Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 46: Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 46: Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định.

 Từ kết quả quan sát thí nghiệm.

+ Nêu được chức năng của tủy sống, phỏng đoán được thành phần cấu tạo của tủy sống.

+ Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống qua các hình vẽ để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện kĩ năng thực hành.

3. Thái độ:

Giáo dục tính kỉ luật, lòng say mê khoa học.

II. Chuẩn bị:

 GV: + Ếch.

+ Bộ đồ mổ, giá treo, dao lam, kim băng.

+ Dung dịch HCL 0,3%, 1%, 3%.

+ Cốc đựng nước, dấm, bông thấm

 HS: Mỗi nhóm 1 con ếch.

Bông thấm khăn lau.

Kẽ bảng 44 vào vở.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 46: Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND: .2009 
Tuần 24 
Tiết 46
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định.
- Từ kết quả quan sát thí nghiệm.
+ Nêu được chức năng của tủy sống, phỏng đoán được thành phần cấu tạo của tủy sống.
+ Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống qua các hình vẽ để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng thực hành.
3. Thái độ:
Giáo dục tính kỉ luật, lòng say mê khoa học.
II. Chuẩn bị:
- GV:	+ Ếch.
+ Bộ đồ mổ, giá treo, dao lam, kim băng.
+ Dung dịch HCL 0,3%, 1%, 3%.
+ Cốc đựng nước, dấm, bông thấm
- HS:	Mỗi nhóm 1 con ếch.
Bông thấm khăn lau. 
Kẽ bảng 44 vào vở.
III. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định tình hình lớp :( 2’)
	+ Nắm sĩ số HS, tình hình chuẩn bị bài của HS.
	+ Phân nhóm (tổ)
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron?
3. Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài : (1’) 
Nêu mục tiêu của bài thực hành (trang 139 SGK)
* Tiến trình tiết dạy:
Thg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
27’
Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của tủy sống
- GV: giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm trên ếch.
- HS theo dõi
* Cách làm:
- Thực hiện phá não ếch
+ Cắt đầu ếch hoặc phá não (xem hướng dẫn ở SGV)
+ Treo lên gía (5,6 phút) để ếch hết choáng .
- Treo ếch đã hủy não lên giá.
- Yêu cầu HS tiến hành các bước như SGK
- HS tiến hành theo nhóm:
+ Bước 1: Tiến hành thí nghiệm như giới thiệu ở bảng 44.
Cần lưu ý HS: Sau mỗi lần kích thích nhúng chân ếch vào cốc nước lã để rửa axit và dùng bông thấm khô rồi mới kích thích tiếp.
+ Kích thích chi sau bằng dung dịch: 
® ghi lại kết quả
+ Kết quả có thể là:
. TN1: Ếch co chi
. TN2: Ếch co cả 2 chi sau
Hoặc có thể dùng lửa để kích thích.
. TN3: Ếch giãy giụa co toàn thân hoặc co cả 4 chi.
® Từ các kết quả đó em có thể nêu lên những dự đoán gì về chức năng của tủy sống?
- GV ghi lại dự đoán của HS
- HS có thể nêu dự đoán: tủy sống điều khiển sự vận động các chi và có sự liên hệ giữa các căn cứ thần kinh trong tủy sống với nhau ® các chi cùng co.
+ Bước 2: GV biểu diễn thí nghiệm 4 và 5.
- Cách xác định vị trí vết cắt ngang tuỷ ở ếch: Vị trí vết cắt nằm giữa khoảng cách của gốc đôi dây thần kinh thứ nhất và thứ hai (ở lưng)
- HS theo dõi các thao tác cắt ngang tủy.
- GV lưu ý: nếu vết cắt cạn có thể chỉ cắt đường lên, do đó nếu kích thích chi trước thì chi sau cũng co (đường xuống trong chất trắng vẫn còn)
- Yêu cầu HS quan sát và ghi lại kết quả khi cắt ngang tủy và sau đó kích thích bằng HCL 1% và 3%
- Ghi lại kết quả thí nghiệm vào bảng 44.
. TN4: Kích thích rất mạnh chi sau bằng HCL 3% ® chỉ có 2 chi sau co
. TN5:Kích thích rất mạnh chi trước bằng HCL 3%® chỉ có 2 chi trước co
- Em hãy cho biết thí nghiệm này nhằm mục đích gì ?
- HS có thể nêu mục đích của thí nghiệm là nhằm khẳng định có sự liên hệ giữa các căn cứ TK ở các phần của tủy sống.
- GV bổ sung, kết luận
Bước 3: GV biểu diễn thí nghiệm 6 và 7. Hủy tủy trên vết cắt ngang, sau đó kích thích bằng HCL 3%
- HS theo dõi thí nghiệm quan sát phản ứng của ếch ® ghi kết quả vào bảng 44.
® Yêu cầu HS ghi lại kết quả và rút ra kết luận gì qua thí nghiệm ?
- Cho HS đối chiếu với dự đoán ban đầu ® rút ra kết luận về chức năng của tủy sống.
- Thí nghiệm thành công khi có kết quả.
. TN6: 2 chi trước không có nữa
.TN7: 2 chi sau co
® Kết luận
Tủy sống có các căn cứ TK điều khiển các phản xạ.
10’
Hoạt động 2: Nghiên cứu cấu tạo của tủy sống
- Yêu cầu HS quan sát hình 44.1 và 44.2 đọc chú thích ® hoàn thành bảng sau
- HS quan sát hình vẽ
- Thảo luận nhóm ® hoàn thành bảng 
Tủy sống
Đặc điểm
Cấu tạo ngoài
- Vị trí: Nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ 1 đến hết đốt thắt lưng 2
- Hình dạng: + Hình trụ dài 50 cm
	+ Có 2 phần phình: phình cổ và thắt lưng
- Màu sắc: màu trắng bóng
- Màng tủy: 3 lớp: màng cứng, màng nhện, màng nuôi, bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống.
Cấu tạo trong
. Chất xám: nằm trong, có hình cánh bướm
. Chất trắng: nằm ngoài, bao quanh chất xám
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- Các nhóm lần lượt nêu kết quả
- GV chốt lại kiến thức về cấu tạo tủy sống
- Bổ sung, nhận xét
- Từ kết quả cảu 3 loại thí nghiệm trên , liên hệ với cấu tạo trong của tủy sống ® yêu cầu HS nêu rõ chức năng của:
- HS nêu kết luận về chức năng của chất xám và chất tráng trong tủy sống.
+ Chất xám ?
+ Chất trắng ?
- GV bổ sung kết luận
- Chất xám làm căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện.
- Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các cắn cứ TK trong tủy sống với nhau và với não bộ.
4. Báo cáo thu hoạch: (3’)
- Hoàn thành bảng 44 (nộp chấm điểm thực hành)
- Về nhà:
+ Hoàn thành báo cáo thu hoạch.
+ Nắm: cấu tạo và chức năng tủy sống.
+ Chuẩn bị bài sau: đọc trước bài 45.
IV- Rút kinh nghiệm – bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet .46.doc