Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết: Ôn tập học kỳ II

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết: Ôn tập học kỳ II

I. MỤC TIÊU :

 1 . Kiến thức :

 _ Hệ thống kiến thức đã học trong học kì II.

 _ Nắm chắc kiến thức cơ bản trong chương trình sinh học lớp 8.

 2 . Kỹ năng :

 Rèn kỹ năng :

 _ Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, nối kết kiến thức.

 _ Tư duy tổng hợp khái quát .

 _ Hoạt động nhóm .

 3 . Thái độ :

 _ Giáo dục ý thức học tập.

 _ Ý thức giữ vệ sinh cơ thể bảo vệ cơ thể tránh bệnh tật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 _ Tranh 1 số hệ cơ quan - cơ thế điều hồ bằng thần kinh, thể dịch.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 863Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết: Ôn tập học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 2 / 5 /2011
Ngày dạy : 4 / 5 /2011 ( 8A) 4 / 5 / 2011( 8B) / 5 / 2011 ( 8C)
ÔN TẬP HỌC KỲII
I. MỤC TIÊU : 
	1 . Kiến thức :
	_ Hệ thống kiến thức đã học trong học kì II.
	_ Nắm chắc kiến thức cơ bản trong chương trình sinh học lớp 8.
	2 . Kỹ năng : 
	Rèn kỹ năng :
	_ Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, nối kết kiến thức.
	_ Tư duy tổng hợp khái quát .
	_ Hoạt động nhóm .
	3 . Thái độ : 
	_ Giáo dục ý thức học tập.
	_ Ý thức giữ vệ sinh cơ thể bảo vệ cơ thể tránh bệnh tật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 _ Tranh 1 số hệ cơ quan - cơ thế điều hồ bằng thần kinh, thể dịch.
 _ Tranh tế bào, bảng phụ ghi đáp án.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Nội dung 1: Bài tiết
1.Cấu tạo của thận:
- Gồm Phần vỏ và phần tủy. Phần tuỷ gồm Đơn vị chức năng của thận,ống góp và bề thận
- Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang, ống thận.
- Thận gồm 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
2.Sự tạo thành nước tiểu
 Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình :
+ Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo ra nước tiểu đầu 
+ Quá trình hấp thụ lại ở ống thận hấp thụ lại chất cần thiết. 
+ Quá trình bài tiết tiếp: Bài tiết tiếp chất thừa, chất thải tạo thành nước tiểu chính thức.
- Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở : Không có các tế bào máu và Protein
- So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức: Nước tiểu chính thức không có dinh dưỡng, ít nước , nồng độ chất độc và cặn bã cao
3. Vai trò của hệ bài tiết nước tiểu
- Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường.
- Nhờ hoạt động bài tiết mà môi trường bên trong luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
Nội dung 2. Da
4. Cấu tạo của da
 Da có cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp biểu bì:
 - Tầng sừng gồm các tế bào chết ,xếp sát nhau và hóa sừng
 - Tầng tế bào sống gồm các tế bào có khả năng phân chia, trong có chứa các tế bào sắc tố qui định màu sắc của da
+ Lớp bì:
 - Sợi mô liên kết.
 - Các cơ quan: tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lông và bao lông, mạch máu
+ Lớp mỡ dưới da: Gồm các tế bào mỡ.
5. Bệnh ngoài da và cách phòng tránh
+ Các bệnh ngoài da:
 - Do vi khuẩn.
 - Do nấm.
 - Bảng nhiệt, bảng hoá chất. 
+ Phòng bệnh :
 - Giữ vệ sinh thân thể .
 - Giữ vệ sinh môi trường. 
 - Tránh để da bị xây sát ,bỏng.
+ Chữa bệnh: Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nội dung 3.Hệ thần kinh
6.Trình bày cấu tạo và chức năng của tủy sống, trụ não, não trung gian,tiểu não
(1)
Các bộ phận 
của hệ 
thần kinh 
(2)
Não
Tiểu não (6)
Tuỷ sống (7)
Trụ não
(3)
Não trung gian (4)
Đại não (5)
Cấu
tạo
Bộ 
phận 
trung 
ương
Chất 
xám
Các nhân
não
Đồ thị và nhân dưới đồ thị
Vỏ đại não ( các vùng thần kinh )
Vỏ tiểu não
Nằm giữa tỉ sống thành cột liên tục.
Chất 
trắng
Các đường truyền giữa nào và tuỷ sống
Nằm xen giữa các nhân
