Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 54 đến tiết 66

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 54 đến tiết 66

I- Mục tiu:

· Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện .

· Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ , nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện .

· Nêu rõ ý nghiã của phản xạ có điều kiện đối với đời sống .

 

doc 32 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 54 đến tiết 66", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 
TIẾT 54	PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN
	VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN 
I- Mục tiêu: 
Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện .
Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ , nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện .
Nêu rõ ý nghiã của phản xạ có điều kiện đối với đời sống .
II- Đồ dùng dạy học:
 Tranh phóng to hình 52.1 ; 52.2 ; 52 . 3
III- Tiến trình bài học:
A. Tổ chức: 8A 8B
B. Kiểm tra: 
1. Học sinh trình bày cấu tạo của ốc Tai trên tranh 51.2 ?
2. Trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm ?
3. Vì sao có thể xác định được âm thanh phát ra từ bên phải hay 
 trái ?
C. Bài mới:
Giới thiệu bài
Các hoạt động học tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện 
GV yêu cầu học sinh các nhóm làm bài tập mục q ( tr 166 SGK ) 
GV ghi nhanh đáp án lên góc bảng , chưa cần chưả bài 
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin ( tr 166 SGK ) à chưả bài tập .
GV chốt lại đáp án đúng :
Phản xạ không điều kiện : 1,2,4
Phản xạ có điều kiện : 3,5,6
GV yêu cầu học sinh tìm thêm 2 ví dụ cho mỗi loại phản xạ 
GV hoàn thiện lại đáp án rồi chuyển sang hoạt động 2 .
Hoạt động 2: Sự hình thành phản xạ có điều kiện 
Mục tiêu : Trình bày được quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện . Nêu được các điều kiện cần có khi thành lập các phản xạ có điều kiện.
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thì nghiệm của Paplốp à Trình bày thí nghiệm thành lập , tiết nước bọt khi có ánh sáng đèn ? 
GV cho gọi học sinh lên trình bày trên tranh .
GV chỉnh lý , hoàn thiện kiến thức 
GV cho học sinh thảo luận :
Để thành lập được phản xạ có điều kiện cần có những điều kiện gì ?
Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện ? 
GV hoàn thiện lại kiến thức .
GV có thể mở rộng thêm đường liên hệ tạm thời giống như bãi cỏ nếu ta đi thường xuyên à sẽ có con đường , ta không đi nưã cỏ sẽ lấp kín .
GV yêu cầu học sinh liên hệ thực tế à Tạo thói quen tốt .
Trong thí nghiệm trên nếu ta chỉ bật đèn mà không cho chó ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
Nêu ý nghiã của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với đời sống ?
GV yêu cầu học sinh làm bài tậ mục q ( tr 167 ) 
GV nhận xét , sưả chưã . Hoàn thiện các ví dụ của học sinh .
Hoạt động 3: So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện . 
GV yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 52.2 tr 168 .
GV treo bảng phủ gọi học sinh lên trình bày .
GV chốt lãi đáp án đúng .
Gv yêu cầu học sinh đọc kỹ thông tin : Mối quan hệ giưã phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện .
Kết luận chung : Học sinh đọc khung ghi nhớ SGK 
I . Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện : 
SGK trang 166 
II . Sự hình thành phản xạ có điều kiện : 
a/ Hình thành phản xạ có điều kiện 
Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện : 
Phải có sự kết hợp giưã kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện . 
Quá trình kết hợp đó phải được lập đi lập lại nhiều lần . 
Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên lạc thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ não với nhau .
b/ Ức chế phản xạ có điều kiện :
Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố à Phản xạ mất dần 
Ý nghiã : 
Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi 
Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người .
III . So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện và có điều kiện : 
So sánh : Nội dung bảng 52.2 đã hoàn thiện .
Mối liên hệ : thông tin ¢ tr. 168 SGK 
D. Củng cố:
1 . Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện ? 
2 . Đọc mục : “Em có biết?“, trả lời câu hỏi: Vì sao quân sĩ hết khát và nhà Chuá chịu mất mèo?
E. Hướng dẫn về nhà
Học bài và trả lời câu hoỉ SGK 
Đọc mục : “em có biết “
Chuẩn bị bài 55 . 
Ngày giảng: 	
TIẾT 55 : 	HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI
I- Mục tiêu: 
Phân tích được những điểm giống và khác nhau giưã các phản xạ có điều kiện ở người với các động vật noí chung và thú nói riêng .
Trình bày được vai trò của tiếng nói , chữ viết và khả năng tư duy trừu tượng ở người .
II- Đồ dùng học tập:
Tranh cung phản xạ 
	Tranh các vùng của vỏ não .
III- Tiến trình bài học:
A. Tổ chức: 8A 8B
B. Kiểm tra: 
Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện ? 
C. Các hoạt động dạy và học:
	Giới thiệu bài.
	Các hoạt động học tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người .
Mục tiêu : Hiểu rõ sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người và từ đó chỉ ra được sự giống và khác nhau giưã các phản xạ có điều kiện ở người và động vật .
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK à trả lời câu hỏi 
Thông tin trên cho em biết những gì ? 
Lấy ví dụ trong đời sống về sự thành lập phản xạ mới , và ức chế phản xạ cũ ? 
GV nhấn mạnh : khi phản xạ có điều kiện không được củng cố à ức chế sẽ xuất hiện . 
Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người giống và khác ở động vật những điểm nào ? 
GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ cụ thể . 
Hoạt động 2: Vai trò của tiếng nói và chữ viết .
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin à Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống ? 
GV có thể yêu cầu học sinh lấy ví dụ thực tế đẻ minh hoạ 
GV hoàn thiện kiến thức .
Hoạt động 3: Tư duy trừu tượng .
GV phân tích ví dụ : Con gà con trâu , con cá .. có đặc điểm chung à xây dựng khái niệm “ Động vật “ à GV tổng kết lại kiến thức . 
Kết luận chung : Học sinh đọc khung ghi nhớ SGK 
Các nhân tự thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi . Yêu cầu nêu được : 
Phản xạ có điều kiện hình thành ở trẻ từ rất sớm 
Bên cạnh sự thành lập , xảy ra quá trình ức chế phản xạ giứp cơ thể thích nghi vớ đời sống 
Lấy được các ví dụ như học tập , xây dựng thói quen . 
Giống nhau về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện và ý nghiã của chúng đối với đời sống . 
Khác nhau về số lượng phản xạ và mức độ phức tạp của phản xạ . 
Học sinh tự thu nhận thông tin . Nêu được : 
Tiếng nói và chữ viết giúp mô tả sự vật à nghe tưởng tượng ra được 
Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình học tập à hình thành các phản xạ có điều kiện . 
Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp , truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho thế hệ sau.
Học sinh ghi nhớ kiến thức 
D. Củng cố: 
1 . Ý nghiã của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người ? 
2 . Vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống ? 
E. Hướng dẫn về nhà:
Học bài và trả lời câu hoỉ SGK 
Ôn tập toàn bộ chương thần kinh 
Tìm hiểu các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh .
Ngày giảng:	
TIẾT 56: VỆ SINH HỆ THẦN KINH
I- Mục tiêu: 
Hiểu rõ ý nghiã sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ 
Phân tích ý nghiã của lao động và nghỉ ngơi hợp lý tránh ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh .
Nêu rõ được tác hại của ma túy và các chất gây nghiên đối với sức khoẻ và hệ thần kinh .
Xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lí để đảm bảo sức khoẻ cho học tập . 
II- Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh truyền thông về tác hại của chất gây nghiên : Rượu , thuốc lá , ma túy 
III- Tiến trình bài học:
A. Tổ chức: 8A 8B
B. Kiểm tra: 
1. Ý nghiã của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người ?
2. Vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống ? 
C. Các hoạt động dạy và học:
	Giới thiệu bài
	Các hoạt động học tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Ý nghiã của giấc ngủ đối với sức khoẻ . 
GV có thể cung cấp thông tin về giấc ngủ : 
Chó có thể nhịn ăn 20 ngày vẫn có thể nuôi béo trở lại được những mất ngủ 10 – 12 ngày là chết . 
GV yêu cầu học sinh thảo luận : 
Vì sao nói ngủ là một nhu cầu sinh lý của cơ thể ? 
Giấc ngủ có một ý nghiã như thế nào đối với sức khoẻ ?
GV thông báo bản chất về nhu cầu ngủ ở các độ tuổi khác nhau . 
GV cho học sinh tiếp tục thảo luận 
Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì ? Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ ?
GV chốt lại các biện pháp để có giấc ngủ tốt 
Hoạt động 2: Lao động và nghỉ ngơi hợp lý . 
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : 
Tại sao không nên làm việc quá sức ? Thức quá khuya ?
GV gọi một học sinh đọc to lại thông tin SGK tr 172 . 
GV hoàn thiện kiến thức 
Hoạt động 3: Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh . 
GV yêu cầu học sinh quan sát tranh kết hợp hiểu biết của bản thân à thảo luận hoàn thành bảng 54 . 
GV kẻ bảng 54 gọi học sinh lên điền . 
GV nên khuyến khích học sinh nêu được các ví dụ cụ thể và thái độ của các em . 
GV hoàn thiện kiến thức . 
Học sinh dựa vào những hiểu biết của bản thân , thảo luận trong nhóm à thống nhất ý kiến .
Ngủ là 1 đòi hỏi tự nhiên của cơ thể , cần hơn ăn 
Ngủ để phục hồi hoạt động của cơ thể . 
Học sinh dựa vào cảm nhận của bản thân , thảo luận thống nhất câu trả lời . 
Ngủ đúng giờ . 
Tránh các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ . Chất kích thích , phòng ngủ , áo quần , giường ngủ  
Học sinh nêu được : Để tránh gây căng thẳng , mết mỏi cho hệ thần kinh .
Học sinh ghi nhớ thông tin ¢ 
Học sinh vận dụng những hiểu biết thông qua sách báo  trao đổi nhóm thống n ...  có ý thức bảo vệ , giữ gìn bản thân , đó là tiền để cho cuộc sống sau này .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai . 
Mục tiêu : Học sinh giải thích được cơ sở của các biện pháp tránh thai . 
GV nêu yêu cầu : 
Dưạ vào điều kiện thụ tinh và thụ thai , hãy nêu các nguyên tắc để tránh thai ? 
Cần có những biện pháp nào để thực hiện nguyên tắc tránh thai ? 
GV cho học sinh thảo luận : 
Cần chú ý có nhiều ý kiến trùng nhau nhưng thực tế học sinh chưa hiểu rõ cơ sở khoa học của mỗi biện pháp tránh thai . 
Sau khi thảo luận thống nhất các nguyên tắc tránh thai , GV nên cho học sinh nhận biết các phương tiện sử dụng bằng cách : 
Cho học sinh quan sát bao cao su , thuốc tránh thai 
GV cho một nhóm đọc tên nguyên tắc và nhóm khác đọc phương tiện sử dụng . 
Sau khi thảo luận GV yêu cầu mỗi học sinh phải có dự kiến hành động cho bản thân và yêu cầu một vài em trình bày trước lớp . 
Cá nhân có thể trả lời chưa đầy đủ nội dung à Học sinh khác bổ sung . 
Học sinh trao đổi nhóm dưạ trên những hiểu biết của mình qua phương tiện thông tin đại chúng . 
Không sinh con quá sớm ( trước 20 tuổi ) 
Không để dày , nhiều .
Đảm bảo chất lượng cuộc sống 
Mỗi người phải tự giác nhận thức để thực hiện .
Đại diện nhóm trình bày đáp án à nhóm khác nhận xét bổ sung 
Học sinh thảo luận nhóm à thồng nhất ý kiến 
Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung .
Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK tr 197 .
Trảo đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi .
Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung .
Thaỏ luận nhóm thông nhất ý kiến và yêu cầu trả lời : 
Mỗi cá nhân vận dụng kiến thức của bài 62 và hiểu biết của mình thông qua đài báo .
Tránh trứng gặp tinh trùng .
Ngăn cản trứng đã thụ tinh phát triển thành thai . 
Đại diện nhóm trình bày kết quả à nhóm khác nhận xét bổ sung 
Nhóm thống nhất chọn phương tiện tránh thai phù hợp với nguyên tắc .
Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau .
Học sinh đọc kết luận cuối bài .
D. Củng cố:
1 . Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm , ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên . Phải làm gì để điều đó không xảy ra ? 
2 . Cho học sinh hoàn thành bảng 63 : Các phương tiện sử dụng để tránh thai 
E. Hướng dẫn về nhà:
Học bài và trả lời câu hỏi SGK 
Đọc mục : “ Em có biết ?“
Ngày giảng: 	
TIẾT 65: CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN
	QUA ĐƯỜNG TINH DỤC ( BỆNH TÌNH DỤC ) 
I- Mục tiêu: 
- Học sinh trình bày rõ các tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến ( Lậu , giang mai . HIV/AIDS ) 
- Nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhân gây bệnh ( Vi khuẩn lậu , giang mai và vi rút gây AIDS ) và triệu chứng để có thể phát hiện sớm , điều trị đủ liều .
