô lệ. Họ đe dọa sẽ không tham gia chống thực dân Anh. 
	 Lúc này nhiệm vụ đoàn kết, tập trung mọi lực lượng để chiến đấu giành độc lập dân tộc là quan trọng nhất, do đó Tô-mát- Giép-phéc-xơn buộc phải sửa đổi một số điều khoản tiến bộ trong bản Tuyên ngôn. Cuối cùng Tuyên ngôn độc lập cũng được Đại hội thông qua, ngày 14/7/1776 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ.
¯ Tô-mát- Giép-phéc-xơn (1743-1826)
	Sinh tại Viecginia thuộc địa đầu tiên của Anh ở Bắc Mĩ. Trong một gia đình trại chủ. Cuộc sống ở đồn điền đã sớm gieo trong long câu bé Tô-mát tình yêu đối với thiên nhiên, đối với những người lao động. Tô-mát thích học và học rất giỏi, thích thể thao và hoạt động ngoài trời, 14 tuổi mồ côi cha và trở thành chủ nhân của hàng nghìn mẫu đất với hàng chục nô lệ. Năm 1767 ông 24 tuổi bắt đầu hành nghề luật sư. Là đại biểu trẻ tuổi nhất của ĐHLĐ lần thứ 2. Tháng 6, khi các đại biểu Viecginia đề nghị ĐH thảo 1 bản Tuyên ngôn độc lập và không ai phản đối. Đại hội lập tức bầu 1 Uỷ ban dự thảo trong đó có Giép-phéc-xơn.Ủy ban bắt tay ngay vào việc và Tô-mát được đề nghị chấp bút. Ông làm việc liên tục 18 ngày. Sắp xếp, lựa chọn sắp xếp từng câu từng ý để tạo nên một văn bản mẫu mực. Bản dự thảo được trình trước Quốc hội ngày 14/7/1776. Năm 1779 được bầu làm thống đốc bang Viecginia và giữ cho đến năm 1781. Năm 1783, trở lại tham gia đại hội. Năm 1800, đắc cử tổng thống Hoa Kì. Sau 2 năm nhiệm kì ông rút lui và cống hiến những năm cuối đời cho việc thiết lập trường Đại học Viecginia. Ngày 4/7/1826, kỉ niệm 50 năm tuyên ngôn độc lập, ông mất ở Monticello, thọ 83 tuổi. Trên mộ ông có khắc dòng chữ “Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Tomas Jeffeson tác giả của bản Tuyên ngôn độc lập Mĩ, của đạo luật Viecginia về tự do tín ngưỡng, và là cha đẻ của trường Đại học Viêcginia”
Bài 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
Nước Pháp trước cách mạng
¯ Hình ảnh người nông dân Pháp trước  ... ông Dương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, và chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh ? Điều này để lại bài học kinh nghiệm gì cho hiện nay ? 
Câu 22. Trong tình hình lịch sử nào của thời kỳ 1939 - 1945, Đảng ta lại đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu ? Phân tích ý nghĩa của chủ trương này. Chủ trương này có mâu thuẩn với mục tiêu chống đế quốc và chống phong kiến được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930 không ? Vì sao ? 
Câu 23. Qua thời kỳ 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương và nhân dân ta đã chuẩn bị cho một cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang như thế nào ? Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn bị lâu dài và chớp thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. 
Câu 24.Chủ trương tập hợp rộng rãi lực lượng dân tộc, xây dựng mặt trận thống nhất do Hội nghị BCH TW Đảng (11 - 1939) và Hội nghị lần thứ VIII (5 - 1941) Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra như thế nào ? 
Câu 25. Bình luận câu nói sau đây của lãnh tụ Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích bối cảnh lịch sử của nước ta trước khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”
Anh (chị) hãy chọn và phân tích một sự kiện lịch sử trong tiến trình lịch sử Việt Nam trước 1858 để thấy được tầm quan trọng của thời cơ trong cuộc chiến đấu chống xâm lược.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 1997)
Câu 26. Phân tích thời cơ chủ quan và khách quan trong Cách mạng tháng Tám. Đảng ta và Hồ Chí Minh đã chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền như thế nào ?
Câu 27. Nêu những mốc lịch sử quan trọng trong thời kì cách mạng 1939 - 1945 ? Tác dụng của những mốc lịch sử đó đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. 
Câu 28. Quá trình khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong toàn quốc của nhân dân Việt Nam năm 1945 : 
- Nêu đặc điểm nổi bật. 
- Trình bày những nét chính về diễn biến của quá trình đó. 