Đường dẫn truyền nối 2 bán cầu đại não và với các phần dưới.
Đường dẫn tuyền nối vỏ tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh
Bao ngồi cột chất xám.
Bộ phận ngoại biên
Dây thần kinh não và các dây TK đối giao cảm
_ Dây thần kinh tuỷ.
_ Dây TK sinh dưỡng.
_ Hạch TK giao cảm
Chức năng
Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bằng chế độ phản xạ ( PXKĐK và PXCĐK )
Trung ương điều khiển và điều hòa các hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
Trung ương điều khiển và điều hòa trao đổi chất, điều hòa thân nhiệt.
Trung ương của PXCĐK. Điều khiển các hoạt động có ý thức, hoạt động tư duy.
Điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp
Trung ương của các phản PXKĐK về vận động và sinh dưỡng.
7. Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
+ Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ.
+ Mỗi dây thần kinh tuỷ gồm:
Bó sợi cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau.
Bó sợi vận động nối với tủy sống qua rễ trước.
Hai bó sợi này sau khi đi ra khỏi lỗ gian đốt nhập lại thành dây thần kinh tủy.
Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? ( Vì nó là sự hợp lại của 2 nhóm dây cảm giác và vận động)
8. So sánh cấu tạo và chức năng của CPX vận động và CPX sinh dưỡng
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ sinh dưỡng
+ Chất xám: 
- Đại não.
- tủy sống.
+Đường hướng tâm: Từ CQTC đến trung ương.
+ Đường li tâm: không đi qua hạch giao cảm và hạch đối giao cảm.
+ Chức năng: Điều khiển hoạt động hệ vận động(hoạt động có ý thức).
+ Chất xám: 
- Trụ não.
- Sừng bên tủy sống.
+Đường hướng tâm: Từ CQTC đến trung ương.
+ Đường li tâm: đi qua hạch giao cảm và hạch đối giao cảm.
+ Chức năng: Điều khiển hoạt động nội quan( hoạt động không có ý thức).
Cấu tạo
Chức năng
Bộ phận trung ương
Bộ phận ngoại biên
Hệ thần kinh vận động
Não, tủy sống
_ Dây thần kinh não.
_ Dây thần kinh tủy.
Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương.
Hệ thần kinh sinh dưỡng
Giao cảm
Sừng bên tủy sống
_ Sợi trước hạch ( ngắn ) hạch giao cảm.
_ Sợi sau hạch ( dài )
Có tác dụng đối lập trong điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng.
Đối giao cảm
Trụ não, đoạn cùng tủy sống
_ Sợi trước hạch ( dài ) hạch đối giao cảm.
_ Sợi sau hạch ( ngắn )
9. Cấu tạo của mắt
Các thành phần cấu tạo
Chức năng
Mắt
_ Màng cứng và màng giác
Lớp sắc tố
Lòng đen, đồng tử
 Màng mạch 
Tế bào que, tế bào nón
Tế bào thần kinh thị giác
Màng lưới
_ Bảo vệ cầu mắt và màng giác cho ánh sáng đi qua.
_ Giữ cho cầu mắt hồn tồn tối, không bị phản xạ ánh sáng.
_ Có khả năng điều tiết ánh sáng.
_ Tế bào que thu nhận kích thích ánh sáng. Tế bào nón thu nhận kích thích màu sắc ( là tế bào thụ cảm ).
_ Dẫn truyền xung thần kinh từ các tế bào thụ cảm về trung ương.
10. Các tật của mắt
Cận thị
Viễn thị
Khái niệm
Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
Nguyên nhân
Bẩm sinh cầu mắt dài.
Thể thuỷ tinh quá phồng.
Bẩm sinh cầu mắt ngắn.
Thể thuỷ tinh bị lão hóa.
Khắc phục
Đeo kính cận.
Đeo kính viễn.
11.PXKĐK và PXCĐK
 Sự hình thành phản xạ có điều kiện:
 1) Hình thành phản xạ có điều kiện:
 Điều kiện để thành lập PXCĐK.
- Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện.
- Quá trình đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.
 2) Ức chế PXCĐK:
+ Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố thì phản xạ sẽ mất đi.
+ Ý nghĩa
- Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
- Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với đời sống.
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
Mang tính bẩm sinh,không qua tập luyện.
Hình thành trong đời sống qua quá trình rèn luyện.
Có tính chất loài và di truyền.
Có tính chất cá thể và không di truyền.
TƯTK nằm ở các bộ phận dưới vỏ não.
TƯTK nằm trong lớp vỏ đại não.
Có tính chất bền vững 
Có tính tạm thời , mất đi khi không bền vững.
Xảy ra khi có kích thích không điều kiện.
Xảy ra khi có kích thích có điều kiện.
12. Cấu tạo của đại não. Chứng minh sự tiến hóa đại não người so với thú
*) Cấu tạo ngoài: - Gồm 3 r ãnh: Rãnh đỉnh; Rãnh thái dương; Rãnh thẳng góc.
 - Chia bán cầu não thành 4 thuỳ: Trán, đỉnh, chẩm, thái dương.
 - Các khe và rãnh tạo nên các khúc cuộn não làm tăng diện tích bề mặt não.
 *) Cấu tạo trong:
- Chất xám(ngoài): Làm thành vỏ não dày đến 2-3 mm là trung ương thần kinh của PXCĐK.
- Chất trắng(trong): Là các đường thần kinh, hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ(tuỷ sống).
* Sự tiến hoá của não người:
- Diện tích đại não tăng lên 2300- 2500cm2 nhờ các khe và rãnh tạo khúc cuộn não nên con người thông minh hơn.
- Có vùng chức năng : vận động nói, viết; vùng hiểu tiếng nói và chữ viết nên nói , viết, hiểu.
13. Cấu tạo của phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm
Nội dung 4 Nội tiết
14. Khái niệm hệ nội tiết. So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết sản xuất các hoóc môn theo đường máu đến các cơ quan đích.
- Tuyến ngoại tiết: Chất tiết theo ống dẫn đến cơ quan tác động.
- Tuyến nội tiết: Chất tiết ngấm thẳng vào máu rồi cơ quan đích.
- Một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết(tuyến pha:tuyến tuỵ,sinh dục)
- Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là hoóc môn.
15. Tính chất và vai trò của hoocmon
 a) Tính chất của hooc môn:
- Mỗi hooc môn chỉ ảnh hưởng đến đến hoặc một số cơ quan xác định.
- Hooc môn có hoạt tính sinh học cao.
- Hooc môn không mang tính đặc trưng cho loài.
 b) Vai trò của hooc môn:
- Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hoà các quá trình sinh lý diễn ra bình thường
16.So sánh bệnh bướu cổ và bệnh bazodo
-Bệnh bướu cổ do thiếu I:
+ NN: Do trong khẩu phần ăn thiếu I nên hoocmôn TH không tiết ra,tuyến yên tiết TSH kích thích tuyến giáp tiết TH gây phì đại tuyến.
+HQ: Trẻ em chậm lớn, rí não kém phát triển; Người lớn kém trí nhớ, thần kinh kém hoạt động.
-Bệnh Bazơđô:
+NN: Do TH tiết nhiều nên gây tăng trao đổi chất,tăng dùng ôxi.
+HQ: Người bệnh luôn ở trạng thái hồi hộp,căng thẳng, mất ngủ...
17. Quá trình điều hòa lượng đường trong máu. Tại sao nói tuyến tụy là tuyến pha?
+ Vừa làm chức năng nội tiết và ngoại tiết nên gọi là tuyến pha.
+ Chức năng nội tiết do các tế bào đảo tụy thiện.
- Tế bào α : Tiết glucagon.
- Tế bào β: Tiết insulin.
+ Có tác dụng đối lập nhau, tỉ lệ đường huyết luôn ổn định, tế bào hoạt động sinh lí bình thường.
+Quá trình điều hoà lượng đường trong máu(SGK)
Nội dung 5 Sinh sản
18. Điều kiện thụ tinh , thụ thai. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
* Điều kiện của sự thụ tinh là:
_ Trứng phải rụng
_ Trứng phải gặp được tinh trùng.
* Điều khiển của sự thụ thai là:
Trứng đã thụ tinh phải làm tổ được trong lớp niêm mạc tử cung để phát triển thành thai.
* Nguyên tắc:
_ Ngăn không cho trứng rụng.
_ Ngăn không cho trứng đã rụng gặp tinh trùng.
_ Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ được trong lớp niêm mạc tử cung.
19. Các bệnh về đường tình dục. AIDS.
1 / Đại dịch AIDS 1/ AIDS là gì? 
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
2 /Nguyên nhân : Do HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
3/ Các con đường lây truyền và tác hại (bảng 65).
– Thảm hoạ của loài người: 
- AIDS là thảm hoạ của loài người vì:
+ Tỉ lệ tử vong rất cao.
+ Không có văcxin phòng và thuốc chữa.
+ Lây lan nhanh.
IV . KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ (3’):
_Gv nhắc lại các kiến thức cơ bản trong học kì II.
_ HS giải 1 số câu hỏi trong 212 SGK.
V . DẶN DÒ(2’):
	_ Học bài theo nội dung đã ôn tập.
	_ Chuẩn bị cho tiết thi HK II.
VI. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 69 on tap ki 2dvda10782.doc