THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
NGỮ VĂN 9-TẬP 1
Đơn vị: Trường THCS Hội Sơn
A. Mục tiêu bài học:
Giúp H/S nắm được:
- Nét đặc trưng của thiên nhiên, XH, con người Nghệ được phản ánh qua văn bản thuyết minh vừa có vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ vừa có chiều sâu lịch sử trường tồn
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn một số phương thức biểu đạt trong văn bảnTM
- Rèn kĩ năng cảm nhận, phân tích vb TM
B. Tiến trình dạy- học
1. Kiểm tra việc c.bị bài của h/s
Ngày 25/11/2009 Thiết kế bài giảng Chương trình địa phương Ngữ văn 9-tập 1 Đơn vị: Trường THCS Hội Sơn A. Mục tiêu bài học: Giúp H/S nắm được: - Nét đặc trưng của thiên nhiên, XH, con người Nghệ được phản ánh qua văn bản thuyết minh vừa có vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ vừa có chiều sâu lịch sử trường tồn - Sự kết hợp nhuần nhuyễn một số phương thức biểu đạt trong văn bảnTM - Rèn kĩ năng cảm nhận, phân tích vb TM B. Tiến trình dạy- học 1. Kiểm tra việc c.bị bài của h/s 2. Bài mới: Tiết: văn bản: Đại ngàn Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ? Hãy giới thiệu vài nét chính về tác giả Trần HữuThung? ? Em hiểu gì về đoạn trích “Đại ngàn”? Gv hướng dẫn đọc- Gv đọc mẫu –gọi h/s đọc. ? Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? ? Có thể chia bố cục cho đoạn trích như thế nào? ? Tác giả đứng ở vị trí nào để giới thiệu về khung cảnh Đại ngàn? ? ở vị trí đó tác giả thấy khung cảnh Đại ngàn như thế nào? ? Ngắm nhìn khung cảnh rộng lớn của Đại ngàn tác giả cảm nhận gì? suy nghĩ gì? ? Đoạn văn trên tác giả sử dụng phương pháp thuyết minh nào? ? Qua đoạn văn em cảm nhận gì về khung cảnh Đại ngàn? Gọi H/S đọc đoạn “Thượng sơn” -> con đường trên ấy. ? Đoạn văn cho thấy vai trò của Đại ngàn đối với quá trình đánh giặc của người dân xứ Nghệ như thế nào? ? Câu chuyện về cha con thầy học Lương ngụ cư giữa Đại ngàn luyện võ nuôi chí lớn, rồi quần nhau với hổ cho em suy nghĩ gì? (Gợi ý: Đại ngàn với người dân nơi đây như thế nào? ? Nhận xét gì về con người xứ Nghệ). ? Theo em nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì? ? Qua đoạn văn em cảm nhận vai trò của Đại ngàn đối với con người xứ Nghệ như thế nào? ? Phong cảnh Đại ngàn được tác giả miêu tả ở thời gian, không gian nào? ? Cảnh được miêu tả ở điểm nhìn nào? ? Trong không gian đó tác giả cảm nhận và miêu tả về cảnh Đại ngàn như thế nào? ? Từ cách miêu tả trên em có nhận xét gì về cảnh? Gọi H/S đọc đoạn “Mặt trời xuống thêm một đoạn -> hết” ? Cảnh tiếp tục được miêu tả ở không gian nào? ? Cảnh bầu trời Đại ngàn được miêu tả ra sao? ? Qua đoạn văn miêu tả phong Đại ngàn em có nhận xét gì về cách cảm nhận phong cảnh và nghệ thuật miêu tả cảnh của tác giả? ? Theo em nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện qua trích đoạn Đại ngàn là gì? ? Từ đoạn trích trên em có cảm nhận chung về Đại ngàn như thế nào? ? Qua đoạn trích em có nhận xét gì về tác giả Trần Hữu Thung? I. Chú thích. 1.Tác giả: - Quê: Diễn Châu – Nghệ An - Sinh trưởng trong một gđ nông dân - Nhà thơ trưởng thành trong k/c chống pháp. - Thơ ông mang đậm hồn quê xứ Nghệ 2. Tác phẩm: -Trích tp “Ký ức đồng chiêm”, xuất bản 1988 - Trích đoạn trên nằm trong phần “Đại ngàn” II. Đọc hiểu văn bản. Đọc. Phương thức biểu đạt: TM kết hợp tự sự, m.tả và biểu cảm. Bố cục: 3 phần. Từ đầu-> xanh thẳm:Giới thiệu về khung cảnh Đại ngàn Tiếp theo -> dùng đến:Đại ngàn với đời sống con người Còn lại-> Cảm nhận về phong cảnh Đại ngàn. Phân tích: a. Giới thiệu khung cảnh Đại ngàn. - Đứng giữa cánh đồng trông lên suốt từ Tây Bắc đến Tây Nam. Cả dãy dài chập chùng đủ màu sắc xanh. Là một thế giới mênh mông bí mật. Chứa đựng biết mấy là loài, là giống là sắc màu. là tiếng động Đại ngàn: Phương pháp trình bày, giới thiệu. =>Khung cảnh Đại ngàn rộng lớn, hùng vĩ, trù phú. 2. Đại ngàn với đời sống con người. - Thượng sơn: + Là cách dựa thế đánh giặc của cha ông + Nơi cư ngụ của những người hào kiệt - Đai ngàn gần gũi, che chở, bao dung như mẹ hiền. - Con người xứ Nghệ sống gần gũi gắn bó với thiên nhiên. Tính tình bộc trực khảng khái. -> Dùng phương thức tự sự =>Đại ngàn là nơi ghi nhớ dấu tích lịch sử quê hương.Nơi gắn bó, niềm tự hào của người dân xứ Nghề. 3. Cảm nhận về phong cảnh Đại ngàn. - Cảnh những chiều cuối hạ đầu thu. - Ngồi giữa cánh đồng ngắm lên Đại ngàn: + Nắng vàng toả xuống khắp bốn mặtcon trâu đen cũng đỏ, con bò càng đẹp hơn + Gió nồm mát rượi + Mùi của đồng lúa + Tiếng ru nhè nhẹ của sáo diều. + Bầu trời sáng và xanhcánh chim long lanh như cườm như bạc. + Những con người làm cỏ thêm đẹp trong nắng chiều. -> Đại ngàn giữa buổi chiều hè là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng với những đường nét, màu sắc, âm thanh hài hoà, đằm thắm. - Cảnh bầu trời Đại ngàn: + Phấn vàng, phấn bạc. + Da trời xanh, sáng, trongcả một thế giới màu xanh dệt kim tuyến. + Trên nền xanh đen ấy một cuộc sống bắt đầu: những chú thỏ,lão hổ,bác thợ săn,ông cháu dạo mát. -> Chân trời trên đỉnh ngàn là một màn ảnh rộng sinh động và hấp dẫn. -> Cách cảm nhận tinh tế với tâm hồn lãng mạn. -> Cách miêu tả tự nhiên, ngôn ngữ mộc mạc, hình ảnh độc đáo. => Phong cảnh Đại ngàn thật đẹp, thật nên thơ. III. Tổng kết. - Sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh. - Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị. Hình ảnh độc đáo hấp dẫn. - Đại ngàn xứ Nghệ qua đoạn trích có một vẻ đẹp vừa hùng vĩ, nên thơ vừa gợi nhớ chiều sâu của lịch sử trường tồn, gắn bó mật thiết với con người xứ Nghệ. - Tác giả là người giản dị, mộc mạc, yêu thiên nhiên, yêu quê hương xứ Nghệ. * Ghi nhớ: H/S đọc SGK. IV.Luyện tập: Làm bài tập Sgk. C. Củng cố-Dặn dò:
Tài liệu đính kèm: