Tên bài dạy : TỪ HÁN VIỆT (tt)
Tiết chương trình : Tiết : 22. Tuần : 06.
Ngày dạy :
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
-Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.
-Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp tránh lạm dụng từ Hán.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Học sinh : Đọc và soạn bài mới trước ở nhà, học thuộc bài cũ.
III. Các họat động trên lớp :
1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).
2.Kiểm tra bài cũ : (7)
? Đọc thuộc lòng phần dịch thơ bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” nêu cảm nghĩ về nhà vua Trần Nhân Tông.
? Đọc phần dịch thơ “Bài ca Côn Sơn” nêu nội dung cơ bản của bài thơ.
Tên bài dạy : TỪ HÁN VIỆT (tt) Tiết chương trình : Tiết : 22. Tuần : 06. Ngày dạy : I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : -Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt. -Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp tránh lạm dụng từ Hán. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học. Học sinh : Đọc và soạn bài mới trước ở nhà, học thuộc bài cũ. III. Các họat động trên lớp : 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp). 2.Kiểm tra bài cũ : (7’) ? Đọc thuộc lòng phần dịch thơ bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” nêu cảm nghĩ về nhà vua Trần Nhân Tông. ? Đọc phần dịch thơ “Bài ca Côn Sơn” nêu nội dung cơ bản của bài thơ. 3. Giảng bài mới : a. Giới thiệu bài mới : (1’) Hôm trước các em đã học một tiết về từ Hán Việt, hiểu về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và nắm được nghĩa của các từ ghép Hán Việt. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được sắc thái biểu cảm của từ ghép Hán Việt và cách sử dụng từ ghép Hán Việt như thế nào cho phù hợp, dễ hiểu. b.Tiến trình hoạt động dạy và học : TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 10’ 7’ I.Sử dụng từ Hán Việt : 1.Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm : -Dùng các từ Hán Việt : phụ nữ, từ trần, may táng, tử thi mang sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính hoặc tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác ghê sợ. -Dùng các từ Hán Việt : yết kiến, kinh đô, trẫm, bệ hạ, thần nhằm tạo sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí của xã hội xa xưa. 2.Không nên lạm dụng từ Hán Việt : Trong mỗi cặp trên câu thứ hai hay hơn. Vì câu thứ nhất, việc sử dụng từ Hán Việt làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. -GV treo bảng phụ có câu văn ở phần 1a lên bảng cho hs quan sát. GV đặt câu hỏi : ? Tại sao các câu đưới đây dùng các từ Hán Việt mà không dùng các từ ngữ thuần Việt có nghĩa tương tự ? (HS trả lời, GV kết luận). ? Các từ Hán Việt : kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần được dùng trong đoạn trích dưới đây nhằm tạo sắc thái gì ? (HS trả lời, GV kết luận). -Treo bảng phụ lên bảng những câu VD ở mục 2 này. GV hỏi : ? Trong mỗi cặp câu dưới đây câu nào có cách diễn đạt hay hơn ? (HS trả lời, GV kết luận). -GV chốt lại bài, cho hs đọc hai ghi nhớ bài. GV củng cố. -HS quan sát và chú ý lắng nghe để trả lời tốt câu hỏi. -Vì các từ Hán Việt có nghĩa tương đương mang sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính hoặc tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác ghê sợ. -Các từ Hán Việt này nhằm tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí ngày xưa. -Ở VD a, ý 2 hay hơn, ở VD b ý 2 hay hơn vì hai câu này không sử dụng từ ngữ Hán Việt. Câu ý một sử dụng 4. Củng cố kiến thức : (4’) ? Sử dụng từ Hán Việt tạo ra sắc thái biểu cảm gì ? Cho VD ? ? Sử dụng từ ngữ Hán Việt một cách lạm dụng thì tạo cho lời văn tiếng nói như thế nào ? VD ? III. Luyện tập : (15’) 1) (SGK trang 83) GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, chia nhóm, nhận xét. HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau : “mẹ” phu nhân - (thân mẫu, mẹ) (phu nhân, vợ) “thân mẫu” vợ sắp chết giáo huấn -(lâm chung, sắp chết) (giáo huấn, dạy bảo) lâm chung dạy bảo 2) (SKG trang 83) GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, chia nhóm, nhận xét. HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau : Sở dĩ người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí vì để tạo sắc thái trang trọng. 3) (SGK trang 84) GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, chia nhóm, nhận xét. HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau : Trong truyền thuyết Trọng Thủy, Mỵ Châu những từ Hán Việt : giản hòa, đầu thân, hòa hiếu và cụm từ “nhan sắc tuyệt trần” góp phần tạo sắc thái cổ xưa. 5. Dặn dò : (1’) -Về nhà học bài tập, làm BT 4 SGK trang 84. -Về nhà chuẩn bị đặc điểm của văn biểu cảm.
Tài liệu đính kèm: