Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 60: Tuyến tụy và tuyến trên thận

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 60: Tuyến tụy và tuyến trên thận

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy dựa trên cấu tạo của tuyến.

- Sơ đồ hóa chức năng của tuyến tụy trong sự điều hòa lượng đường trong máu

- Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo của tuyến.

 2.Kĩ năng:

 - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích trên hình. .

3. Thái độ:

Giáo dục cho học sinh ý thức chăm lo sức khỏe cho bản thân.

II. Chuẩn bị:

1.Chuẩn bị của GV :

+ Tranh vẽ, SGK.

+ Thông tin bổ sung SGV, bảng phụ.

2.Chuẩn bị của HS:

Xem trước nội dung bài học.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 60: Tuyến tụy và tuyến trên thận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND: .2009 
Tuần 31
Tiết 60
I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: 
- Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy dựa trên cấu tạo của tuyến.
- Sơ đồ hóa chức năng của tuyến tụy trong sự điều hòa lượng đường trong máu
- Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo của tuyến.
 	2.Kĩ năng:
	- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích trên hình.	.
3. Thái độ:
Giáo dục cho học sinh ý thức chăm lo sức khỏe cho bản thân.
II. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của GV :	
+ Tranh vẽ, SGK.
+ Thông tin bổ sung SGV, bảng phụ.
2.Chuẩn bị của HS: 
Xem trước nội dung bài học.
III. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định tình hình lớp :( 1’)
- Nắm sĩ số HS và tình hình chuẩn bị của HS 
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
1. Vai trò của tuyến yên ? 
2. Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bứu cổ do thiếu iốt? 
1. vai trò của tuyến yên :
+ Tiết Hoócmôn ảnh hưởng tới một số quá trình sinh lý.
- Tuyến yên là tuyến quan trọng.
+ Tiết Hoócmôn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác.
4đ
Bệnh bướu cổ
Bệnh Bazôđơ
6đ
Nguyên nhân
- Do thiếu iốt trong khẩu phần ăn, tirôxin không tiết ra được, buộc tuyến giáp phải hoạt động mạnh.
- Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều tirôxin làm tăng quá trình TĐC tăng tiêu dùng O2
Hậu quả
Tuyến nở to, gây bướu cổ.
Nhịp tim tăng ® hồi hộp, mất ngủ, sút cân, bướu cổ, mắt lồi
3. Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài : (1’) 
	- Tuyến tụy và tuyến trên thận có vai trò quan trọng trong điều hòa lượng đường trong máu.
- Vậy hoạt động của 2 tuyến này như thế nào ? ® Bài mới 
* Tiến trình tiết dạy:
TG 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
Hoạt động 1: Tuyến tụy
1. Tuyến tụy
a. Chức năng của tuyến tụy
- Tuyến tụy là 1 tuyến pha, vừa tiết dịch tiêu hóa (ngoại tiết), vừa tiết Hoomon
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu chức năng của tuyến tụy mà em biết ?
- Treo tranh 57.1 ® giới thiệu và hướng dẫn cho HS quan sát 
- Cho HS đọc thông tin SGK (phần chức năng).
- HS dựa vào kiến thức đã học ® nêu được 2 chức năng :
+ Tiết dịch tiêu hóa 
+ Tiết Hoocmon.
- HS quan sát kỹ hình vẽ + thông tin ® thảo luận đáp án.
® Thảo luận: Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến dựa trên cấu tạo ? 
- GV hướng dẫn HS thảo luận.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ Chức năng ngoại tiết: do các tế bào tiết dịch tụy ® ống dẫn.
+ Chức năng nội tiết: do các tế bào ở đảo tụy tiết ra các Hoocmon.
- Các nhóm lần lượt nêu kết quả.
- Chức năng nội tiết do các tế bào ở đảo tụy thực hiện :
+ Tế bào a : Tiết glucagôn.
+ Tế bào b : tiết insulin.
- GV bổ sung hoàn thiện kiến thức.
- Nhận xét bổ sung 
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK (phần vai trò) ® thảo luận 
- HS tìm hiểu thông tin SGK ® thu nhận kiến thức.
b. Vai trò của Hoocmon tuyến tụy 
- Trình bày tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường huyết giữ được mức ổn định ?
- Thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến 
® Yêu cầu nêu được
- GV hướng dẫn HS thảo luận.
+ Khi đường huyết tăng ® tế bào b : tiết Insulin có tác dụng chuyển glucozơ ® glucogen 
+ Khi đường huyết giảm ® tế bào a : tiết glucôgen có tác dụng chuyển glucôgen ® glucôzơ.
- Insulin : Làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng.
- Glucôgen: làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm.
- Yêu cầu các nhóm nêu kết quả.
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- Cho HS nhận xét tác dụng của 2 loại Hoomon là insulin và glucogen ?
- Nhận xét, bổ xung 
® Có ý nghĩa là gì ?
- GV hoàn chỉnh kiến thức.
- Liên hệ tình trạng bệnh lý.
+ Bệnh tiểu đường.
+ Chứng hạ đường huyết.
- HS nêu ý nghĩa của sự đối lập giữa insulin và glucôgen
- Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại Hoocmon ® tỉ lệ đường huyết luôn ổn định (0,12%).
15’
Hoạt động 2: Tuyến trên thận
2. Tuyến trên thận
- Treo tranh 57.2 giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát 
- HS quan sát kỹ hình vẽ kết hợp thông tin SGK ® 
Trình bày khái quát của tuyến trên thận.
Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của tuyến trên thận.
- Vị trí : gồm một đôi nằm trên đỉnh của hai quả thận 
- Gọi một HS lên bảng trình bày cấu tạo dựa vào tranh.
- GV hoàn chỉnh kiến thức 
- Một HS lên mô tả cấu tạo của tuyến trên thận.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Cấu tạo 
+ Phần vỏ: 3 lớp
+ Phần tủy.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
- Nêu chức năng của các Hoócmôn tuyến trên thận.
- HS dựa vào thông tin nêu vai trò của các Hoócmôn của tuyến trên thận.
- Cụ thể : 	+ Vỏ tuyến 
	 + Tủy tuyến 
- GV bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức.
- Có thể cung cấp thêm phần vỏ : 3 lớp.
+ Lớp ngoại tiết Aldosterôn
- Chức năng 
+ Phần vỏ: tiết các Hoócmôn điều hòa đường huyết điều hòa các muối Na, K trong máu và làm thay đổi các đặc tính sinh dục nam.
+ Lớp giữa tiết Cooctizôn
+ Lớp trong tiết Anđrôgen và Ơstrôgen
+ Phần tủy: Tiết ađrônalin và no ađrônalin có tác động điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp góp phần cùng glucogôn điều chỉnh lượng đường trong máu.
5’
Hoạt động 3: Củng cố
	- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập : Hoàn thành sơ đồ sau.
Đảo tụy 
Tế bào b	 	Tế bào a
Khi đường huyết 
Khi đường huyết 
(+)
(+)
(-)
(-)
Glucôzơ
Glucôzơ
Đường huyết giảm đến mức bình thường
Đường huyết tăng 
lên mức bình thường
(+) Kích thích;	(-) ức chế 
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học tiếp theo:(2’)
- Học bài trả lời các câu hỏi trang 181.SGK 
- Hướng dẫn HS câu hỏi 3* : có thể có nhiều hình thức sơ đồ hoá
- Xem mục “ Em có biết “ (trang 181)
- Chuẩn bị bài sau :	+ Xem bài 58
	 	+ Kẽ các bảng 58.1 và 58.2 
IV- Rút kinh nghiệm – bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet.60.doc