Câu 29. Có ý kiến cho rằng, Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi là “sự ăn may” vì nó diễn ra trong điều kiện “trống vắng quyền lực”. Theo anh (chị), nhận xét đó có đúng không ? Hãy lí giải và chứng minh. 
Câu 30. Khi đánh giá về tính chất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Việt Nam, có ý kiến cho rằng đây là một cuộc “Cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Anh (chị) có nhất trí với ý kiến đó không? Hãy giải thích vì sao? 
Câu 31. Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam có phải là một cuộc cách mạng bạo lực không ? Tại sao ? (Đề thi HSG Quốc gia năm 2009) 
Câu 32. Chứng minh sự lãnh đạo kịp thời và sáng tạo của Đảng Cộng sản ðông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám (1945). 
Câu 33. Cách mạng Tháng Tám 1945 đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu nào cho cách mạng Việt Nam ? Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm này, anh (chị) hãy chứng minh một bài học kinh nghiệm đã được vận dụng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1975) của nhân dân ta. 
Câu 34. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy làm rõ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1945. Theo anh (chị), công lao nào lớn nhất ? Vì sao ? 
Câu 35. Những Nghị quyết quan trọng của Đảng Cộng sản trong thời kì Cách mạng 1939 - 1945 ? Phân tích một Nghị quyết có tác dụng dẫn đến việc vận động toàn quân, toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc ? 
Câu 36. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh : Những thắng lợi của cách mạng tháng Tám (1945) là kết quả của quá trình chuẩn bị trực tiếp từ 1939 đến 1945 và kịp thời chớp lấy thời cơ của Đảng Cộng sản Đông Dương và nhân dân Việt Nam. 
Câu 37. Hãy nêu những sự kiện tiêu biểu trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945. Hãy phân tích một sự kiện tiêu biểu nhất có ảnh hưởng đến giai đoạn lịch sử trong những giai đoạn tiếp theo. 
Câu 38. Từ năm 1930 đến năm 1945, Đảng Cộng sản đã giải quyết hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến như thế nào ? Phân tích sự sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết hai nhiệm vụ đó. 
Câu 39. Trình bày về vấn đề tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất từ năm 1930 đến năm 1945. Anh (chị) có nhận định gì về vấn đề này. 
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954
Câu 40. Trên cơ sở trình bày nét chính tình hình nước ta ở thời gian đầu sau Cách mạng tháng Tám - 1945, hãy phân tích những sự kiện làm cho tình thế nước ta lúc đó trở nên hết sức hiểm nghèo. (Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2003)
Câu 41. Trình bày những biện pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ ta nhằm củng cố chính quyền nhân dân và giải quyết những khó khăn trước mắt. Nêu kết quả và ý nghĩa. 
Câu 42. Anh (chị) hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 và phân tích những khó khăn làm cho nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Những đối sách của Đảng và Chính phủ trước tình thế đó ? 
Câu 43. Phân tích vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ chính quyền, giữ vững độc lập dân tộc những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (2 - 9 - 1945 đến 19 - 12 - 1946). 
Câu 44. Tại sao chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quyết định ký với chính phủ Cộng hoà Pháp Hiệp định sơ bộ 6 - 3 - 1946 ? Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định. 
Câu 45. Tại sao Tưởng và Pháp ký với nhau Hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28 - 2 - 1946 ? Đảng và Chính phủ ta thực hiện sách lược gì trước tình thế do Hiệp ước đó đặt ra ? 
Câu 46. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết mối quan hệ Việt - Pháp bằng con đường hòa bình từ ngày 6 -3 - 1946 đến trước ngày 19 - 12 - 1946 ? 
Câu 47. Trình bày chủ trương và biện pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đối phó với Pháp và Tưởng trong thời gian trước và sau Hiệp định sơ bộ (6 - 3 -1946) có gì khác nhau ? Tại sao có sự khác nhau đó ? 
Câu 48. Tại sao Đảng và Chính phủ phát động phong trào toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào ngày 19 - 12 - 1946 ? Nêu ngắn gọn đường lối kháng chiến do Đảng ta đề ra trong những năm 1946 - 1947.. 
Câu 49. Tại sao lại khẳng định từ chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 đến chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng chiến ?
Câu 50. Từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 đến trước đông xuân 1953 - 1954, hậu phương kháng chiến đã phát triển như thế nào trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế ? 
Câu 51. Nêu các sự kiện có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá - giáo dục trong kháng chiến chống Pháp từ thu - đông 1950 đến đông - xuân 1953 - 1954. 
Câu 52. Những sự kiện nào chứng tỏ chủ trương chiến lược của Đảng Lao động Việt Nam trong Đông - Xuân 1953 - 1954 là đúng đắn ?
