Thư viện câu hỏi và bài tập môn Sinh học Lớp 6

Thư viện câu hỏi và bài tập môn Sinh học Lớp 6

Chọn và đánh dấu vào 1 phương án đúng nhất

 Câu 1: Sự khác nhau giữa động vật và thực vật:

 A. Lớn lên B. Sinh sản

 C.Di chuyển D. Lấy chất cần thiết

 Câu 2: Tế bào biểu bì vẩy hành có hình dạng:

 A. Hình chữ nhật C. Hình đa giác

 B. Hình tròn D. Hình bầu dục

Câu 3 : Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi :

Câu 4 : Mô là gì ? Kể tên một số loại mô thực vật ?

Câu 5 : Sự lớn lên và sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật ?

Trả lời.

1- c, 2- C.

Câu 3 : Cách sử dụng kính hiển vi :

- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.

- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.

- Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.

Câu 4 : Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện chức năng riêng.

- HS kể tên được một số loại mô thực vật.

Câu 5 : Tế bào lớn lên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển.

 

doc 8 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thư viện câu hỏi và bài tập môn Sinh học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: TẾ BÀO THỰC VẬT.
Chñ ®Ò 1 ( 4 tiÕt) Tế bào thực vật 
 Chọn và đánh dấu vào 1 phương án đúng nhất
	 Câu 1: Sự khác nhau giữa động vật và thực vật:
 A. Lớn lên 	B. Sinh sản
 C.Di chuyển 	D. Lấy chất cần thiết
	 	Câu 2: Tế bào biểu bì vẩy hành có hình dạng:
 A. Hình chữ nhật 	C. Hình đa giác 
 B. Hình tròn 	D. Hình bầu dục
Câu 3 : Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi : 
Câu 4 : Mô là gì ? Kể tên một số loại mô thực vật ?
Câu 5 : Sự lớn lên và sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật ?
Trả lời.
1- c, 2- C.
Câu 3 : Cách sử dụng kính hiển vi :
Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.
Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.
Câu 4 : Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện chức năng riêng.
- HS kể tên được một số loại mô thực vật.
Câu 5 : Tế bào lớn lên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển.
CHƯƠNG II: RỄ
Chñ ®Ò 2 ( 4 tiÕt) Rễ 
 Câu 1: Miền hút của rễ có chức năng:
 A. Hấp thụ nước và muối khoáng 	C. Dẫn truyền
 B. Che chở cho đầu rễ 	D. Làm cho rễ dài ra
 Câu 2: Một loại rễ biến dạng giúp cây lấy thức ăn từ cây chủ:
A - Rễ củ.	C - Rễ thở.
B - Rễ móc.	D - Giác mút.
Câu 3 : Rễ có mấy miền ? Chức năng của mỗi miền ?
Câu 4 : Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây ? Cho ví dụ.
Câu 5: Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng?
Trả lời : 
Câu 1 : A, Câu 2- D.
Câu 3 : Rễ có 4 miền :
Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền.
Miền hút hấp thụ nước và muối khoáng.
Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.
Miền chóp rễ che chở cho đầu rễ.
Câu 4: Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau... có ảnh hưởng tới sự hút nước và khoáng của cây.
HS cho ví dụ đúng.
Câu 5: Một số loại rễ biến dạng để thực hiện chức năng khác của cây như:
Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả.
Rễ móc bám vào trụ, giúp cây leo lên.
Rễ thở tăng khả năng giúp cây hô hấp trong không khí.
Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ.
 CHƯƠNG III: THÂN
 Chủ đề 3: ( 6 tiết ) Thân.
 Câu 1: Loại thân biến dạng có chức năng chứa chất dự trữ:
	A - Thân củ.	C - Thân mọng nước.
	B - Thân Rễ	D - Thân củ và thân rễ.
 Câu 2 : Chức năng chính của thân là:
A-Bảo vệ hạt, góp phần phát tán hạt. 	C-Vận chuyển nước và muối khoáng.
B-Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ. 	D-Hút nước và muối khoáng.
Câu 3: Thân gồm những bộ phận nào?
Câu 4: Có mấy loại thân? Kể tên những loại thân đó.
Câu 5: Mạch gỗ và mạch rây có chức năng gì?
Trả lời:
Câu 1 – D; câu 2 – C.
Câu 3: Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
Câu 4: Tùy theo cách mọc của thân người ta chia thân làm ba loại:
+ Thân đứng.( thân gỗ, thân cột, thân cỏ)
+ Thân leo.( thân quấn, tua cuốn)
+ Thân bò.
Câu 5: 
+ Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
+ Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
 CHƯƠNG IV: LÁ
 Chủ đề 4 ( 7 tiết) Lá.
Câu 1: Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành:
A. 1 kiểu 	C. 3 kiểu
B. 2 kiểu 	D. 4 kiểu
Câu 2: Sự thoát hơi nước qua lá có vai trò:
A – Tạo sức hút làm cho nước và muối khoáng hoà tan vận chuyển được từ rễ lên lá.
B – Làm cho lá được dịu mát. 	C – Giúp cho lá quang hợp.
D – Cả 2 ý A, B là đúng.
Câu 3: Nêu các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?
Câu 4: Có những loại lá biến dạng phổ biến nào ? 
Câu 5: Thân dài ra do đâu ? Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì ?
Trả lời: 
Câu 1 – C; Câu 2 – D.
Câu 3: Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp là: Ánh sáng, nước, hàm lượng khí cacbonic và nhiệt độ.
Câu 4: Lá của một số loại cây đã biến đổi hình thái thích hợp với các chức năng khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau.
+ Lá biến thành gai.
+ Lá biến thành tua cuốn.
+ Lá vảy: 
+ Lá dự trữ chất hữu cơ.
+ Lá bắt mồi ...
Câu 5: Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
- Bấm ngọn, tỉa cành đê tăng năng suất cây trồng.
CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG
Chủ đề 5 ( 2 tiết) Sinh sản sinh dưỡng.
Câu 1: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cơ thể mới từ một phần của cơ quan:
A- Sinh dưỡng 
B- Rễ
C – Thân 
D – Lá 
Câu 2: Khoai tây sinh sản bằng.
A- Thân rễ 
B- Thân củ
C – Hạt .
D – Lá 
Câu 3: Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp là những loại nào?
Câu 4: Thế nào là giâm cành, chiết cành?
Câu 5: Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm được cây giống nhất? Vì sao?
Trả lời:
Câu 1 – A, Câu 2 – B.
Câu 3: Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá.... 
Câu 4:
Giâm cành: Là cắt một đoạn cành, có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.
Chiết cành: Là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
Câu 5: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô.
Vì từ một mành nhỏ của một loại mô bất kì của cây thực hiện kĩ thuật nhân giống trong một thời gian ngắn là có thể tạo ra vô số cây giống cung cấp cho sản xuất.
CHƯƠNG VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
Chủ đề 6 ( 4 tiết): Hoa và sinh sản hữu tính.
Câu 1: Con người thụ phấn cho hoa gọi là
A-Thụ phấn bổ xung	C-Thụ phấn nhờ gió
B- Thụ phấn nhân tạo	D- Cả A,B đúng
 Câu 2: Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện nhờ:
A-Sâu bọ. 	C-Con người.
B-Gió. 	D-Cả 3 câu A,B,C đúng.
Câu 3: Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa.
Câu 4: Căn cứ vào bộ phận sinh sản người ta có thể chia hoa làm mấy nhóm?
Câu 5: Thụ phấn là gì? Thế nào là hoa tự thụ phấn/
Trả lời: 
Câu 1 – B; Câu 2 – D.
Câu 3: Hoa bao gồm các bộ phận chính: Đài, tràng, nhị và nhụy.
+ Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy.
+ Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc của cánh hoa khác nhau tùy loại.
+ Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.
+ Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.
Câu 4: Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành hai nhóm:
+ Hoa lưỡng tính ( có đủ nhị và nhụy).
+ Hoa đơn tính ( chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái)
Câu 5: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
+ Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn.
CHƯƠNG VII: QUẢ VÀ HẠT 
Chủ đề 7: Quả và hạt 
Câu 1: Quả khô:
A-Quả đu đủ . 	C-Quả táo.
B-Quả cải. 	D-Quả cà chua.
Câu 2: Nhóm quả và hạt nào thích nghi với lối phát tán nhờ động vật;
A-Những quả và hạt có nhiều gai và có móc.
B- Những quả và hạt có túm lông hoặc có cánh.
C-Những quả và hạt có làm thức ăn cho động vật.
D-Câu Avà C.
Câu 3: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả người ta chia các quả thành những nhóm nào?
Câu 4: Hạt gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
Câu 5: Những điều kiện cần cho hạt này mầm?
Trả lời:
Câu 1 – B; Câu 2 – D.
Câu 3: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả người ta chia quả thành hai nhóm.
+ Quả khô: Khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng.
+ Quả thịt: Khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả.
Câu 4: Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Phôi của hạt gồm: Rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ.
Câu 5: Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.
CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT 
Chủ đề 8 ( 9 tiết): Các nhóm thực vật 
 Câu 1: Ngành rêu có đặc điểm:
A-Đã có rễ, thân, lá, lá nhỏ chưa có gân giữa	
B-Đã có rễ, thân, lá, rễ thật thường sống ở nơi ẩm ướt
C-Đã có rễ, thân, lá, lá thật thường sống ở nơi khô cạn
D-Cơ quan sinh dưỡng đa dạng, có hoa.
B-Nhị 	D-Cả 3 ý A, B, C đúng.
 Câu 2: Vai trò của tảo;
A- Cung cấp Ô xi	C- Làm thức ăn cho các động vật ở nước
B- Cung cấp thức ăn cho người và gia súc 	D- Cả A, B, C đúng
Câu 3: Cấu tạo của rêu đơn giản như thế nào?
Câu 4: Cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo ra sao?
Câu 5: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm là gì?
Trả lời:
Câu 1 – B; Câu 2 – D.
Câu 3: Rêu là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản: thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rế chính thức, chưa có hoa.
Câu 4: Cơ quan sinh sản của thông là nón.
Thông có hai loại nón:
+ Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm.
+ Nón cái: Lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ thành từng chiếc.
Câu 5: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Một lá mầm và lớp hai lá mầm là ở số lá mầm của phôi.
CHƯƠNG IX: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
Chủ đề 9 ( 4 tiết ) Vai trò của thực vật.
Câu 1: 
Câu 1: Không có cây xanh thì không có sự sống của sinh vật hiện nay trên trái đất vì:
	A – Mọi sinh vật trên trái đất hô hấp đều cần oxy do cây xanh quang hợp nhả ra.
B – Mọi sinh vật trên trái đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ do cây xanh quang hợp tạo ra.
C – Con người và hầu hết các loài ĐV trên trái đất đều phải sống nhờ vào chất hữucơ và khí 02 do cây xanh tạo ra.
 D – Con người và ĐV cần cây xanh để lấy bóng mát.
Câu 2: Nguyên nhân làm giảm tính đa dạng của thực vật:
Phá rừng, cháy rừng.
Chiến tranh.
Lũ lụt, hạn hán.
Tất cả đều đúng.
Câu 3: Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí ?
Câu 4: Tại sao thực vật có nhiều vai trò quan trọng 
Câu 5: Ở địa phương em những cây hạt kín nào có giá trị kinh tế?
Trả lời: 
Câu 1- C; Câu 2 – D.
Câu 3: Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả khí oxi nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại. Do đó thực vật có vai trò giữ cân bằng khí này trong không khí.
Câu 4: Thực vật, đặc biệt là rừng nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.
Câu 5: HS kể được những cây hạt kín có giá trị kinh tế ở địa phương mình.
CHƯƠNG X: VI KHUẨN – NẤM – ĐỊA Y 
Chủ đề 10 ( 4 tiết) Vi khuẩn – Nấm – Địa y.
Câu 1: Vi khuẩn có vai trò phân hủy:
Các sinh vật đang sống.
Chất vô cơ.
Chất hữu cơ thành chấ vô cơ.
Cả 3 câu trên đúng.
Câu 2: Vi khuẩn có đời sống:
Kí sinh.
Hoại sinh.
Cộng sinh.
Hai câu A, B đúng.
Câu 3: Vi khuẩn dinh dưỡng như thế nào? Thế nào là vi khuẩn kí sinh, vi khuẩn hoại sinh?
Câu 4: Vi khuẩn có vai trò gì?
Câu 5: Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì? Vai trò của địa y như thế nào?
Trả lời.
Câu 1 – C; Câu 2 – D. 
Câu 3: Vi khuẩn dinh dưỡng dị dưỡng
 - Vi khuẩn dinh dưỡng tự dưỡng là chủ yếu.
Vi khuẩn kí sinh: Chúng sống nhờ trên cơ thể sống khác.
Vi khuẩn hoại sinh: Chúng sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác động vật, thực vật đang phân hủy.
Câu 4: Vi khuẩn có vai trò trong thiên nhiên và trong đời sống con người: Chúng phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng, do đó đảm bảo được nguồn vật chất trong tự nhiên, vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa. ..
Câu 5: 
+ Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm cộng sinh, thường sống bám trên thân các cây gỗ hoặc trên đá.
+ Địa y đóng vai trò trong việc tạo thành đất và cũng có giá trị kinh tế.

Tài liệu đính kèm:

  • docthu_vien_cau_hoi_va_bai_tap_mon_sinh_hoc_lop_6.doc