TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẨY BAO BỐ ( Nội dung bắt buộc )
1. Cách chơi:
Mỗi lớp 1 đội ( 6 HS 3 nam, 3 nữ ) thi đấu giữa khối. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai vạch : một vạch xuất phát và một vạch về đích.
Mỗi đội xếp thành một hàng dọc. Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ hai. Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ hai tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng.
*Yêu cầu GVCN chuẩn bị bao ghi tên lớp. Lưu ý bao phù hợp với lứa tuổi của lớp mình. Sao cho khi HS đứng trong bao, miệng bao chi ngang nách HS
2. Luật chơi:
Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.
TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẨY BAO BỐ ( Nội dung bắt buộc ) 1. Cách chơi: Mỗi lớp 1 đội ( 6 HS 3 nam, 3 nữ ) thi đấu giữa khối. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai vạch : một vạch xuất phát và một vạch về đích. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc. Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ hai. Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ hai tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng. *Yêu cầu GVCN chuẩn bị bao ghi tên lớp. Lưu ý bao phù hợp với lứa tuổi của lớp mình. Sao cho khi HS đứng trong bao, miệng bao chi ngang nách HS 2. Luật chơi: Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi. Bắt chạch trong chum ( Nội dung bắt buộc ) Trò chơi này mỗi đội ( mối lớp ) gồm 2 HS nam. 1 HS nam đóng giả nữ mặc áo cánh trắng hoặc hoa đào, khăn hồng, yếm đỏ, áo tứ thân. Trai áo cánh lụa, quần ống sớ, thắt lưng màu đỏ đặt cạnh sườn.Trống phát lệnh ba hồi. Từng cặp bước ra trai đưa cánh tay trái ôm ngang lưng HS giả còn nữ còn HS giả đưa cánh tay phải ôm ngang lưng HS nam và tay kia cầm quạt quạt cho bạn cung bước đên cạnh chum, họ vẫn đứng trong tư thế ôm nhau, HS nam vẫn trong tư thế ôm bạn còn một tay cùng cho vào chum khoắng tìm bắt chạch. Hai mặt phải đối điện, bốn mắt nhìn nhau. BGK cầm trịch bắt bẻ từng động tác. Tất cả đều phải cùng làm: bắt trạch, ôm nhau, nhìn nhau, mải việc này, lơ đãng việc kia là đều bị lỗi. Cùng với tiếng trống thúc dục và những tiếng reo hò « nhanh lên, cố lên » của cổ động viên. Cặp nào làm làm đúng động tác quy đình ít phạm lỗi, bắt được chạch trước là đoạt giải. ( mỗi chum hoặc lọ có 2 > 3 con chạch hoặc lươn ). Thời gian cho tấ cả các đội chơi là 5 phút tính từ khi thò tay vao bắt chạch. Về trang phục các đội cố gắng mặc trang phục dân gian. Trò chơi kéo co ( Nội dung bắt buộc ) Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng. Ở đây tổ chức cho các HS nam của các lớp, mỗi lớp 1 đội 8 > 10 HS thi đấu gữa các lớp trong khối. Yêu cầu GVCN lựa chọ đội hình tham gia thi, chuẩn bị găng tay, trang phục HS đi chân đất có thắt khăn ngang lưngtheo màu. Thi đấu 3 hiệp thắng 2. Các lớp cổ vũ cho đội mình. CÁC NỘI DUNG TỰ CHỌN Thả đỉa ba ba Trò chơi thể hiện việc qua sông, qua bưng, ruộng...ngập nước. ở dưới nước có đỉa. Cả nhóm làm sao xuống nước mà đỉa không bắt chước. Trước hết vẽ hai đường song song cách nhau độ 2m (hay qui định khoảng trống nào đó) giả định là sông nước. Một em ra giữa vòng vừa hát vừa lấy tay ra đập nhịp vào vai các bạn: Thả đỉa / ba ba Chớ bắt / đàn bà Tha tội / đàn ông Cơm trắng / như bông Gạo thuyền / như nước Ðổ mắm / đổ muối Ðổ chuối / hạt tiêu Ðổ niêu / nước chè Ðổ phải nhà nào Nhà ấy.... chịu Từ "chịu" trúng em nào thì em ấy xuống sông làm "đỉa". Bọn trẻ đứa chạy đầu này, đứa băng qua sông góc nọ. "Ðỉa" rượt để bắt. Bọn trẻ lại hát bài hát ghẹo Sang sông / về sông / trồng cây / ăn quả / nhả hạt. "Ðỉa" rượt bên này thì bên kia xuống sông. "Ðỉa" quay lại bên kia thì lũ bên nọ lại réo lên: "ăn quả / nhả hạt" rồi ào xuống. Chẳng may ai bị "đỉa" vớ phải thì trở thành "đỉa". Đi cầu tre Một cây tre bương to, dài 5m, phạt hết cành, đánh sạch mấu, chôn gốc sâu vào bờ, lèn chặt, để thân cây tre nhô ra ao, nằm trên mặt nước một hai gang tay. Gần đầu ngọn tre cắm một cây cọc, trên buộc một quả pháo. Người dự thi nam nữ đều được, ăn mặc gọn gàng, thắt lưng buông múi, tay cầm một nén hương cháy. Nghe trống hiệu, người dự thi từ bờ bước xuống cầu tre đi dần ra phía ngọn ở giữa ao. Cây tre tròn, bập bềnh, càng đi ra xa càng bị chìm xuống dưới mặt nước, thân tre tròn, trơn nước dễ ngã. Có ngã cũng phải cố giơ cao nén hương để không bị tắt mới có thể lội vào bờ đi lại. Ra đến múp đầu cây tre, người đã ngập nước đến đầu gối, phải dang tay giữ thăng bằng, một tay níu lấy chiếc cọc, một tay châm ngòi pháo. Có khi đi được đến đích không sao, khi châm pháo nổ, lại giật mình ngã tòm xuống nước. Tuy bị ướt hết, nhưng vẫn đoạt giải, có điều nếu ai châm pháo xong, người vẫn khô được giải cao hơn. Đó là trò “đi cầu tre đốt pháo” ở hội làng Bồ Đề (Gia Lâm). Còn ở vùng Bưởi, nhiều làng giấy cũng có trò đi cầu tre gọi là “Đi cầu mai”. Cách làm cầu có khác. Đóng ba cọc tre ở giữa ao đầy nước, một cọc ở bên bờ. Cột một cây tre bương to nối hai điểm cọc. Ngọn tre cột chặt vào ba cọc giữa ao. Gốc tre trong bờ buộc lỏng lẻo để cây tre có thể xoay đảo được. Đầu ba chiếc cọc giữa ao có treo các gói giải thưởng phong kín. Cây tre đặt cách mặt nước khoảng 1m để khi người thi ra đến giữa, cây tre võng xuống cũng không chặm mặt nước. Chân người dự thi đi đất, tre tươi dính bùn, trơn, lại lúc lắc một đầu rất khó đi. Mất thăng bằng là ngã tòm xuống ao, ướt như chuột lột. Người xem reo hò cổ vũ rất vui. Người ngã được lội vào bờ đi lại. Ngã nhiều quá, nản thì thôi. Khi có ba người ra đến đầu ngọn tre giật được ba gói giải thì mãn cuộc. Rồng rắn lên mây Khoảng mươi em ôm lưng nhau, lớn đứng trước, bé đứng sau, kết chặt thành chuỗi rồng rắn, một người đứng ngoài làm thày thuốc. Hai bên đối đáp nhau bằng bài đồng dao xin thuốc, đến lúc ngã giá đòi khúc đầu thì thày cố lôi một em ra, rồng rắn ghì nhau lượn luồn để tránh, “xin khúc giữa” rồi đến “xin khúc đuôi” cũng vậy. Ai bị thày lôi ra khỏi chuỗi người là thua, phải ra làm thày thuốc cho người thày vào thay chỗ. Trò chơi cứ thế tiếp tục. Bài đối đáp: Thày thuốc: - Rồng rắn đi đâu? Rồng rắn (đồng thanh) - Rồng rắn đi lấy thuốc cho con. Thày thuốc - Con lên mấy? Rồng rắn - Con lên một. Thày thuốc - Thuốc chẳng ngon. Rồng rắn - Con lên hai. Thày thuốc - Thuốc chẳng ngon. Rồng rắn - Con lên ba. Thày thuốc - Thuốc chẳng ngon. Rồng rắn - Con lên bốn. Tháy thuốc - Thuốc chẳng ngon. (Đối đáp tiếp: Con lên năm, lên sáu, lên bảy, lên tám, lên chín, thày đều đáp: Thuốc chẳng ngon, cho đến) Rồng rắn - Con lên mười. Thày thuốc - Thuốc thày ngon vậy! (Rồng rắn uốn lượn quanh thày) Thày thuốc - Xin khúc đầu? (lôi) Rồng rắn - Toàn xương với xẩu. Thày thuốc - Xin khúc giữa? Rồng rắn - Những máu cùng me. Thày thuốc - Xin khúc đuôi? Rồng rắn - Tha hồ mà đuổi... (Thày cố kéo kỳ ) Mèo đuổi chuột Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát. Mèo đuổi chuột Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hổng Mèo chạy đằng sau Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục Hát mày hát tao Một tốp cùng hát đồng dao. Đoạn đầu tất cả cùng hát chung, đến đoạn “mày, tao” chia làm hai nửa hát mày, nửa hát tao theo cách đối đáp. Cái cáo mặc áo em tao Làm tổ cây cà Làm nhà cây chanh Đọc canh bờ giếng Mỏi miệng thổi kèn ới cô trồng sen Cho anh hái lá ới cô trồng bưởi Cho chàng hái hoa Một cụm cà là ba cụm lý Con nhà ông lý mặc áo tía tô Con nhà thằng ngô mặc áo lang khách Hai con chim khách đánh nhau trên cây Hai cái bánh dày đánh nhau mâm cỗ Hai hạt đỗ đánh đổ nồi rang Hai con kiến càng đánh nhau lọ mật Hai hòn đất đánh vật bờ ao đến đây hát đối đáp Nhóm A Nhóm B Mày tát chuôm tao Mày đầy rổ cá Mày đi chợ Hôm Mày bán cửa đền Mày làm mắm chua Mày con ông chính Mày là cái ả Mày đội bồ đài Mày cầm cái kéo Mày làm sao Mày đi buôn cậy Mày đi lấy chồng Mày lên kẻ chợ Ê ê! Ê ê! ........ Tao tát chuôm mày Tao đầy rổ tôm Tao đi chợ Cầu Dền Tao bán cửa vua Tao làm mắm thính Tao con ông xã Tao là cái hai Tao đội nón méo Tao cầm con dao Tao làm vậy Tao đi buôn hồng Tao đi lấy vợ Tao về nhà quê Ê ê! Ê ê! ........... Hát cho hát trả Một tốp ngồi hát, mỗi người một câu, theo lần lượt vòng tròn kim đồng hồ đến hết đoạn “cho” rồi hát trở lại ngược chiều kim đồng hồ đoạn “trả”. - Ông giẳng ông giăng Xuống chơi ông Chính Ông Chính cho mõ Xuống chơi nồi trõ Nồi trõ cho vung Đến chơi cây sung Cây sung cho nhựa Đến chơi con ngựa Con ngựa cho gan Đến chơi bà quan Bà quan cho bạc Đến chơi thợ giác Thợ giác cho bầu Đến chơi cần câu Cần câu cho lưỡi Đến chơi cây bưởi Cây bưởi cho hoa Đến chơi cây cà Cây cà cho trái Đến chơi con gái Con gái cho chồng Đến chơi đàn ông Đàn ông cho vợ Đến chơi kẻ chợ Kẻ chợ cho voi Đến chơi cây sòi Cây sòi cho lá Đến chơi con cá Con cá cho vây Đến chơi ông thày Ông thày cho sách Đến chơi thợ ngạch Thợ ngạch cho dao Đến chơi thợ rào Thợ rào cho búa. Trả búa thợ rào Trả dao thợ ngạch Trả sách ông thày Trả vây con cá Trả lá cây sòi Trả voi kẻ chợ Trả vợ ông đàn Trả chồng con gái Trả trái cây cà Trả hoa cây bưởi Trả lưỡi cần câu Trả bầu thợ giác Trả bạc bà quan Trả gan con ngựa Trả nhựa cây sung Trả vung nồi trõ Trả mõ ông Chính. Hát ngược Chia làm hai phe, tìm những câu hát nói ngược không đúng thực tế để gây cười. Bên nào hát được nhiều câu là thắng. Dưới đây là một số câu: - Bao giờ cho đến tháng ba ếch cắn cổ rắn, tha ra ngoài đồng - Hùm nằm cho lợn liếm lông Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi - Ông trăng mà lấy bà trời Tháng năm ăn cưới, tháng mười nộp treo - Con lợn to bằng con mèo Làng ăn chẳng hết, đem treo cột đình - Con voi nằm dưới gậm giường Cóc đi đánh giặc, bốn phương nhọc nhằn - Chim chích cắn cổ diều hâu Gà con tha quạ, biết đâu mà tìm - Bong bóng thì chìm, gỗ lim thì nổi Đào ao bằng chổi, quét nhà bằng mai - Hòn đá dẻo dai, hòn xôi chắc rắn Gan lợn thì đắng, bồ hòn thì bùi - Hương hoa thì hôi, nhất thơm là cú Đàn ông to vú, đàn bà rậm râu - Con cá mày ở dưới ao Tao tát nước vào, mày chạy đi đâu -Ngồi buồn vác giỏ đi câu Được ả Thị Màu con gái phú ông - Chuồn chuồn thấy cám thì ăn Lợn kia thấy cám, nhọc nhằn bay qua - Trời mưa cho mối bắt gà Cào cào đuổi cá, chui qua khe rào - Chó con bắt trạch dưới ao Có một quả đào, ném ngã năm cô - Thóc giống cắn chuột trong bồ Một trăm con muỗi đuổi vồ con trâu - Sông Hồng rộng chẳng tày gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi - Chơi cho quạt lá long nhài Cầu Ô gãy nhịp, thuyền chài bong đinh. - Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta - Bao giờ trạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình - Lênh đênh bảy lá thuyền tình Chìm ba bến nước mới tìm thấy hoa. - Con rận bằng con ba ba Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh. Oẳn tù tì Thường hai em một chơi với nhau. Cùng đứng hay ngồi, tay đung đưa theo nhịp câu hát: Oẳn tù gì Ra cái gì? Ra cái này! Cả hai cùng chìa một tay ra ở các dạng: - Nắm tay là cái búa, chĩa hai ngón trỏ và ngón giữa là cái kéo, chỉ một ngón là cái dùi, xòe cả bàn tay là cái lá. Theo quy ước sau đây mà định được thua: - Búa nện được kéo, được dùi, nhưng lại bị lá bọc. - Lá thua kéo vì kéo cắt được lá, dùi đâm thủng lá. - Dùi khoan được lỗ kéo. Tập tầm vông Bài đồng dao này phổ biến khắp Bắc, Trung, Nam nhại theo âm trống