Câu 53. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ :
- Vì sao Pháp cho xây dựng tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ ?
- Vì sao ta quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược ?
- Giải thích : Chiến thắng Điện Biên Phủ là “tiếng chuông báo tử của chủ nghĩa thực dân cũ ” ? 
Câu 54. Chứng minh Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Câu 55. Dựa vào ba sự kiện quan trọng sau đây : Chiến thắng Việt Bắc (1947), chiến thắng Biên giới (1950) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), anh (chị) hãy làm sáng tỏ các bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. 
Câu 55. - Đề cập đến vấn đề xây dựng hậu phương, Lê-nin đã nói : “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương tổ chức vững chắc.” 
Bằng thực tiễn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hãy chứng minh rằng: Đảng và nhân dân ta đã xây dựng cho mình một hậu phương vững mạnh. 
 Cho biết tác dụng của việc xây dựng hậu phương đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). 
Câu 56. Trình bày quá trình đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta trong thời gian từ 2 - 9 - 1945 đến 21 - 7 - 1954 nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ độc lập dân tộc. 
Câu 57. Tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao trong Cách mạng ? Trình bày những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). 
Câu 58. Bằng những sự kiện lịch sử, anh (chị) hãy chứng minh rằng cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954) không chỉ là cuộc chiến tranh giải phóng mà còn là bước kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội mới của nhân dân ta. 
¯Tiếng bom Sa –Diện của Phạm Hồng Thái
Phạm Hồng Thái: nhà cách mạng VN trong Phong Trào Đông Du và có chân trong Tâm Tâm Xã của cụ Phan Bội Châu.Chiều ngày 18 – 6 -1924,sau khi biết tin viên Toàn Quyền Đông Dương Martial Henri Merlin sẽ dự dạ tiệc ở khách sạn Victoria trên đảo Sa Diện ( Sa Mian ),Quảng Châu, PHT bèn giả dạng làm phóng viên vào được khách sạn và ném bom vào giữa bàn tiệc mong giết tên Merlin. Nhưng may cho hắn, hắn chỉ bị thương và chui trốn xuống gầm bàn. Một số thực khách người Pháp chết ngay tại chỗ, trong đó có tên Lãnh Sự Pháp Quảng Đông là Louis Cordeau. Lập tức, Anh hùng Phạm Hồng Thái bị bọn cảnh binh và mật thám bao vây truy bắt rất ngặt nghèo. Ông chạy đến dòng sông Châu Giang (Pearl River), cùng đường, bèn gieo mình xuống dòng nước đang chảy siết tự vẫn, để khỏi rơi vào tay giặc. Lúc ấy mới 29 tuổi đời !! Ông để lại vợ trẻ tên Cao Thị Chắc và người con trai duy nhất là Phạm Minh Nguyệt (3 tuổi).Bà Cao Thị Chắc vẫn ở vậy thờ chồng,nuôi con cho đến ngày nhắm mắt !!
         Bọn giặc rất tiểu tâm căm thù, khi vớt được thi hài Ông,chúng không cho chôn cất liền, mà để ruồi bâu kiến đậu đến mấy ngày!! Bị cư dân phản đối và nguyền rủa thậm tệ về việc vệ sinh, chúng mới cho nhà cằm quyền Trung Hoa mai táng tại chân đồi Bạch Vân. Đến tháng 3 năm 1925,cảm phục sự hy sinh cao cả của nhà cách mạng trẻ tuổi VN, tỉnh trưởng Quảng Châu là Hồ Hán Dân đã cho cải táng hài cốt anh hùng PHT vào khu Lăng Mộ công viên Hoàng Hoa Cương, trước sự tham dự kính cẩn của những nhà cách mạng Việt Nam. Khi ấy, đích thân cụ Phan Bội Châu đã viết bài “Văn Tế truy điệu liệt sĩ Phạm Hồng Thái!”. Năm 1958 do việc mở rộng đường sá, phần mộ anh hùng PHT lại di dời một lần nữa cho đến hôm nay.
              Tuy không giết được viên Toàn Quyền Đông Dương Merlin, nhưng Tiếng Bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái đã làm cho bọn thực dân Pháp ở VN nao núng rúng động. Thứ nữa,Tiếng Bom Sa Diện còn gióng lên tiếng chuông nhằm thức tỉnh lòng yêu nước của mọi người dân VN và có ảnh hưởng sâu rộng cho công cuộc giành lại Độc Lập Tự Do cho Tổ Quốc VN mãi về sau!!

Tài liệu đính kèm:

  • doctu lieu giang day(1).doc