- Xác định rõ các con đường lây truyền để tìm cách phòng ngưà đối với mỗi bệnh
II- Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to hình 64 SGK 
III- Tiến trình bài học:
A. Tổ chức: 8A 8B
B. Kiểm tra: 
Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm , ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên . Phải làm gì để điều đó không xảy ra ? 
C. Các hoạt động dạy và học:
Giới thiệu bài
	Các hoạt động học tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tác nhân gây bệnh và triệu chứng biểu hiện của bệnh .
Mục tiêu : Học sinh chỉ ra được các loại vi khuẩn gây bệnh lậu và giang mai và nêu được triệu chứng của 2 bệnh này . 
GV nêu câu hỏi :
Cho biết tác nhân gây bệnh lậu và giang mai ? 
Bệnh lậu và giang mai có triệu chứng như thế nào ? 
GV ghi ý kiến của nhóm lên bảng . 
GV cần lưu ý : hiểu biết của học sinh lớp 8 rất ít về vấn đề này nên cũng không cần đi sâu , nhưng GV nên giảng giải thêm .
Xét nghiệm máu và bệnh phẩm để phát hiện bệnh . 
Ở cả 2 bệnh này đều nguy hiểm ở điểm : Người bệnh không có biểu hiện gì bên ngoài nhưng đã có khả năng truyền vi khuẩn gây bệnh cho người khác qua quan hệ tình dục . 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác hại của bệnh lậu và giang mai . 
Mục tiêu : Học sinh chỉ ra được tác hại về sức khoẻ và việc sinh con . 
GV yêu cầu trả lời câu hỏi : 
Bệnh lậu và giang mai gây tác hại như thế nào ? 
Ở bệnh này GV cần giảng thêm về hiện tượng phụ nữ bị lậu khi sinh con ( bình thường) rất dễ bị mù loà vì vi khuẩn lậu ở âm đạo xâm nhập vào mắt gây mù .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các con đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh . 
GV nêu câu hỏi : 
Cho biết con đường lây bệnh lậu và giang mai ? 
Cần có những cách nào để phòng tránh bệnh lậu và giang mai ?
GV cần lưu ý : Sẽ có nhiều ý kiến của các nhóm về biện pháp phòng tránh à GV nên hướng vào những biện pháp có tính chất giáo dục ý thức tự giác của cá nhân . 
GV ghi lại ý kiến của nhóm lên bảng .
GV đánh giá phần thảo luận .
GV hỏi thêm : 
Theo em làm thế nào để giảm bớt tỷ lệ người mắc bệnh tình dục trong xã hội hiện nay ? 
GV hướng học sinh vào hoạt động có tính chất cộng đồng như là tuyên truyền , giúp đỡ  
Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK và bảng 64.1 ; 64.2 tr 200 và 201 
Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi .
Đại diện nhóm trình bày đáp án , nhóm khác nhận xét bổ sung ( Học sinh có thể trình bày các giai đoạn tiến triển của bệnh giang mai bằng sơ đồ ) .
Học sinh tiếp tục nghiên cứu SGK à trả lời câu hỏi à Học sinh khác bổ sung .
Yêu cầu : Nêu rõ tác hại của bệnh này ở cả nam và nữ . 
Cá nhân tự nghiên cứu SGK và thông tin do GV cung cấp à ghi nhớ kiến thức . 
Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời , Yêu cầu : 
Chủ yếu đề ra biện pháp phòng tránh bệnh .
Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác bổ sung . 
à Học sinh rút ra kết luận .
Học sinh có thể thảo luận để thống nhất ý kiến trả lời . 
Kết luận chung : Học sinh đọc khung ghi nhớ SGK
D. Củng cố:
1 . Bệnh lậu và bệnh giang mai do tác nhân nào gây ra và biểu hiện như thế nào ?
2 . Cần có biện pháp gì để phòng tránh bệnh tình dục ? 
E. Hướng dẫn về nhà:
Học bài và trả lời câu hỏi SGK 
Đọc mục : “ Em có biết ?“
Tìm hiểu về bệnh HIV / AIDS .
Ngày giảng: 	
TIẾT 66: ĐẠI DỊCH AIDS
	 THẢM HOẠ CỦA LOÀI NGƯỜI 
I- Mục tiêu: 
- Học sinh trình bày rõ tác hại của bệnh AIDS .
- Nêu được đặc điểm sống của virút gây bệnh AIDS 
- Chỉ ra được các con đường lây truyền và đưa ra cách phòng ngưà bệnh AIDS 
II- Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh phóng to hình 65 SGK , tranh quá trình xâm nhập của virút HIV vào cơ thể .
III- Tiến trình bài học:
A. Tổ chức: 8A 8B
B. Kiểm tra: 
1. Bệnh lậu và bệnh giang mai do tác nhân nào gây ra và biểu hiện như thế nào ?
2. Cần có biện pháp gì để phòng tránh bệnh tình dục ? 
C. Các hoạt động dạy và học:
Giới thiệu bài
	Các hoạt động học tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về HIV / AIDS 
Mục tiêu : Học sinh chỉ ra tác hại của AIDS do khả năng sống và phá hủy của virút HIV . 
GV nêu vấn đề :
Em hiểu gì về AIDS ?
GV lưu ý sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau . 
GV nhận xét các ý kiến học sinh nêu nhưng chưa đánh giá . 
GV yêu cầu : Hoàn thành bảng 65.
GV kẻ sẵn bảng 65 để học sinh chưã bài .
GV đánh giá kết quả của nhóm giúp học sinh hoàn chỉnh bảng 65 .
GV giảng giải thêm về quá trình xâm nhập phá huỷ cơ thể của virút HIV bằng tranh để học sinh hiểu rõ tác hại của bệnh AIDS .
GV cần lưu ý giải thích thêm những thắc mắc của học sinh nếu có .
Hoạt động 2 : Đại dịch AIDS - Thảm hoạ của loài người . 
Mục tiêu : Học sinh chỉ ra những mức độ nguy hiểm của AIDS dẫn tới trở thành thảm hoạ cho loài người . 
Tại sao đại dịch AIDS là thảm hoạ của loài người ? 
GV nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của nhóm à hướng học sinh đi đến kết luận những vấn đề chính 
GV giới thiệu thêm tranh : Tảng băng chìm miêu tả AIDS ( số người nhiễm nhiều hơn số đã phát hiện )
Người bị AIDS không có ý thức phòng tránh cho người khác , đặc biệt là gái mại dâm .
Hoạt động 3 : Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS 
Mục tiêu : Đưa ra các biện pháp phòng ngưà AIDS .
GV nêu vấn đề : 
Dưạ vào còn đường lây truyền AIDS , hãy đề ra các biện pháp phòng ngưà lây nhiễm AIDS ?
GV lưu ý : có nhiều ý kiến nội dung này à Gv cần hướng học sinh vào các biện pháp cơ bản à giúp học sinh hoàn thiện kiến thức . 
GV hỏi thêm : 
Em cho rằng đưa người mắc HIV / AIDS vào sống chung trong cộng đồng là đúng hay sai ? Vì sao ?
Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS ? 
Học sinh phải làm gì để không bị mắc AIDS ? 
Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng không đáng sợ ? 
Học sinh trả lời những hiểu biết của mình về AIDS qua báo , tivi ;.
Học sinh khác bổ sung . 
Mỗi cá nhân nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với hiểu biết của mình à Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến về các nội dung ở bảng 65 
Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng 65
Nhóm khác nhận xét bổ sung 
Học sinh tự sưả chưã hoàn thành bài .
Học sinh nghiên cứu SGK kết hợp mục “ Em có biết ? “ à thu thập kiến thức à trao đổi nhóm à thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi .
Đại dịch vì lây lan nhanh 
Bị nhiễm HIV là tử vong .
Vấn đề toàn cầu .
Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác bổ sung . 
Cá nhân dưạ vào kiến thức mục I . Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời : 
An toàn truyền máu , tiêm 
Mẹ bị AIDS không sinh con 
Sống lành mạnh , nghiêm cấm hoạt động mại dâm 
Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác bổ sung 
Học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi .
Kết luận chung : Học sinh đọc khung ghi nhớ SGK
D. Củng cố:
 GV cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm .
E. Hướng dẫn về nhà:
Học bài và trả lời câu hỏi SGK 
Đọc mục : “ Em có biết ?“

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 8 tiet 54-het.doc