tầm vông / tâm vinh (gọi theo Nghệ An) tức trống cơm: Tập tầm vông Chị có chồng Em ở vá Chị ăn cá, Em mút xương. Chị ăn kẹo, Em ăn cốm Chị ở Lò Gốm, Em ở Bến Thành. Chị trồng hành, Em trồng hẹ. Chi nuôi mẹ Em nuôi cha Cách chơi hiện nay của trò này là hai nguời chơi ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau. Nói chung, cách chơi rất giống trò Thìa la thìa lảy đây. Giung giăng giung giẻ Một tốp nắm tay nhau dàn hàng ngang vừa đi vừa hát, hết bài cùng ngồi cả xuống rồi lại đứng lên đi vào hát tiếp. Chơi vào đêm trăng. Bài hát 1: Giung giăng giung giẻ Dắt trẻ đi chơi Đến cửa nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Ngồi xệp xuống đây! Bài hát 2: Ông giẳng ông giăng Ông giằng búi tóc Ông khóc, ông cười Mười ông một cỗ Đánh nhau vỡ đầu Đi tâu ông huyện Đi kiện quan phủ Một lũ ông già Mười ba ông điếc Có biết hay không Thì thà thì thụp! Bài hát 3: Ông giẳng ông giăng Xuống chơi với tôi Có bầu có bạn Có ván cơm xôi Có nồi cơm nếp Có nệp bánh chưng Có lưng hũ rượu Con khướu đánh đu Bồ cu tát nước Cái lược chải đầu Con trâu cày ruộng Cái muống thả ao Ông sao trên trời Xì xà xì xụp! Bài hát 4: Ông tiển ông tiên Ông có đồng tiền Ông giắt mái tai Ông cài lưng khố Ông ra đầu phố Ông mua miếng trầu Ông nhai tóp tép Ông mua con tép Về ông ăn cơm Ông mua mớ rơm Về ông để thổi Ông mua cái chổi Về ông quét nhà Ông mua con gà Về cho ăn thóc Ông mua con cóc Về thả gầm giường Ông mua thẻ hương Về ông cúng cụ! Chơi trăng Mồng một lưỡi trai Mồng hai lá lúa Mồng ba câu liêm Mồng bốn lưỡi liềm Mồng năm liềm giật Mười tám trăng lẹm Mười chín dụn dịn Hai mươi giấc tốt Hăm mốt nửa đêm Hăm hai bằng tai Hăm ba bằng đầu Hăm bốn bằng râu Mồng sáu thật trăng Mười rằm trăng náu Mười sáu trăng treo Mười bảy sảy giường chiếu Hăm lăm bằng cằm Hăm sáu đã vậy Hăm bảy làm sao? Hăm tám thế nào Hăm chín thế ấy Ba mươi không trăng. Hát đi hát lại Ngồi quây tròn giữa sân cùng ngắm trăng cùng hát đồng dao, tất cả vỗ tay làm nhịp. Có thể mỗi người theo thứ tự đọc một câu, hoặc đồng thanh đọc. Hết bài cùng vỗ tay một tràng dài, chơi lại. Hai tốp các em hát đấu, bên nào tìm được nhiều bài hát láy lại liên tục không có chấm hết là thắng cuộc. Giao ước với nhau hát điệp 3 hay 5 lần một bài, rồi đến lượt tốp khác. Mỗi bài là một điểm. Dưới đây là một số bài: Bài 1 Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cộc leo ra leo vào Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cộc leo vào leo ra... (Hát lại) Con kiến mà leo cành đa... Bài 2 Con vỏi con voi Cái vòi đi trước Hai chân trước đi trước Hai chân sau đi sau Còn cái đuôi đi sau rốt Tôi ngồi tôi kể nốt Cái chuyện con voi. (Hát lại) Con vỏi con voi .. Bài 3 Con chim chích chòe Nó đậu cành chanh Tôi ném mảnh sành Nó quay lông lốc Tôi làm một chốc Được mâm cỗ đầy Ông thày ăn một Bà cốt ăn hai Còn cái thủ, cái tai Tôi đem biếu chúa Chúa hỏi chim gì? Thịt chim chích chòe (Hát tiếp) Nó đậu cành chanh ... Bài 4 Con công hay múa Nó múa làm sao Nó rụt cổ vào Nó xòe cánh ra Nó đỗ cành đa Nó kêu ríu rít Nó đỗ cành mít Nó kêu vịt chè Nó đỗ cành tre Nó kêu bè muống Nó đỗ dưới ruộng Nó kêu tầm vông (Hát lại) Con công hay múa... Bài 5 Lúa ngô là cô đậu nành Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là ruột dưa gang Dưa gang là nàng dưa hấu Dưa hấu là cậu lúa ngô. (Hát lại) Lúa ngô là cô đậu nành... Bài 6 Xuy xoa xuy xuýt Bán quít chợ Đông Bán hồng chợ Tây Bán mây chợ huyện Bán quyến chợ Đài Ai vào thì mua. (Hát tiếp) Xuy xoa xuy xuýt... Bài 7 Người đẹp như tiên Tắm nước đồng Triền Cũng xấu như ma Người xấu như ma Tắm nước ao Quà Lại đẹp như tiên. (Hát lại) Người đẹp như tiên... Bài 8 Gió đập cành đa Gió đánh cành đa Thày ngỡ là ma Thày vùng thày chạy Ba thằng ba gậy Đi đón thày về Rượu uống tì tì Thày say hoa mắt. (Hát lại) Gió đập cành đa... Bài 9 Chè la, chè lít Bà cho ăn quít Bà đánh đau tay Chắp tay lạy bà. (Hát lại) Chè la, chè lít... Trò chơi dồng dao chăn trâu xứ Quảng Trò chơi hát này như sau: một lớp ngồi dưới cầm tay nhau xếp thành vòng tròn, rối nhiều lớp nữa cũng cầm tay nhau, ngồi chồng lên vai lớp dưới, cùng hô "dố dậy", tất cả đều đứng lên thành trụ cao, vừa đi vòng tròn, vừa hát. Đồng dao này có hai khúc: một khúc thiết thực nói về trẻ chăn trâu với mùa màng, một khúc kể những vật thường thức ở nông thôn. Khúc I: Đố dậy, đố dậy Cây gậy bốn phương Ra đường mạnh mẽ Bầy trẻ chăn trâu Bay lâu thẳng cánh Nó mạnh như sên Đi trên mặt nước Đi trước đón rồng Ông đi có cồng Bà đi có mõ Trên trời nghe rõ Làm gió làm mưa Làm mùa bát ngoạt Dố dậy, dố dậy! Khúc II : Trời mưa lâm râm Cây trâm có trái Con gái có duyên Đồng tiền có lổ Bánh tổ thì ngon Bánh hòn thì béo Cái kéo thợ may Cái cày làm ruộng Cái xuồng đắp bờ Cái lờ thả cá Cái ná bắn chim Cây kim may áo Cái giáo đi săn Cái khăn bịt đầu Hát hết khúc này, trở lại đoạn đầu, bắt vào câu "bầy trẻ chăn trâu... " Cứ như thế mà hát mà quay tít vòng tròn cho đến khi nào cộ đổ. Trên đây là một số trò chơi dân gian được sưu tầm để đưa vào trong nhà trường với mục đích hướng tới nhiệm vụ xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực. Đồng thời trò chơi dân gian cũng chính là một trong những nội dung chính thi đấu trong Hội khoẻ Phù Đổng của năm học này. Đề nghị các đồng chí GVCN, GV TD, GV TPT cần quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc. Về cách chơi, luật chơi. Thời gian hướng dẫn HS chơi vào trong tiết SHTT - NGLL và tiết thể dục trong tháng 12. Nhiệm vụ này sẽ được quán triệt và thông qua trong cuộc họp triển khai Kế hoạch Hội khoẻ Phù Đổng Hội đồng nhà trường. Trung Lập, ngày 25 tháng 11 năm 2009 T/MBGH
Tài liệu đính kèm: