Thiết kế bài dạy môn Đại số Lớp 8 - Tiết 22 đến 42 - Mai Thị Cúc

Thiết kế bài dạy môn Đại số Lớp 8 - Tiết 22 đến 42 - Mai Thị Cúc

A- MỤC TIÊU

 HS nắm vững tính chất cơ bản của phân thức đại số để làm cơ sở cho việc rút gọn phân thức.

 HS hiểu được qui tắc đổi dấu suy ra được từ tính chất cơ bản của phân thức, nắm vững và vận dụng tốt qui tắc này.

B- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

 Bảng phụ, bút dạ, phấn màu.

C- TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

 

doc 48 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn Đại số Lớp 8 - Tiết 22 đến 42 - Mai Thị Cúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chưong II- Phân thức đại số
 Tiết 22
A- Mục tiêu
HS hiểu rõ khái niệm phân thức đại số.
HS có khái niệm về hai phân thức bằng nhau để nắm vững tính chất cơ bản của phân thức.
B- Chuẩn bị của GV và HS
Bảng phụ, bút dạ.
C- Tiến trình dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
đặt vấn đề (3’)
GV: Trong phép chia các đa thức không phải khi nào cũng chia hết. Cũng giống như trong tập hợp các số nguyên, ví dụ:3:4. nhưng khi thêm vào các phân số=> phép chia cho mọi số nguyên đều thực hiện được. 
 ở đây vào tập hợp các đa thức những phần tử mới=>thức đại số.=> Nội dung chương II 
Hoạt động 2
định nghĩa (15’)
GV: Cho HS quan sát các biểu thức dạng 
Trong SGK(tr 34)
GV: Em hãy nhận xét các biểu thức có dạng như thế nào?
GV: Với A,B là những biểu thức như thế nào? Có cần ĐK gì không?
GV: Giới thiệu: Các biểu thức như thế gọi là các phân thức đại số.(Nói gọn:phân thức).
GV: Vậy thế nào là phân thức đại số?
GV: Gọi vài HS nhắc lại định nghĩa.
GV: Giới thiệu thành phần của phân thức ?
A;B: Đa thức; B0. A: Tử thức(tử); B: Mẫu thức(mẫu).
GV: Ta đã biết mỗi số nguyên được coi là một phân số, với mẫu số bằng 1. Tương tự mỗi đa thức được coi là một phân thức với mẫu số bằng 1:A=.
GV: Cho HS làm ?1 SGK.(Tr 35) ( Có thể cho HS singh hoạt nhóm: Mỗi em trong nhóm lấy một VD để thi đua).
GV: Cho HS làm ?2 SGK.Tr 35
GV hỏi: Theo em số 0, số 1 có phải là phân thưc không? Tại sao?
GV: Mỗi số thực a bất kì có phải là một phân thức đại số 0? Vì sao?
Cho ví dụ?
- Biểu thức: có phải là phân thức đại số không? Vì sao?
HS: Quan sát.
Các biểu thức có dạng .
Với A,B là những đa thức.B0.
HS: Phát biểu định nghĩa.
HS: Ghi bài và lắng nghe GV trình bày.
HS: Lấy VD:
Số 0; số 1: cũng được coi là phân thức.
Vì: 0=; 1=
HS: Mỗi số thực a đều viết dưới dạng một phân thức đại số với mẫu số bằng 1.
VD: 
HS: Biểu thức không phải là phân thức đại số. Vì mẫu không phải là đa thức.
 Hoạt động 3
Hai phân thức bằng nhau (12’)
GV: Gọi HS nhắc lại khái niệm hai phân số bằng nhau?
GV: Ghi lại ở góc bảng:ad=bc.
GV: Tương tự trên tập hợp các phân thức đại số ta cũng có định nghĩa hai phân thức bằng nhau.
GV: Nêu đ/n tr 35 SGK. Yêu cầu HS nhắc lại. GV ghi trên bảng.
Ví dụ: ; (x-1)(x+1)=1.(x2-1).
GV: Cho HS làm ?3 SGK (Tr 35). Sau đó gọi một HS lên bảng làm.
GV: Cho HS làm ?4 Tr 35 SGK. Gọi tiếp hai HS lên bảng làm?
GV: Cho HS làm ?5. (Tr 35).
 GV gọi HS trả lời.
HS: Hai phân số được gọi là bằng nhaua.d=b.c
HS nhắc lại Đ/N tr 35 SGK.
A.D=BC.( với B,D0)
HS: Lên bảng làm ?3.
Hai HS lên bảng làm ?4.
Hoạt động 4
Luyện tập- củng cố (12’)
GV: Thế nào là phân thức đại số? Cho ví dụ?
GV: Thế nào là hai phân thức bằng nhau? GV: Đưa lên bảng phụ bài tập sau:
Dùng định nghĩa phân thức bằng nhau chứng minh các đẳng thức sau:
a) 
b) 
HS trảlời câu hỏi và cho VD:
HS trình bày bài làm.
a) vì
b) vì
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà (2')
Học thuộc định nghĩa phân thức, hai phân thức bằng nhau.
Ôn lại tính chất cơ bản của phân số.
Bài tập về nhà: 1; 3 Tr 36. SGK.
Bài 1,2,3 Tr 15,16 SBT.
Hướng dẫn HS bài số 3 (tr 36) SGK.
Để chọn được đa thức thích hợp điền vào chỗ trốngta cần tính tích (x2-16).x
Lấy tích đó chia cho đa thức x-4 ta sễ có kết quả.
Tiết 23 
A- Mục tiêu
HS nắm vững tính chất cơ bản của phân thức đại số để làm cơ sở cho việc rút gọn phân thức.
HS hiểu được qui tắc đổi dấu suy ra được từ tính chất cơ bản của phân thức, nắm vững và vận dụng tốt qui tắc này.
B- Chuẩn bị của GV và HS
Bảng phụ, bút dạ, phấn màu.
C- Tiến trình dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Kiểm tra (7') 
GV nêu yêu cầu Kiểm tra .
HS1: a) Thế nào là hai phân thức bằng nhau?
b) Chữa bài tập 1(c) tr 36 SGK.
HS2: a) Chữa bài 1(d) tr 36 SGK.
b) Nêu tính chất cơ bản của phân số? Viết công thức tổng quát?
GV nhận xét cho điểm.
HS1: Lên bảng trả lời câu hỏi.
Chữa bài tập 1(c).
HS2: Lên bảng chữa bài tập 1(d) và trả lời câu hỏi.
Cả lớp nhận xét, bổ sung (nếu sai sót)
Hoạt động 2
1.Tính chất cơ bản của phân thức (13’)
GV: ở bài 1(c) nếu phân tích tử và mẫu của phân thức thành nhân tử ta được phân thức ta nhận thấy nếu nhân tử và mẫu của phân thức với đa thức(x+1) thì ta được phân thức . Ngược lại nếu chia cả tử và mẫu của phân thức cho (x+1) thì ta được phân thức . Vậy phân thức cũng có tính chất tương tự như phân số.
GV: Cho HS làm ?2 và ?3 SGK.
( Đề bài ghi bảng phụ)
GV: Gọi 2 HS lên bảng trình bày.
GV: Qua hai VD trên, em nào có thể phát biểu được tính chất cơ bản của phân thức?
GV: Ghi tính chất cơ bản của phân thức lên bảng phụ.
GV: Cho HS làm ?4 SGK( Hoạt động theo nhóm).
GV: Cho HS nhận xét bài làm của bạn.
HS1: ?2.
Có 
Vì x(3x+6)=x(x2+2x)=3x2+6x
HS2: Làm ?3.
 Có: 
Vì: 3x2y.2y2=6xu3.x=6x2y3.
HS phát biểu tính chất cơ bản của phân thức.(tr 37 SGK).
Bảng nhóm:
a) 
b)
 Hoạt động 3
2. qui tắc đổi dấu (8’)
GV: Đẳng thức cho ta qui tắc đổi dấu.
Em hãy phát biểu qui tắc đổi dấu?
GV: Ghi lại công thức tổng quát trên bảng.
Gv: Cho HS làm ?5 SGK. Tr 38. Sau đó gọi 2 HS lên bảng làm.
GV: Em hãy lấy ví dụ áp dụng qui tắc đổi dáu phân thức?
HS: Chú ý nghe GV trình bày,
HS: Phát biểu.
Hai HS lên bảng trình bày.
HS lấy ví dụ.
Hoạt động 4
Củng cố (15’)
Bài 4 tr 38 cho HS hoạt động theo nhóm.
Mỗi nhóm làm 2 câu.
Nửa lớp làm bài của Lan và Hùng.
Nửa lớp còn lại làm bài của Giang và Huy.
Bài 5 tr 38 (Đề bài ghi bảng phụ).
GV yêu cầu hai HS lên bảng trình bày, còn lại làm vào vở.
GV cho HS nhận xét bài làm của bạn.
Chữa bài xong, GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân thức và qui tắc đổi dấu?
HS hoạt động theo nhóm
Đại diện các nhóm trình bày.
hai HS lên bảng trình bày.
HS: Nhận xét bài làm của bạn.
HS: Đứng tại chỗ trả lời.
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà (2')
Học thuộc tính chất cơ bản của phân thức và qui tắc đổi dấu.
Biết vận dụng để giải bài tập.
Bài tập về nhà số: 6 tr 38; bài số 4; 5; 6; 7; 8 tr 16; 17 SBT.
Hướng dẫn bài 6 tr 38 SGK.chia cả tử và mẫu của vế trái cho (x-1).
Đọc trước bài: Rút gọn phân thức.
 Tiết 24 
A- Mục tiêu
HS nắm vững và vận dụng được qui tắc rút gọn phân thức.
HS bước đầu nhận biết được những trường hợp cần đổi dấu và biết cách đổi dấu để xuất hiện nhân tử chung của tử thức và mẩu thức.
B- Chuẩn bị của GV và HS
Bảng phụ, nam châm, bút dạ,
C- Tiến trình dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Kiểm tra (8’)
GV nêu câu hỏi.
HS1: Phát biểu tính chất cơ bản của phân thức, viết dạng tổng quát?
Chữa bài tập 6 tr 38 SGK.
HS2: Phát biểu qui tắc đổi dấu?
- Chữa bài tập 5(b) tr 16 SBT.
HS1: Lên bảng trả lời và giải baì tập.
HS2: Lên bảng trả lời và giải bài tập.
Hoạt động 2
1. rút gọn phân thức (26’)
GV: Đặt vấn đề. Từ bài tập 6 và 5(b) HS đã chữa.
GV cho Hs làm ?1 SGK.
(Đề bài ghi bảng phụ)
GV: Cách biến đỏi như trên gọi là rút gọn phân thức.
GV: Cho HS hoạt động theo nhóm.
Chia lớp thành bốn dãy. mỗi dãy làm một câu của bài tập sau.
Rút gọn phân thức:
a) . b) 
.c). d) 
GV: Cho HS làm ?2. tr 39 SGK.
(Đề bài gho bảng phụ)
GV hướng dẫn HS các bước làm..
-Phân tích tử và mẫu thành nhân tử.
-Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung.
GV: Tương tự như trên hãy rút gọn các phân thức sau:
a) ; b) .
c) ; d) 
GV: Qua bài tập trên, em hãy rút ra nhận xét: Muốn rút gọn phân thức ta làm thế nào?
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm?
GV: Cho HS đọc ví dụ 1 SGK tr 39.
GV: Đưa ra bài tập sau: (HS hoạt động theo nhóm)
Rút gọn phân thức:
Nhóm 1: a). Nhóm 3:
Nhóm 2: b). Nhóm 4: 
HS làm ? 1 vào vở. Sau ít phút GV gọi một HS len bảng giải.
Các nhóm làm việc.
đại diện các nhóm trình bày.
HS làm ?2.
Một HS lên bảng làm.
HS: Làm vào vở.
Kết quả:
a); b);
c) ; d) 
HS: Phát biểu.
HS nhắc lại các bước làm.
HS: Hoạt động theo nhóm.
KQủa:
Nhóm1:-3; Nhóm 2:
Nhóm 3: -x; Nhóm 4: 
Đại diện các nhóm trình bày.
HS nhận xét bài làm của các nhóm.
 Hoạt động 3
Củng cố (10’)
GV: Cho HS làm bài tập 7 SGK.tr 39. Sau đó gọi 4 HS lên bảng trình bày.
Phần a,b: dành cho HS TB.
Phần c,d:Dành cho HS khá.
GV: Lưu ý HS, khi chia cả tử và mẫu là đa thức, không được rút gọn cho nhau, mà phải đưa về dạng tích, rồi rút gọn cho nhân tử chung.
GV: Hỏi. Cơ sở của việc rút gọn phân thức là gì?
HS làm bài tập:
a); b)
c) ;
d)
HS: Trả lời.
Cơ sở của việc rút gọn phân thức là tính chất cơ bản của phân thức.
Hoạt động 4
Hướng dẫn về nhà (2')
Bài tập:9; 10; 11 tr 40 SGK.
Bài 9 tr 17 SBT.
Tiết sau luyện tập.
Về nhà ôn tập: Phân tích đa thức thành nhân tử, tính chất cơ bản của phân thức.
 Tiết 25 
A- Mục tiêu
HS biết vận dụng được tính chất cơ bản để rút gọn phân thức.
Nhận biết được những trường hợp cần đổi dấu để xuất hiện nhân tử chung của tử và mẫu để rút gọn phân thức.
B- Chuẩn bị của GV và HS
bảng phụ, bút dạ, phấn màu.
C- Tiến trình dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Kiểm tra (8') 
GV nêu yêu cầu Kiểm tra .
HS1: 1)Muốn rút gọn phân thức ta làm thế nào?
2) Chữa bài tập số 9 tr 40 SGK.
HS2: 1) Phát biẻu tính chất cơ bản của phân thức? Viết dạng tổng quát?
2) Chữa bài tập 11 tr 40 SGK.
GV: Nhận xét cho điểm.
HS1: Lên bảng trả lời và chữa bài tập.
HS2: Lên bảng trả lời và chữa bài tập.
HS nhận xét bài làm của bạn.
Hoạt động 2
Luyện tập (35’)
Bài 12 tr 40 SGK.
( Đề bài ghi bảng phụ)
GV hỏi: Muốn rút gọn phân thức
 ta làm thế nào?
em hãy thực hiện điều đó?
Gọi HS2 lên bảng làm câu b? bài 12.
GV cho HS hoạt động theo nhóm làm bốn câu sau.
Nhóm 1: 
Nhóm 2: 
Nhóm 3: 
Nhóm 4: .
( Đề bài ghi bảng phụ)
Bài 13 tr 40. (Đề bài ghi bảng phụ).
GV yêu cầu HS làm vào vở.
Hai HS lên bảng làm.
Bài tập thêm; Cho hai phân thức 
và 
Hãy rút gọn triệt để hai phân thức trên? Nêu nhận xét về hai phân thức đã được rút gọn?
Bài 12 tr. 18 SBT. Tìm x, biết:
 a2x+x=2a4-2 với a là hằng số.
GV hỏi: Muốn tìm x ta cần làm như thế nào?
GV: a là hằng số, ta có a2+1>0 với mọi a.
HS: Muốn rút gọn phân thức 
Ta cần biến đổi tử và mẫu thành nhân tử, rồi chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung.
HS lên bảng làm.
HS2: lên bảng thực hiện câu b.
Nhóm 1:
= =
Nhóm 2: =
=
Nhóm 3: 
=
Nhóm 4: =
=
HS làm bài độc lập. Hai HS lên bảng làm.
a).
b)
=
HS: =
=
HS nhận xét: hai phân thức đã được rút gọn trên có cùng mẫu thức.
HS: Muốn tìm x ta phân tích 2 vế thành nhân tử.
x(a2+1)=2(a4-1)
=>x=
=>x=
=>x=2(a2-1)
 Hoạt động 3
Hướng dẫn về nhà (2')
Học thuộc các tính chất, quy tắc đổi dấu, cách rút gọn phân thức.
Bài tập về nhà: số 11, 12(b) tr 17 SBT.
Ôn quy tắc quy đồng mẫu số nhiều phân số.
Đọc trước bài “Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức”
 Tiết 26 
A- Mục tiêu
HS biết cách tìm mẫu thức chung su khi đã phân tích các mẫu thức thành nhân tử. Nhận biết được nhân tử chung trong trường hợp có những nhân tử đối nhau và biết cách đổi dấu  ... t kiểm tra cách sử dụng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân, biết cách Kt giá trị của ẩn có phải là nghiệm của phương trình hay không.
H/s bước đầu hiểu khái niệm hai phương trình tương đương.
B -Chuẩn bị đồ dùng dạy -học
Bảng phụ, thước thẳng, bút dạ.
C -Tiến trình dạy -học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
đặt vấn đề và giới thiệu nội dung chương III (5’)
G/v : ở các lớp dưới chúng ta đã giải nhiều bài toán tìm x, nhiều bài toán đố. Ví dụ, ta có bài toán sau:
“ Vừa gà, vừa chó,
.bao nhiêu chó?”
G/v đặt vấn đề như sgk tr 4.
-Sau đó Gv giới thiệu nội dung chươngIII gồm:
+Khái niệm chung về phương trình.
+Phương trình bậc nhất một ẩn và một số dạng phương trình khác.
+ Giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Một H/s đọc bài toán tr 4 SGK.
H/S nghe G/V trình bày, mở phần “mục lục” tr 134 SGK để theo dõi. 
Hoạt động 2
Phương trình bậc nhất một ẩn (16’)
G/V viết bài toán sau lên bảng:
Tìm x biết:
2x +5 =3(x-1) +2
sau đó giáo viên giới thiệu:
Hệ thức 2x+5 =3(x-1)+2 là một phương trình với ẩn số x.Phương trình gồm hai vế.
ở phương trình trên, vế trái là 2x+5, vế phải là 3(x-1)+2.
Hai vế của phương trình này chứa cùng một biễn x, đó là một phương trình một ẩn.
-GV giới thiệu phương trình ẩn x có dạng A(x)=B(x), với vế trái là A(x), vế phải là B(x).
-GV: Hãy cho ví dụ khác về phương trình một ẩn. Chỉ ra vế trái, vế phải của phương trình.
G/v yêu cầu H/s làm ?1
Hãy cho ví dụ về:
a) Phương trình với ẩn y	
b) Phương trình với ẩn u.
G/v yêu cầu H/s chỉ ra vế trái,vế phải của mỗi phương trình.
-GV cho phương trình:
3x+y=5x-3
Hỏi: Phương trình này có phải là phương trình một ẩn không?
-GV yêu cầu Hs làm ?2	
Khi x=6, tính giá trị mỗi vế của phương trình? 2x+5=3(x-1)+2
Nêu nhận xét?	
Khi x=6 giá trị của hai vế của phương trình đã cho bằng nhau, ta nói x=6 thoả mãn phương trình và gọi x=6 là một nghiệm của phương trình đã cho.
-GV yêu cầu Hs làm tiếp ?3
Chophương trình: 2(x+2)-7=3- x
a) x=-2 có thoả mãn phương trình không?
b) x=2 có là một nghiệm của phương trình không?
GV cho các phương trình:
a)x= 
b)2x=1
c)x2=-1
d)x2-9=0
e)2x+2=2(x+1)
Hãy tìm nghiệm của mỗi phương trình trên?
GV: Vậy một phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm?
GV cho học sinh đọc phần“chú ý”SGk
HS nghe G V trình bày và ghi bài.
HS lấy ví dụ một phương trình ẩn x.
Ví dụ: 3x2+x-1=2x+5
Vế trái là: 3x2+x-1
Vế phải là 2x+5
Phương trình 3x+y=5x-3 không phải là phương trình một ẩn vì có hai ẩn là x và y.
H/s tính:
Vế trái =2x+5=2.6+5=17.
Vế phải= 3(x-1)+2=3.5+2=17.
Nhận xét: Khi x=6, giá trị hai vế của phương trình bằng nhau.
Hs làm bài tập vào vở.
Hai Hs lên bảng làm.
HS1:thay x=-2 vào hai vế của phương trình.
VT=2(-2+2)-7=-7
VP=3-(-2)=5
x=-2 không thoả mãn phương trình.
HS2: Thay x=2 vào hai vế của phương trình
.VT=2(2+2)-7=1
VP=3-2=1
Hs phát biểu:
a) Phương trình cónghiệm duy nhất là: 
x=
b) Phương trình có một nghiệm là x=.
c)Phương trình vô nghiệm.
d)x2-9=0(x-3)(x+3)=0Phương trình có hai nghiệmlà x=3 à x=-3.
e) 2x+2=2(x+1).
Phương trình có vô số nghiệm vì hai vế của phương trình cùng biểu thức .
HS: Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm cũng có thể có vô số nghiệm hoặc vô nghiệm.
HS đọc “ chú ý”SGK.
 Hoạt động 3
2. giải phương trình (8’)
Gv giới thiệu: Tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình và thường được ký hiệu bởi S.
Ví dụ: 
+ Phương trình x=√2 có tập hợp nghiệm S= { √2 }
+Phương trình x2-9=0 có tập hợp nghiệm S={ -3; 3 }
Gv yêu cầu HS làm ?4
Gv nói: khi bài toán yêu cầu giả một phương trinh ta phải tìm tất cả các nghiệm(hay tất cả các nghiệm) của các phương trình đó .
Gv cho hs làm bài tập:
Các cách viêt sau đúng hay sai?
phương trình x2 =1 có tập nhiệm s={1}.
Phương trình x+2=2+x có tập 
Nghiệm S=R.
Hai học sinh lên bảng điền vào chỗ trống ( )
Phương trình x=2 có tập nghiệm là S= {2}
Phương trình vô nghiệm có tập
nghiệm là S = 
Hs trả lời:
a)Sai. Phương trình x2 =1 có tập nghiệm S ={-1 ;1}
b) Đúng vì phương trình thoả mãn với mọi x∈ R.
	Hoạt động 4
3. phương trình tương đương (8’)
GV: Cho phương trình x=-1 và phương trình x+1=0. Hãy tìm tập nghiệm của mỗi phương trình. Nêu nhận xét?
GV giới thiệu: Hai phương trình có cùng một tập hợp nghiệm gọi là hai phương trình tương đương.
GV hỏi: Phương trình x-2=0 và phương trình x=2 có tương đương không?
+Phương trình x2=1 và phương trình x=1 có tương đương không? Vì sao?
GV: Vậy hai phươnb trình tương đương là hai phương trình mà mỗi nghiệm của phương trình này cũng là nghiệm của phương trình kia, và ngược lại.
Kí hiêụ tương đương: “”.
Ví dụ: x-2=0 x=2
HS: -Phương trình x=-1 có tập nghiệm S =
-Phương trình x+1=0 có tập nghiệm S=
-Nhận xét: Hai phương trình có cùng một tập hợp nghiệm.
HS: + Phương trình x-2=0 và phương trĩnh x=2 là hai phương trình tương đương vì có cùng tập nghiệm S={2}.
Phương trình x2=1 có tập nghiệm S={}.
Phương trình x=1 có tập nghiệm S={1 }.
Vậy hai phương trình không tương đương.
HS lấy ví dụ về hai phương trình tương đương.
Hoạt động 5
Luyện tập (6’)
Bài 1tr 6 S G K.
(Đề bài đưa lên bảng phụ hoặc màn hình).
GV Lưu ý HS: với mỗi phương trình tính kết từng vế rồi so sánh.
Bài 5tr 7 SGK.
Hai phương trình x=0 và x(x-1)=0 có tương đương hay không? Vì sao?
HS lớp làm bài tập
Ba HS lên bảng trình bày.
Kết quả: x=-1 là nghiệm của phương trình(a và c)
Học sinh trả lời:
Phương trình x=0 co S={0}.
Phương trình x( x-1)=0 có S={0;1}.
Vậy hai phương trình không tương đưong.
	Hoạt động 6
Hướng dẫn về nhà (2') 
Nắm vững khái niệm phương trình một ẩn, thế nào là nghiệm cùa phương trình, tập nghiệm của phương trình, hai phương trình tương đương.
Bài tập về nhà số: 2,3,4,tr 6 SGK
Đọc phần “ có thể em chưa biết”,tr7
Ôn qui tắc đổi dấu lớp 7-tập 1.
Tiết 42
A-Mục tiêu
HS nắm được khái niệm phương trình bậc nhất (một ẩn).
Qui tắc chuyển vế , qui tắc nhân và vậnu dụng thành thạo chúng để giải các phương trình bậc nhất.
B-Đồ dùng
 * Bảng phụ, bút dạ.
C-Tiến trình dạy –học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 
Kiểm tra (7’)
Gv nêu yêu cầu kiểm tra:
Hs1: Chữa bài tập số2 tr6 SGK.
Trong các giá trị t=-1; t=0; và t=1, giá trị nào là nghiệm của phương trình
(t+2)2=3t+4?
GV: Thế nào là hai phương trình tương đương? Cho ví dụ?
-Cho hai phương trình:
 x-2=0 và x(x-2)=0.
Hỏi hai phương trình đó có tương đương không? Vì sao?
Gv nhận xét và cho điểm.
Hai hs lên bảng kiểm tra.
Hs1: Thay lần lượt các giá trị của t vào hai vế của phương trình:
HS2 –Nêu Đ/n hai phương trình tương đương và cho ví dụ minh hoạ.
Hai phương trình x-2=0 và x(x-2)=0 không tương đương với nhau vì x=0 thoả mãn phương trình x(x-2)=0 nhưng không thoả mãn phương trình x-2=0.
Hs cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
Gv giới thiệu : PT có dạng ax+b=0
 với a, b là hai số đã cho và a≠0
, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Ví dụ: 2x-1=0
 5-x=0
 -2+y=0
 Hãy xác định hệ số a và b của mỗi phương trình?
HS làm bài tập số 7 SGK TR 10
Hãy chỉ ra các phương trình bậc nhất một ẩn trong các phương trình sau:
HS làm bài tập số 7 SGK TR 10
Hãy chỉ ra các phương trình bậc nhất một ẩn trong các phương trình sau:
a)1+x=0 d)3y=0
b)x+x2=0 e)0x-3=0
c)1-2t=0
Hãy giải thích tại sao phương trình b, e không phải là phương trình bậc nhất một ẩn ?
để giải phương trình này ta thường dùng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân.
Hs: + Phương trình 2x-1=0 có a=2, b=1
+Phương trình 5-x=0
có a=, b=5
+Phương trình –2+y=0 có a=1, b=-2
HS:
 -Phương trình x+x2=0 không có dạng ax +b=0; 
phương trình 0x-3=0 tuy có dạng 
ax +b=0 nhưng a=0 không thoả mãn ĐK: a≠0.
	 Hoạt động 3
 Hai quy tắc biến đổi phương trình (8’)	
GVđưa ra bài toán:
Tìm x biết 2x-6=0 yêu cầu học sinh làm.
GV:. Em hãy cho biết trong quá trình tìm x trên ta đã thực hiện những quy tắc nào?
GV: Hãy phát biểu quy tắc chuyển vế .
Với phương trình ta cũng có thể làm tương tự
a) Quy tắc chuyển vế.
Vi dụ : Từ phương trình
x+ 2 = 0
Ta chuyển hạng tử +2 từ về trái sang vế phải và đổi dấu thành -2.
x =-2.
-Hãy phát biểu quy tắc chuyển vế khi biến đổi phưong trình.
GV yêu cầu hs nhắc lại.
GV : cho hs làm ?1 
b) Quy tắc nhân với một số.
-GV : ở bài toán tìm x, trên trừ đẳng thức 2x=6, ta có x= 6: 2
hay x = 6 .
Vậy trong một đẳng thức số. Ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số. Hoặc chia cả hai vế cho một số khác 0.
đối với PT ta cũng có thể làm tương tự.
Ví dụ: 
Ta nhân cả hai vế của phương trình với 2, ta được: x=-2
-GV cho hs phát biểu qui tắc nhân với một số ( bằng hai cách: nhân chia hai vế của phương trình với cùng một số khác 0).
-GV yêu cầu hs làm ?2
HS nêu cách làm:
2x – 6 = 0
2x = 6(QT chuyển vế)
x = 6 : 2(QT nhân)
x = 3
HS: trong quá trình tìm x trên , ta đã thực hiện các quy tắc:
Quy tắc chuyển vế.
Quy tăc chia.
HS: trong một đẳng thức số, khi chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu hạng tử đó.
HS phát biểu: Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó 
 HS Làm ? 1, trả lời miệng kết quả
.a) x – 4 = 0 x =4.
b) + x= 0x =- .
c)0,5–x=0 
Hs nhắc lại vài lần qui tắc nhân với một số.
Hs làm ?2. Hai học sinh lên bảng trình bày.
b) 0,1x=1,5
x=1,5:0,1=1,5.10=15
 c)-2,5x=10
GV:Ta thừa nhận rằng: Từ một phương trình, dùng qui tắc chuyển vế hay qui tắc nhân, ta luôn nhận được một phương trình mới tương đương với phương trình đã cho.
Gv cho HS đọc hai ví dụ SGK.
VD1 nhằm hướng dẫn HS cách làm, giải thích việc vận dụng qui tắc chuyển vế, qui tắc nhân.
VD2 hướng dẫn HS cách trình bày giải một phương trình cụ thể.
- GV hướng dẫn HS giải phương trình bậc nhất một ẩn ở dạng tổng quát.
GV: Phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu nghiệm?
HS đọc hai ví dụ tr 9 SGK.
-HS làm với sự hướng dẫn của giáo viên.
 ax +b=0 (a0)
	ax =-b
	x=
-Phương trình bậc nhất một ẩn luôn có một nghiệm duy nhất là x=.
-Hs làm ?3	
Giải phương trình
-0,5x +2,4=0
kết quả: S=
Hoạt động 5
Bài số 8 tr 10 SGK.
(Đề bài ghi bảng phụ)
GV kiểm tra thêm bài của một số nhóm.
-GV nêu câu hỏi củng cố
Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn?
Phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu nghiệm?
Phát biểu hai qui tắc biến đổi PT?
HS giải bài tập theo nhóm.
Nửa lớp làm câu a,b.
Nửa lớp làm câu c,d.
Kết quả:
S=
S=
S=
S=
Đại diện hai nhóm lên trình bày, HS lớp nhận xét.
HS trả lời câu hỏi.
Nắm vững định nghĩa phương trình, số nghiệm của phương trình bậc nhất một ẩn, hai qui tắc biến đổi phương trình.
Bài tập về nhà: số 6, 9, tr 9,10 SGK.
Số 10,13,14 tr 4 ,5 SBT
Hướng dẫn bài 6 tr 9 SGK.
4
7
H
K
D
C
B
A
x
x
	Cách 1: S=
	Cách 2: S=
	Thay S=20, ta được 2 phưong trình t.đ. Xét xem 2 PT 
	đó, có PT nào là PT bậc nhất không?

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_mon_dai_so_lop_8_tiet_22_den_42_mai_thi_cuc.doc