I. Mục tiêu :
Kiến thức:
- Giúp hs nắm được kiến thức cơ bản qua các chương đã học.
- Biết cách trình bày một bài kiểm tra một cách khoa học
Kỹ năng :
- Rèn kĩ năng so sánh và phân tích
- Vận dụng kiến thức đx học để giải thich hiện tượng thực tế
Thái độ : Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc và yêu thich môn học
II. Chuẩn bị :
GV : Hệ thống kiến thức theo đề cương ôn tập
HS : Tìm hiểu kiến thức và soạn đề cương để chuẩn bị thi học kì I
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ôn định lớp: (1)
2. Kiểm tra bài cũ: (6)
ND:16.12.2008 Tuần 16 Tiết 31 I. Mục tiêu : Kiến thức: - Giúp hs nắm được kiến thức cơ bản qua các chương đã học. - Biết cách trình bày một bài kiểm tra một cách khoa học Kỹ năng : - Rèn kĩ năng so sánh và phân tích - Vận dụng kiến thức đx học để giải thich hiện tượng thực tế Thái độ : Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc và yêu thich môn học II. Chuẩn bị : GV : Hệ thống kiến thức theo đề cương ôn tập HS : Tìm hiểu kiến thức và soạn đề cương để chuẩn bị thi học kì I III. Tiến trình lên lớp : 1. Ôån định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (6’) Câu hỏi Đáp án Điểm 1/ Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? 2/ Gan đảm nhận vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở người? 1- Cấu tạo ruộât non phù hợp với việc hấp thụ : + Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp + Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ + Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc (cả ở lông ruột) + Ruột dài à tổng diện tích bề mặt 500m2 2- Vai trò của gan: + Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu luôn ổn định, dự trữ hoặc thải bỏ phần dư. + Khử độc. 7 3 3. Bài mới : Để giúp các em biết cách trình bày tốt kiến thức trong kiểm tra . Hôm nay chúng ta ôn tập theo đề cương. Tg Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung 37’ Câu 1 Vì sao tim họat động suốt đời mà không mỏi? Câu 2 Trình bày đặc điểm tiến hoá của bộ xương và hệ cơ ở người ? Câu 3 Trình bày tóm tắc quá trình hô hấp ở cơ thể người ? Câu 4: lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu ? Câu 5 Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng ? Câu 6: Trình bày quá trình tiêu hoá hoá học ở khoang miệng , dạ dày , ruột non. Câu 7: Vì sao chảy trong mạch không đông còn khi ra khỏi mạch lại bị đông? Câu 8: Vì sao Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ , nhưng Prôtêin trong lớp niêm Câu 9: Giải thích vì sao xương hầm lâu thì bở ? Câu 10: Vì sao máu có màu đỏ tươi và đỏ thẫm ? Câu1: Vì trong mỗi chu kì co dãn của tim là 0,8 giây thì : - Tâm nhĩ co (0,1 giây ) , nghỉ 0,7 giây - Tâm thất co ( 0,3 giây ), nghỉ 0,5 giây -> Chính vì sự phân chia co dãn hợp lí của tâm nhĩ và tâm thất . Nên dù làm việc liên tục , các bộ phận của tim cũng đủ thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Câu2:*Bộ xương: - Hôïp sọ phát triển - Cột sống cong 4 chỗ. - Lồng ngực nở rộng sang 2 bên. - Xương chi trên nhỏ, khớp vai linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia. - Xương chi dưới to khỏe. - Xương chậu nở, xương đùi lớn. Xương gót phát triển, bàn chân hình vòm. *Hệ cơ: - Cơ mặt phân hóa: biểu hiện tình cảm. - Cơ vận động lưỡi phát triển. - Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển giúp người có khả năng lao động. - Cơ mông, cơ đùi,cơ bắp chân phát triển Câu 3: Quá trình hô hấp ở người : - Sự thông khí ở phổi : nhờ cử động hô hấp ( hít vào và thở ra ) - Trao đổi khí ở phổi : O2 khuyếch tán từ phế nang vào máu CO2 khuyếch tán từ máu vào phế nang - Trao đổi khí ở tế bào : O2 khuyếch tán từ máu vào tế bào CO2 khuyếch tán từ tế bào vào máu Câu4: - Máu được vận chuyển trong hệ mạch nhờ sức đẩy do tim tạo ra ( tâm thất co ) đã tạo nên một áp lực trong mạch máu ( gọi là huyết áp ) –vận tốc máu trong mạch . - Ở động mạch sức đẩy này nhờ sự co dãn cảu động mạch - Ở tĩnh mạch , sự vận chuyển của máu về tim chủ yếu là nhờ sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch , sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút tâm nhĩ khi dãn ra. Ngoài ra nhờ các van mà ở phần tĩnh mạch máu trở về tim ngược chiều với trọng lực vẫn thực hiện được , không bị chảy ngược lại. Câu5:Cấu tạo ruộât non phù hợp với việc hấp thụ : - Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp - Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ - Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc (cả ở lông ruột) - Ruột dài à tổng diện tích bề mặt 500m2 Câu 6: - Quá trình tiêu hoá ở miệng: enzim amilaza trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ - Ở dạ dày : enzim pepsin phân cắt prôtêin chuỗi dài thành chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin. - Ở ruột non: + enzim amilaza trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ enzim amilaza trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ +enzim pepsin... biến đổi Pr thánh các axit amin +múi mật, lipaza... biến đổi lipit thành gixêrin và axitbéo Câu 7 - Thành trong của mạch máu rất trơn , nhẵn . Do đó nếu có các tơ máu được tạo ra cũng không có chỗ bám - Máu tuần hoàn và chảy liên tục trong mạch đẩy các tơ máu đi và sau đó làm tan chúng. Câu 8 - Pr trong thức ăn bị dịch vị phân hủy, nhưng Pr có lớp niêm mạc dạ dày lại đứơc bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhầy đước tiết ra từ các tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị. - Các chất nhầy phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin Câu 9: Vì chất hữu cơ bị hoà tan vào nước nên xương chỉ còn chất vô cơ . Do đó xương mất chất kết dính sẽ bị bở. Câu 10: Vì hồng cầu có Hb ( huyết sắc tố ) có đặc tính kết hợp với O2 có màu đỏ tươi và khi kết hợp với CO2 có màu đỏ thẫm. Câu 1: (phần hoạt động học sinh ) Câu 2: (phần hoạt động học sinh ) Câu 3: (phần hoạt động học sinh ) Câu 4: (phần hoạt động học sinh ) Câu 5: (phần hoạt động học sinh ) Câu 6: (phần hoạt động học sinh ) Câu 7: (phần hoạt động học sinh ) Câu 8: (phần hoạt động học sinh ) Câu 9: (phần hoạt động học sinh ) Câu 10: (phần hoạt động học sinh ) 4. Dặn dò: (1’) - Học bài kỹ, chú ý phần II; trả lời câu hỏi SGK. Liên hệ với bản thân về vấn đề ăn uống, cách vệ sinh răng miệng - Chuẩn bị cho bài sau: ôn lại kiến thức về quá trình trao đổi chất ở ĐV. Soạn bài trong vở bài tập . IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: